Vu Lan báo hiếu từ lâu đã trở thành một cái tên quen thuộc của người dân Việt mỗi khi tới tháng 7 âm lịch. Tuy nhiên vẫn có không ít người thắc mắc Lễ Vu Lan là gì? Nguồn gốc ngày lễ Vu Lan như thế nào? Vậy hãy để Thăng Long đạo quán giải đáp giúp bạn.  

1. Lễ Vu lan là ngày gì trong năm?

Lễ Vu Lan hay còn gọi là lễ báo hiếu là một nghi lễ truyền thống của đạo Phật nhằm tưởng nhớ cũng như bày tỏ sự biết ơn trước công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Do ý nghĩa nhân văn đó phù hợp với tinh thần tín ngưỡng thờ cúng thiêng liêng của dân tộc nên giờ đây, lễ Vu Lan còn trở thành một ngày lễ báo hiếu của mỗi người dân Việt Nam. Đây chính là lời giải đáp cho câu hỏi “lễ Vu Lan là gì?”.

Ngoài ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng, lễ Vu Lan còn trở thành “lễ hội văn hóa tình người”, nhắc nhở chúng ta về cội nguồn dân tộc, về với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. 

tháng 7 vu lan thơ

Theo tập tục truyền thống, Lễ Vu Lan sẽ diễn ra đúng vào ngày 15 tháng 7 âm lịch (tức Rằm tháng 7), trùng với ngày xá tội vong nhân của người Á Đông. Vì lẽ đó, khi được hỏi ngày lễ Vu Lan là ngày gì trong năm thì bạn cũng có thể đáp đó là ngày báo hiếu cha mẹ tổ tiên và là ngày cầu siêu cho các cô hồn không nơi nương tựa, không người thờ phụng. 

Trong năm 2021 này, lễ Vu Lan sẽ rơi vào Chủ nhật, ngày 22 tháng 8 dương lịch (tức 15/7 âm lịch). 

2. Nguồn gốc ngày lễ Vu Lan

Nguồn gốc ngày lễ Vu Lan được xuất phát từ sự tích báo hiếu của Bồ tát Mục Kiền Liên – một đệ tử thần thông của Đức Phật Thích Ca. 

Tương truyền mẹ của tôn giả Mục Kiền Liên là bà Thanh Đề lúc còn sống là người xa hoa lãng phí, không tin Phật pháp lại còn phỉ báng Tam Bảo, thậm chí tạo ra nhiều nghiệp vì tâm tham quá nặng. Cho nên khi bà mất đã bị đày xuống địa ngục, chịu nhiều khổ ải để trả nghiệp. 

Mục Kiền Liên sau khi đắc đạo thành công vì tưởng nhớ cũng như muốn biết mẹ đã đầu thai chưa nên dùng mắt thần của mình tìm mẹ khắp bốn phương trời. Ngài không ngờ mẹ mình lại bị rơi vào cảnh giới ngạ quỷ đói khát nơi địa ngục. 

Phận làm con không thể bỏ mặc cha mẹ, Mục Kiền Liên đã mang một bát cơm đầy đến cho mẹ. Tuy nhiên, vì nghiệp chướng nặng nề, bà Thanh Đề vừa đưa cơm trắng lên miệng thì hóa thành lửa đỏ thiêu cháy. 

tháng 7 là cô hồn

Dẫu thần thông quảng đại nhưng không thể cứu mẹ, Mục Kiền Liên đành cầu xin Đức Phật Thích Ca Mâu Ni rủ lòng từ bi chỉ cách giúp mẹ thoát khỏi sự khổ đau của địa ngục. Thương cảm trước tấm lòng hiếu thảo của Mục Kiền Liên, Đức Phật đã chỉ cách cho ngài. Đó là muốn mẹ thoát nghiệp chướng thì vào ngày Rằm tháng 7, làm lễ cúng dường mười phương Tăng, thỉnh các chư tăng cùng nhau chú nguyện thì mới cứu được bà Thanh Đề cũng như cha mẹ bảy đời. Chọn ngày Rằm tháng 7 là vì đó là ngày các chư tăng an cư xong nên đạo hạnh sẽ tràn đầy.  

Làm theo lời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy, quả nhiên Mục Kiền Liên đã giúp mẹ thoát khỏi địa ngục, đồng thời thác sinh vào giới cảnh lành. Cảm kích trước điều đó, tôn giả Mục Kiền Liên đã khuyến khích chúng sinh trên nhân gian hàng năm cúng dường chư tăng mười phương, tụng kinh Vu Lan Bồn báo hiếu cho cha mẹ và cửu huyền thất tổ vào ngày Rằm tháng 7. 

Đó chính là nguồn gốc ngày lễ Vu Lan báo hiếu trong Phật giáo.  

lễ vu lan là gì

>> Xem thêm:Cúng ngày lễ Vu Lan như thế nào?

Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ lễ Vu Lan là gì. Nếu còn thắc mắc điều gì thì bạn có thể truy cập chuyên mục Phong tục Việt Nam hoặc cài đặt ứng dụng điện thoại Thăng Long Đạo Quán để cập nhật kiến thức phong tục truyền thống, phong thủy Việt một cách nhanh chóng và thuận tiện.

Ngoài ra khi tải ứng dụng bạn sẽ có cơ hội sử dụng miễn phí các công cụ tra cứu (xem Bát tự, Tử vi, xem phong thủy nhà cửa,…). Nhanh tay cài đặt ứng dụng Thăng Long Đạo Quán phù hợp tại đây: