Nhập trạch là nghi thức cuối cùng khi gia chủ dọn về ở ngôi nhà mới của mình. Đây được coi là phần quan trọng nhất chứng minh ngôi nhà đã có chủ và xin lễ tạ các vị Thần linh che trở và chứng giám. Vậy lễ nhập trạch là gì? Nhập trạch như thế nào? Và những lưu ý khi làm lễ nhập trạch là gì? Mời các bạn cùng Thăng Long Đạo Quán theo dõi bài viết dưới đây.

1. Lễ nhập trạch là gì?

Nhập trạch là nghi thức tâm linh được hiểu là lễ dọn vào nhà mới, áp dụng cho cả nhà mới xây, mới mua. Đây là một nghi lễ cổ truyền, quan trọng bên cạnh lễ động thổ, cất nóc. Làm lễ nhập trạch tức là đăng ký hộ khẩu với thần linh, thổ địa nơi ngôi nhà đã tọa lạc.

Để làm lễ nhập trạch sao cho ổn thỏa nhất, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về một số thông tin hữu ích cho ngày quan trọng này thể hiện sự cảm tạ các vị thần linh đã che trở, bảo trợ và phù hộ gia chủ hoàn thành ngôi nhà mơ ước.

Nghi thức này được thực hiện bởi các Thầy pháp sư, Thầy cúng hay người có chuyên môn thực hành tín ngưỡng. Bao gồm các khoa cúng căn bản như: bốc bát hương, lễ khua trừ trấn trạch, điền hoàn long mạch, sám tạ Thổ công, sám tạ gia tiên, bố thí chúng sinh. Mỗi một khoa cúng lại có cách thức thực hiện khác nhau.

2. Vì sao cần làm lễ nhập trạch?

Nhập trạch là nghi thức cuối cùng khi gia chủ dọn về ở ngôi nhà mới của mình. Đây được coi là phần quan trọng nhất chứng minh ngôi nhà đã có chủ về mặt tâm linh.

Nhập trạch còn là việc xin lễ tạ các vị Thần linh, thể hiện việc mong muốn được che trở và chứng giám. Mong cho cuộc sống gia đình ở nhà mới và công việc được thuận buồn xuôi gió. Bởi theo quan niệm xưa mỗi một vùng đất đều có một vị thần linh cai quản.

Làm lễ nhập trạch nhà mới còn là nghi thức mời tổ tiên, thổ địa, thần tài tại nhà cũ chuyển đến nơi ở mới của bạn. Việc này với mong muốn các vị thần, tổ tiên tiếp tục phù hộ cho gia đình thêm hòa thuận, hạnh phúc, gặp nhiều may mắn.

Việc tổ chức lễ nhập trạch khi vào nhà mới còn giúp cho gia chủ ổn định tâm lý, vững tâm hơn về nơi ăn chốn ở cho các thành viên trong gia đình cũng như ổn định, phát triển kinh tế sau này.

3. Chuẩn bị và nghi thức hành khoa cho lễ nhập trạch

3.1 Chọn ngày giờ tốt để dọn đến nhà mới

Việc này cần xem ngày lành tháng tốt, tránh khỏi các ngày xấu như không phòng cô quả, sát chủ, Tam nương, Thọ tử. Ngày được chọn phải phù hợp với tuổi của người trụ cột gia đình và tính theo ngày âm. Thông thường nghi lễ nhập trạch dọn về nhà mới được tổ chức vào buổi sáng và kiêng kỵ thực hiện vào buổi tối.

Và theo quan niệm dân gian thì người ta thường kiêng dọn đến nhà mới vào tháng 3 và 7. Bởi tháng 3 là tiết thanh minh, tháng 7 là vu lan báo hiếu, cả 2 tháng đều có liên quan đến người đã mất. Vì vậy nên nếu chuyển nhà có thể làm kinh động đến người đã mất.

Ngoài ra bạn có thể lựa chọn ngày nhập trạch theo hướng nhà. Vì theo phong thủy ngũ hành thì mọi việc đều có tương sinh, tương khắc với nhau. Nhà theo hướng nào thì đại diện cho hành đó, bạn cần cúng vào ngày thuộc hành tương sinh, tránh những ngày thuộc hành tương khắc với hứng nhà.

Ví dụ: Nhà bạn hướng Đông thuộc hành Mộc, vì vậy bạn cần tránh hành Kim là những ngày Dậu, Sửu, Tỵ.

Nếu bạn đã chọn được ngày giờ tốt để chuyển nhà nhưng do bận công việc. Hoặc quá nhiều đồ đạc không thể chuyển hết thì bạn có thể thực hiện nghi lễ nhập trạch nhà mới lấy ngày sau đó chuyển vào nhà sau. Nhưng cần đến ngủ lại 1 đêm hoặc chuyển dụng cụ nhà bếp qua trước.

Hoặc có thể thuê bên thứ 3 dọn chuyển đồ để không tốn nhiều thời gian của bạn và gia đình. Tuy nhiên đố đạc do tự tay bạn và gia đình chuyển đến nhà mới sẽ là tốt nhất.

3.2 Sắm lễ nhập trạch về nhà mới

Lễ chúng nhập trạch hay các lễ cúng khác, trước tiên cần đẩm bảo được “hương hoa đăng trà quả thực”, “tập trầu nén nhang” sau đó là đảm bảo các vật phẩm bắt buộc theo từng nghi lễ riêng. Lễ nhập trạch sẽ bao gồm:

♦ Sớ sách

  • Sớ cung nghinh Phật Thánh
  • Sớ sám tạ Thổ công, các vị tôn thần
  • Sớ sám tạ Gia tiên
  • Sớ điền hoàn long mạch

♦ Vàng mã

  • 1 Bộ mũ áo Thần linh màu đỏ, ngựa đỏ
  • 5 Bộ mũ áo, ngựa 5 màu (ngũ phương)
  • Tiền giấy, tiền vàng
  • 7 thiếp vàng thỏi
  • 1 bộ Long, Ly, Quy, Phụng
  • 1 Bộ quần áo ông bà tiền chủ.

Khi xếp ngựa, xếp 6 bộ ngựa từ trái qua phải theo thứ tự: Trắng, Tím, Đỏ, Đỏ to, Vàng, Xanh kèm giầy xếp dưới chân ngựa. Mũ cánh chuồn cùng quần áo các quan để trên lưng ngựa.

♦ Lễ mặn

  • 2 mâm cỗ gồm 1 mâm lễ dâng Thần linh và 1 mâm dâng gia tiên. Trong đó có Gà luộc (có thể thay bằng chân giò hoặc giò), rượu, xôi, canh măng, miến… hoặc 3 món mặn khác.
  • Đĩa gạo, muối

♦ Lễ ngọt

  • Bánh kẹo các loại
  • Hương thẻ, hoa ly (có thể dùng cúc hoặc hồng)
  • Nến cốc 2 hoặc 4 cốc
  • Trà pha sẵn ra ấm với 3 cái chén
  • Một mâm ngũ quả, trầu cau, nước ngọt các loại.

Ngoài ra, hàn the, ngũ vị nước vang và nước sạch cần chuẩn bị đầy đủ theo sắp xếp của các Thầy chủ sự.

3.3 Nghi lễ nhập trạch

Nghi lễ nhập trạch được thực hiện sẽ diễn ra theo các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị và sắp lễ

Bước 2: Sám tạ Thổ công, Thần Linh và Sám tạ Gia Tiên

Bước 3: Bật bếp đun ấm nước đầu tiên pha ấm trà mới mời Thần Linh Gia Tiên

Bước 4: Khua trừ uế khí và trấn trạch

Bước 5: Lễ tạ

Bước 6: Hóa vàng

Xem thêm: Lễ nhập trạch nhà chung cư

♦ Những lưu ý khi làm lễ nhập trạch:

  • Bài vị, bát hương của gia tiên, thần tài hay các vị thần linh trong nhà thì phải do gia chủ tự tay mang đến. Những đồ vật khác có thể để các thành viên hoặc thuê người trở đồ mang đến.
  • Lưu ý thêm là bàn thờ không được tự ý di dời, cần có cách thức di dời riêng và tốt nhất là nên nhờ các Thầy pháp, các chuyên gia Phong thủy cho lời tư vấn.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đến kỳ thì không nên thực hiện việc chuyển nhà, tham gia nhập trạch nhà, vừa ảnh hưởng tới sức khỏe vừa là kiêng kỵ theo quan niệm tín ngưỡng từ xưa.
  • Vật đầu tiên mang tới nhà mới là chiếu hoặc tấm đệm đang sử dụng, sau đó là bếp ga, dầu, chổi quét nhà, gạo, nước… Lễ vật để làm lễ nhập trạch xin thần linh đón gia tiên đến nơi ở mới.
  • Khi làm lễ thì nên kê bàn lễ hướng đẹp với gia chủ. Gia chủ nên tự tay thắp nhang làm lễ, sau đó bật bếp đun nước pha trà để dâng lên thần linh và gia tiên.
  • Sau khi làm lễ nhập trạch và dọn đồ đạc đến nhà mới hoàn tất thì nên làm lễ tạ thần linh và gia tiên để cầu mong cho gia đình được yên ấm, hạnh phúc.

Kết luận

Nhập trạch là một phong tục đẹp của tín ngưỡng dân gian, một lòng thể hiện tâm lý tôn trọng các vị Thần linh, các đấng siêu nhiên bảo hộ chúng ta. Đồng thời tỏ lòng biết ơn Tiên Tổ đã cho chúng ta cuộc sống này và cũng là thể hiện sự trân trọng thành quả lao động của bản thân trong cuộc đời. “An cư mới lạc nghiệp” các bậc tiền nhân đã dạy như vậy.

Hy vọng rằng với tổ ấm mới, niềm vui mới, bạn sẽ nỗ lực, cố gắng hơn nữa để có cuộc sống tốt đẹp hơn. Nếu thấy bài viết hay hãy để lại đánh giá cho chúng tôi. Đó sẽ là động lực để Thăng Long đạo quán tiếp tục tìm hiểu, tổng hợp lại các kiến thức bổ ích dành cho bạn.

Với mong muốn luôn cung cấp cho bạn đọc những kiến thức về phong thủy mọi lúc mọi nơi. Thăng Long đạo quán đã cho ra mắt ứng dụng giúp bạn có thể xem được thông tin về; bát trạch nhà ở, luận giải lá số tử vi, bát tự, ngày giờ tốt xấu, thuật cải vận bổ khuyết nhờ số điện thoại, số tài khoản, phong thủy nhà ở… Bạn có thể cài đặt ứng dụng Thăng Long đạo quán cho Android, iPhone phù hợp với điện thoại mà mình đang sử dụng tại đây:

Xem thêm: