Lễ Vu Lan là ngày lễ quan trọng của người Việt. Lễ này được tổ chức vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm. Mỗi vùng miền sẽ có cách tổ chức và cúng lễ khác nhau. Lễ Vu Lan ở Sài Gòn như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết này của Thăng Long Đạo Quán nhé!
1. Ngày Lễ Vu Lan ở Sài Gòn như thế nào? Ý nghĩa ngày vu lan báo hiếu
Lễ Vu Lan báo hiếu được biết đến như ngày để các con cháu nhớ về tổ tiên, là dịp để cảm ơn tới những người đã có công sinh thành, những người làm cha, làm mẹ trên đời. Sự tích về Mục Kiền Liên cứu mẹ khỏi kiếp Ngạ Quỷ được lưu truyền là nguồn gốc của ngày lễ Vu Lan.
Sự tích kể về người con có đại hiếu Mục Kiền Liên. Ông có người mẹ khi sống có bản tính tham lam, khi xuống âm phủ lại phải chịu cảnh đói khát. Còn Mục Kiền Liên vốn là người hiền lành, đức độ. Sau khi mẹ mất, ông đã theo học Đức Phật và nhanh chóng tu được nhiều phép thần thông.
Ông đã sử dụng phép của mình đi tìm mẹ và cuối cùng, đã thấy bà phải chịu đói khát làm Ngạ Quỷ dưới âm phủ. Thương xót vô cùng, ông cho mẹ một bát cơm cứu đói. Thế nhưng với bản tính tham lam vốn có, khi đưa cơm lên miệng bà phải che lại để tránh kẻ khác nhòm ngó.
Vì thế, cơm khi đưa đến miệng bỗng hóa lửa không thể nào nuốt được. Bà mẹ vì thế mà càng thêm đói khát tiếc nuối bát cơm.
Mục Kiền Liên không còn cách nào khác đành về cầu xin Đức Phật. Phật dạy rằng tới ngày rằm tháng 7 âm lịch chuẩn bị mâm lễ cúng thì mẹ ông sẽ được giải thoát. Làm theo lời dạy, quả thật sau khi dâng lễ thì mẹ của Kiền Liên đã thoát khỏi kiếp Ngạ Quỷ.
Ngày lễ Vu Lan báo hiếu cũng từ đây mà được lưu truyền.
2. Lễ vu lan ở Sài Gòn gồm những gì?
Người dân miền Nam rất coi trọng ngày lễ Vu Lan này. Vào ngày này, mọi người thường chuẩn bị mâm lễ khấn gia tiên cùng với mâm lễ cúng Phật.
2.1. Lễ cúng gia tiên ở Sài Gòn
– Lễ vật:
Lễ cúng gia tiên tại Sài Gòn cũng không có gì khác nhiều so với các vùng miền khác. Lễ vật bao gồm:
- Hương
- Rượu, nước
- Quần áo giấy
- Hoa tươi
- Mâm ngũ quả (có thể bao gồm những loại quả ở miền Nam như chôm chôm, dừa, vú sữa….)
– Mâm cỗ:
Mâm cỗ trong lễ Vu Lan cúng rằm tháng 7 gia tiên thường là mâm cỗ mặn. Các món ăn trong lễ cúng gia tiên rằm tháng 7 tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình. Các gia chủ có thể chuẩn bị đồ cúng theo sở thích của gia tiên khi còn sống. Hoặc, gia đình có thể chuẩn bị các món theo đặc điểm vùng miền và theo mùa vụ tùy vào khẩu vị.
- Thịt gà
- Canh xương/ canh rau củ (thường dùng các loại rau củ như ngô, bông cải xanh, su hào, cà rốt, nấm…)
- Nem/ giò/ chả
- Rau luộc: rau cải luộc, củ cải luộc, cà rốt luộc…
- Xôi chè
- Đậu phụ (Có thể nấu cùng nấm hoặc thịt)
Văn khấn:
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.
Con kính lạy tổ tiên nội ngoại và chư vị Hương linh.
Tín chủ chúng con là….
Ngụ tại….
Hôm nay là ngày Rằm tháng Bảy năm…. Nhân gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung Nguyên, chúng con nhớ đến tổ tiên ông bà cha mẹ đã sinh thành ra chúng con gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức.
Chúng con cảm nghĩ ơn đức cù lao khôn báo, cảm công trời biển khó đền nên tín chủ con sửa sang lễ vật, hương hoa, trà quả, kim ngân vàng bạc, thắp nén tâm hương, thành kính lên các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao tằng Tổ Tỷ, Bá Thúc Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội và tất cả các hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ….
Cúi xin các vị thương xót cháu con, linh thiêng hiện về, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu khỏe mạnh bình an, lộc tài vượng tiến, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long, hướng về chính giáo.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật ( 3 lần)
2.2. Lễ cúng Phật ở Sài Gòn
– Lễ vật:
Thường thì lễ vật trong lễ cúng Phật ở Sài Gòn gồm:
- Hương
- Rượu, nước
- Hoa tươi
– Mâm cỗ:
Trong giáo lý nhà Phật thì không cần mâm cao cỗ đầy, các gia chủ chỉ cần thực hiện lễ cúng với tâm đức của mình thì hoàn toàn có thể được phù hộ.
Thông thường, người Sài Gòn sẽ làm mâm cỗ chay cúng Phật gồm những món sau:
- Bánh trôi chay
- Canh chay
- Xôi đỗ/ xôi gấc
- Hoa quả
- Nem chay
- Rau củ luộc chay
Văn khấn:
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.
Con kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.
Hôm nay là ngày rằm tháng Bảy…….
Tín chủ chúng con là…..
Ngụ tại…….
Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mới ngài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.
Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám.
Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội. Chúng con đội ơn Tam Bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng che chở, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền báo.
Do vậy kính dâng lễ bạc, giãi tỏ lòng thành, nguyện mong nạp thụ. Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình luôn mạnh khỏe, già trẻ bình an, một lòng hướng về chính đạo, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám!
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Trên đây là một vài thông tin về lễ Vu Lan ở Sài Gòn, hy vọng sẽ giúp gia chủ có một ngày lễ Vu Lan diễn ra tốt đẹp. Để có thêm những thông tin khác về các ngày lễ lớn cũng như kiến thức về phong thủy khác, tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo Quán của chúng tôi tại đây!