Một trong những hoạt động thường thấy vào ngày lễ Vu Lan của nhiều người dân Việt đó là đi chùa cầu bình an. Có nhiều câu hỏi đặt ra rằng “Lễ Vu Lan nên đi chùa nào?”. Mời quý gia chủ theo dõi bài viết dưới đây của Thăng Long Đạo Quán để tìm hiểu về một số ngôi chùa cầu bình an trong lễ Vu Lan rằm tháng 7 nhé!
1. Lễ vu lan nên đi chùa nào? – Có nên không?
Đi chùa lễ Vu Lan là điều nên làm. Bởi, khi đi chùa, con người sẽ được tĩnh tâm, cảm thấy bình an. Từ đó, bản thân mỗi người sẽ có niềm tin vững chắc hơn vào cuộc sống, vào những gì tốt đẹp có thể xảy ra, không bi quan oán hận.
Không gian nơi cửa Phật thường có nhiều cây cối, lại có mùi trầm hương, không khí trong lành. Đây chính là điều kiện lý tưởng để chữa lành tâm hồn, giảm căng thẳng. Bên ngoài cuộc sống có nhiều thị phi, cám dỗ khiến bạn khó có thể rũ bỏ được những muộn phiền nhanh chóng. Hơn nữa, không gian bình yên này có thể giúp gia chủ tái tạo được năng lượng sống, cảm thấy yêu đời và bình an.
2. Lễ Vu Lan nên đi chùa nào?
Nếu gia chủ đang thắc mắc, không biết đi chùa nào trong ngày lễ Vu Lan tới thì mời quý gia chủ tham khảo một số ngôi chùa nổi tiếng dưới đây.
2.1. Lễ Vu Lan ở Hà Nội nên đi chùa nào?
Nhưng gợi ý khi đi chùa lễ vu lan nổi tiếng ở Hà Nội gia chủ có thể ghé qua như:
2.1.1. Chùa Một Cột
Chùa Một Cột được xây vào thời nhà Lý. Tọa lại tại Đội Cấn thuộc quận Ba Đình, chùa Một Cột có vị trí gần với lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và quảng trường Ba Đình. Theo lịch sử, chùa này có nhiều tên gọi khác nhau như Liên Hoa Đài, Diên Hựu, Nhất Trụ Tháp, chùa Mật. Chùa Một Cột cùng quần thể chùa Diên Hựu được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.
Đến chùa Một Cột, mọi người vừa có thể tham quan các di tích lịch sử, vừa có thể thành tâm cúng lễ cầu bình an trong tháng Cô hồn.
2.1.2. Chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc được xem là ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất tại Hà Nội. Nằm trên một hòn đảo nhỏ tại Hồ Tây thuộc quận Tây Hồ, ngôi chùa này đã có lịch sử gần 1500 năm.
Ngôi chùa được xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia. Gia chủ đến chùa có thể dâng lễ cầu cho tháng mới được nhiều may mắn, cuộc sống có nhiều thuận lợi.
2.1.3. Đền Quán Thánh
Đền Quán Thánhnằm trong trung tâm thành phố Hà Nội cũng ngay trên đường Thanh Niên giao với phố Quán Thánh. Cụ thể, ngôi đền nằm tại 190 Quán Thánh, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Tương truyền, đền có lịch sử lâu đời từ thời vua Lý Thái Tổ (1010-1028).
Đi chùa lễ vu lan này, gia chủ có thể đến đây để cầu may mắn cho gia đình.
2.1.4. Chùa Phúc Khánh
Chùa Phúc Khánh hay còn gọi là chùa Sở. Đây là ngôi chùa cổ lâu đời nằm ngay tại trung tâm thành phố Hà Nội. Có địa chỉ tại 382 phố Tây Sơn, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội, ngôi chùa này được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Chùa Phúc Khánh được đông đảo người dân đến cầu bình an.
2.1.5. Phủ Tây Hồ
Phủ Tây Hồthờ công chúa Liễu Hạnh được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII. Ngôi đền nằm trên phố Đặng Thai Mai, phường Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội, hàng năm thu hút hàng ngàn khách thập phương đến cúng lễ.
Vào ngày rằm tháng 7 này, bạn có thể đến phủ để cầu mong sự bình an cho mình và gia đình.
2.2. Lễ Vu Lan nên đi chùa nào tại Sài Gòn?
2.2.1. Chùa Giác Lâm
Chùa Giác Lâmtọa lạc ở số 565 đường Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh. Đây được coi là tổ đình của phái Thiền Lâm Tế tông ở miền Nam Việt Nam.
Đi chùa lễ vu lan, dân Sài Thành có thể tới đây để cầu cho tháng 7 nhiều bình an và may mắn.
2.2.2. Chùa Hoằng Pháp
Chùa Hoằng Pháp là ngôi chùa có tên tuổi lớn trong giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đây là ngôi chùa tồn tại hơn nửa thế kỷ và hiện nằm tại thành ông Năm, Thành Ông Năm, xã Tiên Hiệp, huyện Hóc Môn.
Không chỉ vào lễ Vu Lan, ngôi chùa này còn thu hút nhiều khách thập phương đến hành lễ vào mùng một, ngày rằm tháng tháng.
2.2.3. Chùa Vĩnh Nghiêm
Chùa Vĩnh Nghiêm được xây dựng từ năm 1964 và thiết kế giống với ngôi chùa gỗ cùng tên tại tỉnh Bắc Giang.
Vào dịp lễ Vu Lan (hay Rằm tháng 7) hay ngày Rằm, mùng một hàng tháng, mọi người lại về chùa Vĩnh Nghiêm – hiện đang tọa lạc tại đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3, TP. Hồ Chí Minh – để cúng bái.
3. Các hoạt động ý nghĩa khi đi chùaLễ Vu Lan
Ngoài đi chùa cầu bình an, còn có nhiều hoạt động ý nghĩa khác trong ngày lễ Vu Lan. Cụ thể như:
- Phật tử đến chùa cầu nguyện vào buổi tối
- Thả đèn hoa đăng thể hiện lòng tưởng nhớ tới tổ tiên
- Nhiều người thường ăn chay trong ngày này để tích đức
- Thực hiện nghi lễ cài hoa hồng trong lễ Vu Lan tại chùa
- Thực hiện lễ phóng sinh
Trên đây là một số thông tin về những ngôi chùa mà các gia chủ có thể tham khảo viếng thăm trong lễ Vu Lan rằm tháng 7. Chúc gia chủ có một tháng nhiều may mắn, bình an.
Để nhận thêm các thông tin về tín ngưỡng và các tin phong thủy khác, tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo Quán của chúng tôi tại đâynhé!