Gợi ý mâm cúng cô hồn hàng tháng ĐƠN GIẢN mà ĐẦY ĐỦ

Có thể bạn chưa biết, ngoài việc cúng cô hồn vào tháng 7, nhiều gia đình Việt Nam thường còn chuẩn bị mâm cúng cô hồn hàng tháng. Liệu có nhất thiết phải cúng cô hồn hàng tháng, mâm cũng cô hồn hàng tháng cần có những gì? Theo dõi ngay bài viết dưới đây của Thăng Long Đạo Quán.

1. Tại sao phải có mâm cúng cô hồn hàng tháng?

1.1. Nguồn gốc của việc cúng cô hồn hàng tháng

Cúng cô hồn không phải là một hình thức mê tín dị đoan mà nó cũng thể hiện nét văn hóa tốt đẹp, tấm lòng hướng thiện của người Việt. Không chỉ vào tháng 7 mà trong các ngày mùng 2 và 16 âm hàng tháng, nhiều người Việt cũng có thói quen cúng cô hồn.

Lý do là bởi cô hồn được hiểu là những người đã mất nhưng không hoặc chưa được đầu thai sang kiếp khác mà vẫn vất vưởng, không được ai thờ cúng, hương khói. Việc cúng cô hồn hàng tháng này như một hành động làm phước cho các vong hồn vất vưởng đó, đồng thời cũng là để tránh sự phá nhiễu của những linh hồn này tới cuộc sống dương gian.

1.2. Mâm cúng cô hồn hàng tháng vào ngày nào, giờ nào?

Lễ cúng cô hồn hàng tháng thường được thực hiện vào ngày mùng 2 và 16 hàng tháng. Trong các ngày này, gia chủ có thể chọn giờ đẹp, hoàng đạo hoặc thắp hương vào khoảng từ 7h sáng tới trước khi trời tối.

Việc cúng cô hồn vào giờ nào thường không quan trọng bởi nếu gia chủ thật sự thành tâm thì sẽ có thể ban phước lành đến cho những vong hồn ngoài kia.

mâm cúng cô hồn hàng tháng
Lễ cúng cô hồn hàng tháng thường được thực hiện vào ngày mùng 2 và 16 hàng tháng

2. Mâm cúng cô hồn hàng tháng đơn giản mà đầy đủ

Mâm cúng cô hồn hàng tháng không nhất thiết phải đầy đủ như lễ cúng vào rằm tháng 7. Gia chủ chỉ cần chuẩn bị những món ăn, lễ vật cơ bản cùng lòng thành tâm là được.

2.1. Mâm cỗ cúng cô hồn hàng tháng

Thông thường lễ vật cúng cô hồn mùng 2, 16 hàng tháng khá đơn giản và còn tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình. Dưới đây là những món ăn thường có trong mâm cúng cô hồn hàng tháng mùng 2 và 16 Âm lịch phổ biến.

  • 1 đĩa trái cây
  • Ngô, khoai, chè, cháo trắng
  • Bỏng ngô, bim bim, bánh, kẹo
  • Đường thẻ

2.2. Lễ vật cúng cô hồn hàng tháng

Ngoài việc chuẩn bị một số món ăn chay thì gia chủ nên chuẩn bị thêm các lễ vật như:

  • Tiền vàng âm phủ và vài tờ tiền thật (tiền lẻ)
  • Quần áo chúng sinh bằng giấy
  • 1 lọ hoa
  • 5 chiếc bát, 5 đôi đũa
  • Đĩa muối
  • 1 đĩa gạo
  • 3 cây nhang
  • 3 chén nước

"<yoastmark

3. Văn khấn cúng cô hồn hàng tháng

Kính lễ mười phương Tam bảo chứng minh

Hôm nay ngày… tháng… năm…(Âm lịch).

Con tên là:… tuổi… Ngụ tại số nhà… đường…, phường (xã)…, quận (huyện)…, tỉnh (TP)…

Gia chủ thành tâm trân trọng kính mời các chư vị khuất mặt, các khuất mày, kẻ lớn, người nhỏ, thập loại cô hồn, các Đảng, các âm binh ngoài đường, ngoài xá, hữu danh vô vị, hữu vị vô danh, các chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn… về nơi đây hội tụ hưởng lộc thực đầy đủ…

Phát lòng thành tịnh cho gia chủ , thiết lập đạo tràng, bày tiệc cam lồ, kỳ an gia trạch, kỳ an bổn mạng. Nhờ ơn tế độ, thêm sự phước duyên, nguyện xin cho gia chủ được yên ổn (thuận lợi bán buôn, phù hộ được buôn may bán đắt), cầu được mọi sự được sở cầu như ý, dòng họ quy hướng đạo mầu, con cháu học hành tinh tiến, nguyện cầu cho tất cả thế giới được hòa bình được an lành, nhân sanh phước lạc vô biên.

Nam mô Phật!

Nam mô Pháp!

Nam mô Tăng!

Độ cho nhứt thiết siêu thăng thượng đài.

Chân ngôn biến thực.

Nam mô tát phạ đát tha, nga đà phạ lô chỉ đế, án tám bạt ra, tám bạt ra hồng (khấn 7 lần)

Chân ngôn Cam lồ thủy

Nam mô tô rô bà da, đát tha nga đa ra, đát điệt tha, án tô rô, tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô, ta bà ha (khấn 7 lần)

Chân ngôn cúng dường

Án nga nga nẵng tam bà phạt phiệt nhựt ra hồng (khấn thành tâm 7 lần).

Trên đây là một số gợi ý về mâm cúng cô hồn hàng tháng từ Thăng Long Đạo Quán. Để biết thêm các thông tin chi tiết về tháng cô hồn cũng như các thông tin phong thủy hữu ích, truy cập ngay website Thăng Long Đạo Quán hoặc tải ứng dụng cùng tên về nhé!

Đánh giá post
Bài viết khác

#5 Những điều kiêng kỵ khi mượn tuổi làm nhà không thể bỏ qua

Mượn tuổi làm nhà từ trước đến nay luôn là “giải pháp cứu cánh” cho những gia chủ muốn xây nhà...

Lễ lại mặt gồm những gì? #3 những điều cần chuẩn bị gì cho lễ lại mặt

Lễ lại mặt là nghi lễ cuối cùng trong chuỗi nghi lễ cưới hỏi theo phong tục truyền thống Việt Nam. Buổi...

Mâm quả rước dâu gồm những gì? #8 Ý nghĩa mâm quả rước dâu

Mâm quả rước dâu là lễ vật quan trọng không thể thiếu trong phong tục cưới hỏi của người Việt. Trải...

Lễ xin dâu gồm những gì? Trình tự của lễ xin dâu gồm những gì?

Bên cạnh các nghi lễ chính: lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ cưới là 3 nghi lễ chính trong phong tục cưới...

Lễ rước dâu gồm những gì? #5 điều kiêng kỵ trong lễ rước dâu

Lễ rước dâu là một nghi thức không thể thiếu trong chuỗi nghi lễ cưới hỏi truyền thống của người...

Lễ dạm ngõ gồm những gì? #2 lưu ý không thể bỏ qua trong lễ dạm ngõ

Lễ dạm ngõ là một trong những nghi lễ đầu tiên thuộc chuỗi phong tục cưới hỏi Việt Nam. Vậy lễ dạm...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

 
1900.3333