Cứ đến ngày mùng 5 tháng 5 là mọi gia đình Việt đều chuẩn bị một mâm lễ để thắp hương thần linh, tổ tiên với mong muốn sức khỏe, bình an và mùa màng bội thu. Nhưng khi thực hiện nghi lễ thì vẫn có nhiều người thắc mắc không biết chính xác đồ cúng cần chuẩn bị những gì? Mâm cúng Tết Đoan Ngọ đặt ở đâu? Văn khấn ra sao. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp tất cả các câu hỏi trên.

1. Cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?

Hàng năm cứ đến ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch là mọi gia đình Việt lại chuẩn bị mâm cỗ cúng nhỏ. Đây là truyền thống lâu đời của người Việt và chúng được gọi là Tết Đoan ngọ, Tết Đoan Dương hay với cái tên dân giã hơn là Tết giết sâu bọ.

Ở mỗi vùng miền khác nhau thì người dẫn sẽ chuẩn bị các mâm lễ cúng khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và phong tục. Tuy nhiên mâm cúng truyền thống thì sẽ có các lễ vật cơ bản sau đây:

  • Một ít tiền vàng mã
  • Một đĩa hoa quả (tùy theo vùng miền mà sẽ có các loại quả khác nhau như dưa hấu, thanh long, xoài, mận, vải…)
  • Một chén nước, một chén rượu
  • Lọ hoa tươi
  • Nhang thơm, đèn cầy

mâm lễ tết đoan ngọ đặt ở đâu

Tùy vào mỗi vùng miền mà sẽ có sự thay đổi khác biệt trong mâm cỗ cúng Tết giết sâu bọ. Dưới đây là mâm lễ cúng của 3 miền:

Miền BắcMiền TrungMiền Nam
Tiền vàng

Cơm rượu nếp có thể được làm từ gạo nếp cái hoa vàng hoặc gạo nếp cẩm

Bánh tro hay còn có tên gọi khác là bánh gio

Hoa quả thường được cúng là dưa hấu, mận, vải, đào, xoài…

Hoa tươi

Chén nước, chén rượu

Hương, nến

Tiền vàng

Cơm rượu nếp được làm từ cơm trắng lên men

Thịt vịt

Chè kê, chè đậu xanh, chè sen

Trái cây

Hoa tươi

Ngoài ra còn có một số món mặn khác như canh măng, xôi hạt sen, chả ram…

Nước, rượu

Nhang thơm, đèn (nến)

Tiền vàng

Cơm rượu

Bánh ú

Chè trôi nước

Bánh bao

Hoa quả tươi như mãng cầu, măng cụt, chôm chôm, quýt hồng, vú sữa…

Hoa tươi

Nước lọc, rượu

Nhang thơm, đèn cầy

Xem thêm: Tết Đoan Ngọ nên ăn và làm gì để được may mắn cả năm?

2. Mâm cúng Tết Đoan Ngọ đặt ở đâu?

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ đặt ở đâu, trong nhà hay ngoài trời là thắc mắc của rất nhiều người. Vì thông thường khi làm lễ cúng vào ngày mùng 5 tháng 5, các gia đình chỉ chuẩn bị một mâm lễ nhỏ để thắp hương trong nhà.

Tuy nhiên để chuẩn và đúng theo phong tục Việt từ xa xưa thì gia đình cần chuẩn bị 2 mâm cỗ với những đồ lễ như trên, cúng cả ở trong nhà và ngoài sân. Việc cúng ở trong nhà nhằm cảm ơn tổ tiên đã che chở cho các thành viên trong gia đình được bình an, khỏe mạnh. Còn với mâm cỗ ngoài sân là thể hiện lòng thành kính, cảm tạ trời đất, thần Phật đã phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Đồng thời việc thờ cúng còn thể hiện lòng mong muốn các vị thần Phật, tổ tiên tiếp tục phù hộ cho gia đình để có cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Công việc làm ăn và học tập của các thành viên trong gia đình gặp được nhiều may mắn, thuận lợi, tốt đẹp hơn.

Hiện nay để tránh lãng phí thời gian, tiền bạc, mọi gia đình đều chỉ thực hiện 1 mâm cỗ cúng trong nhà. Việc này không làm giảm đi ý nghĩa mà gia chủ muốn thể hiện với thần linh, tổ tiên. Điều quan trọng nhất khi thực hiện đó chính là lòng thành tâm hướng thiện của gia đình.

Xem thêm: Tết Đoan Ngọ có phải thắp hương không? Hướng dẫn cách thắp hương đúng 

mâm cúng tết đoan ngọ đặt ở đâu

3. Văn khấn cúng Tết Đoan Ngọ trong nhà và ngoài trời

Khi thực hiện lễ cúng ở trong nhà hay ngoài trời thì bạn có thể tham khảo bài cúng theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam dưới đây:

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

– Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ).

Tín chủ chúng con là: …………………………………

Ngụ tại: …………………………………………………

Hôm nay là ngày mùng 5/5 Âm lịch, nhằm ngày Tết Đoan ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần, cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ …………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

(Cúi lạy 3 lần)

Những thông tin bên trên hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ngày “giết sâu bọ”, đặc biệt là thắc mắc về câu hỏi mâm cúng Tết Đoan Ngọ đặt ở đâu. Chúc bạn và gia đình có thể chuẩn bị tốt ngày lễ sắp tới này. Để đọc thêm nhiều thông tin hữu ích khác thì bạn hãy thường xuyên truy cập vào Thăng Long đạo quán hoặc tải ứng dụng trên điện thoại di động của mình. 

Tải ứng dụng sẽ giúp cho bạn có thể tìm hiểu, nhận thông báo về phong thủy mỗi ngày. Đặc biệt là được sử dụng các công cụ miễn phí mọi lúc mọi nơi. Nhanh tay Tải và cài đặt ứng dụng phù hợp với điện thoại của mình tại đây: