Đi chùa đầu năm, đầu tháng và ngày Rằm là nét văn hóa từ ngàn đời nay của dân Việt. Tập tục này không chỉ là để cầu mong gia đình được bình an, may mắn, hạnh phúc mà còn là dịp để mỗi người gạt bỏ những lo âu. Mùng 1 và ngày rằm nên đi chùa nào ở Hà Nội đang là câu hỏi nhiều người quan tâm. Cùng Thăng Long Đạo Quán giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

1. Ý nghĩa của việc đi chùa đầu tháng và ngày rằm

Việc đi lễ chùa của người dân Việt Nam thường là theo truyền thống gia đình. Với người thường, đi lễ chùa đã trở thành tục từ đời này qua đời khác. Còn với những người theo Phật thì đi lễ chùa đã trở thành hoạt động thường ngày.

Khi đến chùa làm lễ, mọi người đều mong sẽ có được sự bình an cho gia đình, có được những may mắn theo ước nguyện của bản thân. Việc đi chùa thực chất chính là để tự tâm tĩnh lại để cảm thấy bình yên, có một niềm tin vững chắc hơn.

Ý nghĩa của việc đi chùa đầu tháng và ngày rằm

Không gian thanh thoát nơi cửa Phật dễ rũ bỏ những muộn phiền của con người. Môi trường xanh mát, quang cảnh nơi cửa Phật có tác động không nhỏ đến tâm trí con người. Bên ngoài cuộc sống có nhiều thị phi, cám dỗ khiến bạn khó có thể rũ bỏ được những muộn phiền nhanh chóng.

Do đó, một không gian thoáng đãng và yên tĩnh chỉ trong một khoảng thời gian ngắn cũng có có thể giảm căng thẳng. Đồng thời, có thể giúp bạn tái tạo được năng lượng sống, cảm thấy yêu đời và bình an.

→ Đi chùa dâng lễ Phật sẽ được chứng giám và phước báo. Khi thành tâm kính lễ Phật, chư vị Bồ tát, các vị bề trên sẽ ban phước lành cho bạn. Việc đi lễ chùa đầu năm xuất phát từ tâm, không nên đi theo phong trào.

2. Mùng 1 và ngày rằm nên đi chùa nào ở Hà Nội?

Cùng điểm qua một số ngôi chùa tại Hà Nội bạn có thể ghé thăm vào ngày mùng 1 hay ngày rằm âm lịch hàng tháng nhé.

2.1. Chùa Một Cột

Chắc hẳn chùa Một Cột đã không còn xa lạ gì với người dân cả nước. Chùa Một Cột được coi là biểu trưng của Phật giáo Việt Nam thời thịnh vượng đỉnh cao của đạo Phật. Ngôi chùa này được xây vào thời nhà Lý. Tọa lại tại Đội Cấn thuộc quận Ba Đình, chùa Một Cột có vị trí gần với lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và quảng trường Ba Đình.

Theo lịch sử, chùa này có nhiều tên gọi khác nhau như Liên Hoa Đài, Diên Hựu, Nhất Trụ Tháp, chùa Mật. Chùa Một Cột cùng quần thể chùa Diên Hựu được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.

Chùa Một Cột

Đến chùa Một Cột, mọi người vừa có thể tham quan các di tích lịch sử, vừa có thể thành tâm cúng lễ cầu bình an trong tháng mới.

2.2. Chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc được xem là ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất tại Hà Nội. Nằm trên một hòn đảo nhỏ tại Hồ Tây thuộc quận Tây Hồ, ngôi chùa này đã có lịch sử gần 1500 năm. Ngôi chùa có kiến trúc uy nghi, cổ kính lại hòa hợp với Tây Hồ mặt nước mênh mang. Nằm ngay trên đường Thanh Niên, chùa Trấn Quốc rất dễ để mọi người tìm đến hành hương dâng lễ.

Chùa Trấn Quốc

Khi đến chùa, mọi người có cơ hội ngắm nhìn di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia. Đồng thời, có thể dâng lễ cầu cho tháng mới được nhiều may mắn, cuộc sống có nhiều thuận lợi.

Tham khảo:

2.3. Chùa Hà

Chùa Hà cùng với Đình Bối Hà thuộc di tích Đình – Chùa nằm tại số 86 phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy. Ngôi chùa này đã nổi danh từ thời nhà Lý với truyền thuyết tương truyền.

Kể rằng, thời vua Lý Thánh Tông, lúc 42 tuổi chưa có con nên đã cầu tử ở ngôi chùa này mà sinh ra Thái từ Càn Đức. Cũng có truyền thuyết kể rằng, chùa này được vua Lê Thánh Tông (1460-1497) dựng lên để tưởng nhớ các vị đại thần Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí, Đinh Liệt…

Chùa Hà

Chùa được xây dựng với không gian thoáng đãng và kiến trúc độc đáo. Hiện nay, chùa Hà vẫn giữ được một số cổ vật như bát hương, chĩnh, ang, vại đựng nước thể hiện sự tôn kính với những bậc bề trên.

Người đến chùa Hà thường cầu chuyện tình duyên, con cái bởi theo truyền thuyết kể trên. Ngoài ra, những người hành hương đến có thể cầu có được cuộc sống bình an, gia đình hạnh phúc viên mãn.

2.4. Chùa Hương

Chùa Hương hay Hương Sơn là quần thể văn hóa – tôn giáo Việt Nam. Quần thể thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Nằm ven bờ sông Đáy, quần thể này hiện được nhà nước quan tâm xây dựng tuyến đường đi khá dễ dàng cho các Phật tử bốn phương về hành lễ.

Hương Sơn bao gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, thờ Thần, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Quần thể này có nhiều công trình rải rác trong thung lũng suối Yến. Khu vực chính là chùa Ngoài, còn gọi là chùa Trò có tên chữ là chùa Thiên Phù. Vào đến bên trong dọc sông là động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong.

Chùa Hương

Đây là ngôi chùa linh thiêng bậc nhất tại Hà Nội, bạn không những có thể ngắm cảnh đẹp hiếm có trong thung lũng Yến mà còn về nơi linh thiêng cầu nguyện những mong muốn của bản thân. Bạn có thể đến đây vào mùa lễ hội hay mùng 1, ngày rằm hàng tháng.

2.5. Đền Quán Thánh

Ngôi đền nằm trong trung tâm thành phố Hà Nội cũng ngay trên đường Thanh Niên giao với phố Quán Thánh. Cụ thể, ngôi đền nằm tại 190 Quán Thánh, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Tương truyền, đền có lịch sử lâu đời từ thời vua Lý Thái Tổ (1010-1028).

Đền Quán Thánh

Ngôi đền thờ thần Đạo Giáo hay Tiên Đạo. Hàng năm, các phật tử và người dân đến đây để cầu cho tháng mới, năm mới được nhiều may mắn, cầu cho đường học hành công danh được thành công và tốt đẹp.

2.6. Chùa Phúc Khánh

Chùa Phúc Khánh hay còn gọi là chùa Sở. Đây là ngôi chùa cổ lâu đời nằm ngay tại trung tâm thành phố Hà Nội. Có địa chỉ tại 382 phố Tây Sơn, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội, ngôi chùa này được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Ngôi chùa là nơi đào tạo tăng tài cho Phật giáo vào thời nhà Lê.

Chùa Phúc Khánh

Với vị trí địa lý vô cùng thuận lợi, nằm ngay trung tâm thành phố nên chùa Phúc Khánh được đông đảo người dân đến cầu bình an cho năm mới. Vào những ngày mùng 1, ngày rằm chùa không thiếu cảnh người ra vào dâng lễ.

2.7. Phủ Tây Hồ

Đây là ngôi đền thờ công chúa Liễu Hạnh dược xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII. Ngôi đền nằm trên phố Đặng Thai Mai, phường Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội, hàng năm thu hút hàng ngàn khách thập phương đến cúng lễ.

Tương truyền, Liễu Hạnh là con gái của Ngọc Hoàng bị đày xuống trần gian. Tại đây, nàng đã có nhiều công giúp dân an cư lập nghiệp, diệt trừ ma quái. Bởi thế mà người dân lập đền thờ tỏ lòng biết ơn.

Phủ Tây Hồ

Vào ngày mùng 1 hay ngày rằm hàng tháng, bạn có thể đến phủ để cầu mong sự bình an cho mình và gia đình. Ngoài ra, nhiều người làm kinh doanh hay đến đây để cúng cầu thuận lợi, tài lộc.

3. Lưu ý khi đi chùa đầu tháng hay ngày rằm

Khi đi chùa vào ngày mùng 1 hay ngày rằm, gia chủ nên chú ý đến những điều sau để tránh phạm phải mà đắc tội với các vị bề trên:

  • Khi đi chùa nên ăn mặc gọn gàng, không nên mặc váy ngắn, áo sát nách. Điều đó thể hiện sự thiếu trang nghiêm khi đi lễ.
  • Đi chùa không nhất thiết phải sắm lễ quá lớn. Bạn chỉ cần nén hương cùng chút hoa, quả là được. Không nên lãng phí vào đốt quá nhiều hương và đồ vàng mã, vừa tốn kém vừa ô nhiễm môi trường.
  • Đến chùa đầu tháng không nên to tiếng hoặc cãi vã, ảnh hưởng đến không khí thanh tịnh nơi cửa Phật.
  • Nên hóa vàng tại nơi quy định để tránh gây cháy nổ, đảm bảo an toàn cho mọi người.
  • Không tự ý lấy đồ từ chùa về nhà riêng.
  • Đặc biệt, đi chùa chỉ giúp bạn có thêm niềm tin và động lực trong cuộc sống. Không phải để những người đi chùa lười lao động. Vì thế, hãy chú ý rằng tiền tài của bạn đều từ công sức của chính mình mà có.

Mong rằng với những gợi ý ở trên, mọi người sẽ biết mùng 1 nên đi chùa nào ở Hà Nội có những chùa nào thích hợp đi vào mùng 1 đầu tháng. Nếu muốn cập nhật thêm nhiều kiến thức phong thủy, phong tục Việt Nam khác thì bạn đừng bỏ qua ứng dụng Thăng Long Đạo Quán.

Ứng dụng ngoài hỗ trợ tin tức hàng ngày còn cho phép người dùng tra cứu miễn phí thông qua các công cụ như: xem ngày tốt xấu, xem tuổi, lập lá số Bát tự hay Tử vi, xem phong thủy nhà cửa,… và còn được tư vấn giải đáp vấn đề từ các chuyên gia phong thủy.

Tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo Quán theo Android hay iOS tại đây:

Các bài viết liên quan: