Mật gấu là loại dược liệu dùng trong các bài thuốc chữa xương khớp, đái tháo đường, đau bụng và nhiều công dụng khác. Bài viết dưới đây Thăng Long Đạo Quán xin gửi tới bạn đọc những thông tin về tác dụng của cây thuốc quý này nhé!

1. Đặc điểm mô tả về cây mật gấu

Là một trong những dược liệu phổ biến và mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe con người, tuy nhiên, không phải ai cũng có những hiểu biết về cây thuốc này. Dưới đây là một số thông tin về dược liệu mật gấu:

Tên dược liệu: Cây mật gấu

Tên gọi khác: Cây lá đắng, Cây kim thất tai, Cây mật gấu nam…

Tên gọi theo khoa học: Gymnanthemum Amygdalinum

Thuộc họ: Cúc

2. Mô tả thực vật, hình dáng cây mật gấu

Cây thuốc thuộc thực vật thân thảo, mềm và phát triển thành từng bụi. Cây trưởng thành trung bình sẽ cao từ 2 mét đến 5 mét, điều này phụ thuộc nhiều vào chất lượng ánh sáng và chất lượng đất ở nơi sinh trưởng của cây.

Lá mật gấu có hình trái xoan, cứng vừa phải, có răng cưa nhỏ ở rìa lá. Khi cây trưởng thành, lá có thể rộng từ 2 đến 4 cm và dài từ 6 đến 10 cm. Tác dụng lá mật gấu với sức khỏe con người rất tốt nên thường được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.

Hoa thảo dược mọc thành cụm, màu vàng nhạt và có 6 cánh hoa, mỗi bông có nhiều phần lá đài ở dưới. Mỗi lá đài sẽ xếp thành 3 vòng liên tiếp và hoa sẽ nở tại phần ngọn thân của cây. Hoa thường ra hoa vào khoảng tháng 2 đến tháng 4 hàng năm.

Sau khi hoa tàn, tháng 5 và tháng 6 sẽ là thời điểm cây ra quả. Quả của cây mật gấu màu xanh nâu chín, mọc trên phần ngọn cây.

Nhiều người thắc mắc cây mật gấu có mấy loại? Dược liệu có hai loại là cây mật gấu miền bắc và cây mật gấu miền nam. Đặc điểm nhận biết của hai loại cây này là mật gấu miền bắc có thân đỏ và mật gấu miền nam có thân trắng. Do mục đích sử dụng và chữa bệnh mà người ta lựa chọn loại phù hợp.

3. Phân bố địa lý của cây mật gấu

Dược liệu này khá phổ biến ở nhiều nước châu Á như Ấn Độ, Nepal, Trung Quốc và Việt Nam. Tại nước ta, cây thuốc được tìm kiếm nhiều ở các vùng núi cao phía Bắc – nơi có khí hậu mát mẻ và nhiều dược liệu khác có thể sinh trưởng được. Ở một số vùng núi như Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Cạn… có thể dễ dàng thấy cây thuốc này.

Ngoài ra, cây lá đắng còn được tìm kiếm nhiều Langbiang – Lâm Đồng. Tuy nhiên, so với miền Bắc, sự phân bổ cây thuốc ở đây không nhiều.

Với tác dụng cây mật gấu, hiện nay rất nhiều cơ sở, trung tâm dược liệu trên toàn quốc đã phối giống và nuôi trồng thành công thảo dược này.

4. Công dụng của cây mật gấu

4.1. Trong Đông y

Dược liệu này có vị đắng và tính quy hàn, phần thân cây có màu vàng óng. Vậy nên, người bệnh thường sử dụng phần thân cây để sắc thành thuốc hoặc ngâm rượu thuốc.

4.2. Trong khoa học hiện đại

Đã có nghiên cứu về tác dụng của lá mật gấu tươi. Dược liệu có hàm lượng vitamin dồi dào như vitamin A, B1, B2, C và E. Ngoài ra còn có những dưỡng chất như beta sitosterol, glucoside, exercise in A, ursolic acid…. Vậy, với những thành phần đó, lá mật gấu chữa bệnh gì?

  • Tiêu viêm, giải độc, giúp hạ sốt hiệu quả, điều hòa đường huyết cho cơ thể và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Kích thích vào quá trình sản sinh estrogen và duy trì tính ổn định của hoocmon đó trong cơ thể.
  • Có khả năng giảm lượng cholesterol xấu trong máu, điều hòa lượng cholesterol trong cơ thể và ngăn ngừa kịp thời bệnh ung thư.
  • Các thành phần có trong dược liệu rất tốt trong điều trị bệnh lý về  gan và thận.
  • Với phụ nữ vừa sinh, tác dụng của lá đắng giúp lợi sữa.

Hy vọng bài viết trên đây giúp quý vị có thêm nhiều thông tin về cây thuốc này. Theo dõi Thăng Long Đạo Quán để tìm hiểu nhiều hơn nhé!