Lễ Ngưu Lang Chức Nữ (lễ Thất Tịch) là ngày lễ tình yêu trong văn hóa người phương Đông. Đây là ngày lễ truyền thống nhưng không phải bất cứ người Việt nào cũng biết rõ về ngày này. Bài viết sau của Thăng Long Đạo Quán sẽ chia sẻ những thông tin cơ bản về ngày lễ Ngưu Lang Chức Nữ, bao gồm sự tích, ý nghĩa, các hoạt động tiêu biểu và những điều nên – không nên làm trong ngày này.

1. Ngưu Lang Chức Nữ là ngày gì? Sự tích, ý nghĩa ngày Ngưu Lang Chức Nữ?

Lễ Ngưu Lang Chức Nữ (hay còn gọi là lễ Thất Tịch, ngày ông Ngâu bà Ngâu), là ngày lễ tình yêu của người phương Đông, diễn ra vào mùng 7 tháng 7 âm lịch hàng năm. Năm 2021, lễ Thất Tịch rơi vào thứ bảy, ngày 14 tháng 8 dương lịch.

Ngày lễ Ngưu Lang Chức Nữ được xuất phát từ câu chuyện cổ tích mang tên Ngưu Lang Chức Nữ. Tuy nhiên, câu chuyện này có 2 phiên bản, đó là phiên bản của Việt Nam và Trung Quốc.

  • Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ phiên bản Việt Nam

Chuyện kể rằng, Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng, vì say mê một tiên nữ dệt vải tên là Chức Nữ nên đã bỏ bê việc chăn trâu, đi vào điện Ngọc Hư. Còn Chức Nữ cũng vì say mê tiếng tiêu của Ngưu Lang nên cũng bỏ bê việc dệt vải. Sau đó, Ngọc Hoàng biết được thì bèn bắt 2 người phải xa nhau, người ở đầu sông ngân, người cuối sông.

Vì thương tình nên sau này, Ngọc Hoàng đã cho 2 người gặp nhau vào ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch hàng năm. Do một ngày ở trên trời bằng 1 năm ở dưới trần nên thực tế, ở trên trời, ngày nào Ngưu Lang, Chức Nữ cũng gặp nhau. Khi xa nhau, họ lại khóc sướt mướt. Nước mắt của họ rơi xuống trần hóa thành mưa, dân gian gọi đó là mưa ngâu.

Lúc bấy giờ, ở sông Ngân trên thiên đình không có cây cầu nào nên Ngọc Hoàng mới đưa những người thợ mộc ở trần gian lên để làm cầu. Tuy nhiên, do không ai chịu nghe ai, cứ mạnh ai nấy làm nên họ cãi nhau chí chóe. Đến kỳ hạn nhưng cầu chưa xây xong, Ngọc Hoàng thấy thế nên đã bắt những người thợ mộc hóa thành quạ để lấy đầu làm cầu cho Ngưu Lang, Chức Nữ gặp nhau.

Cứ đến tháng 7 âm, các con quạ phải họp nhau để lên thiên đình làm cầu. Nhưng khi gặp nhau, chúng nhớ lại chuyện cũ lại cắn xé nhau, khiến cho lông cánh xác xơ. Ngưu Lang Chức Nữ thấy thế đã ra lệnh cho những con quạ phải nhổ sạch lông trên đầu khi lên làm cầu trên sông Ngân. Vì vậy mà chúng ta thường thấy, cứ đến tháng 7 âm lịch, lông của loài quạ thường bị rụng. Cuối cùng, vì thương tình mà Ngọc Hoàng đã trả lại hình hài con người cho những người thợ mộc, ra lệnh cho họ phải xây cây cầu vững chắc để Ngưu Lang, Chức Nữ gặp nhau.

Ngày lễ Ngưu Lang Chức Nữ

  • Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ phiên bản Trung Quốc

Ngày xưa có chàng chăn trâu tên là Ngưu Lang. Trong một lần đi chăn trâu, chàng nhìn thấy 7 cô tiên xinh đẹp đang tắm trong hồ. Vì si mê sắc đẹp của cô em út tên là Chức Nữ, Ngưu Lang đã giấu quần áo của nàng đi khiến nàng không thể về trời.

Sau đó, Ngưu Lang đã bày tỏ tình cảm với Chức Nữ, được nàng đồng ý. Vậy là Chức Nữ ở lại trần gian sinh sống cùng Ngưu Lang, cùng chàng có 2 đứa con.

Đến khi Thiên Hậu (mẹ của Chức Nữ) biết được sự tình thì đã sai thiên binh thiên tướng xuống trần bắt Chức Nữ về trời. Quá thương vợ nên Ngưu Lang đã đưa 2 con lên trời tìm mẹ. Thấy vậy, Thiên Hậu liền lấy cây trâm vạch ra một đường thẳng, biến đường thẳng đó thành sông Ngân Hà để ngăn cách Ngưu Lang, Chức Nữ.

Chức Nữ ngày ngày ngồi bên bờ sông dệt vải, ủ rũ nhìn về phía chồng con. Còn Ngưu Lang ở bên kia bờ sông cũng một mực chờ vợ để cùng về trần gian. Ngưu Lang muốn tát cạn dòng sông để được gặp Chức Nữ nhưng tát mãi, đến khi bàn tay rướm máu và ngất lịm bên bờ sông.

Mọi người trên thiên đình thấy vậy, ai cũng thương cảm. Sau đó, Ngọc Hoàng và Thiên Hậu đã cho phép hai người mỗi năm gặp nhau một lần vào ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch, tại cầu Ô Thước do đàn quạ trời dùng thân mình tạo nên. Khi gặp nhau, họ đã khóc. Nước mặt của họ khi rơi xuống trần gian thì tạo thành mưa ngâu.

  • Ý nghĩa ngày lễ Ngưu Lang Chức Nữ: Ngày lễ này được xem là lễ tình nhân ở châu Á. Đây là dịp các cặp đôi mong cầu cho tình duyên son sắt. Còn những người độc thân thì cầu mong sẽ sớm gặp được ý trung nhân.

2. Các hoạt động vào ngày lễ Ngưu Lang Chức Nữ ở châu Á

Hiện nay, ngày lễ Ngưu Lang Chức Nữ không những có ở Việt Nam mà còn ở một số nước châu Á khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Vào ngày này, ở mỗi quốc gia sẽ có các hoạt động khác nhau:

  • Tại Việt Nam: Giới trẻ thường đến chùa cầu duyên, mong cho chuyện tình yêu luôn gặp may mắn. Bên cạnh đó, các bạn trẻ cũng thường ăn chè đậu đỏ để hy vọng tình duyên vững bền, người độc thân thì sẽ tìm được người yêu.
  • Tại Trung Quốc: Vào lễ Ngưu Lang Chức Nữ, các cô gái trẻ sẽ trưng bày một số vật dụng nghệ thuật tự mình làm để mong lấy được chồng tốt. Bên cạnh đó còn diễn ra một số hoạt động khác như: Các cô gái ngồi dưới trăng tập thêu thùa để Ngưu Lang, Chức Nữ se duyên; phụ nữ sẽ vào bếp làm bánh xảo quả để trổ tài khéo tay.
  • Tại Nhật Bản: Người Nhật sẽ viết các điều ước lên những mảnh giấy ngũ sắc, sau đó treo lên cây. Bên cạnh đó, các đôi lứa còn đến đền thờ để cầu nguyện cho tình yêu vững bền. Người độc thân thì mong cầu tìm được bạn đời.
  • Tại Hàn Quốc: Theo truyền thống của người Hàn Quốc, vào lễ Ngưu Lang Chức Nữ, người dân sẽ tắm để có sức khỏe tốt. Ngoài ra, món ăn truyền thống trong ngày này của họ là mì và bánh nướng.

3. Ngày lễ Ngưu Lang Chức Nữ nên và không nên làm gì?

3.1. Những việc nên làm ngày lễ Ngưu Lang Chức Nữ

Vào ngày lễ Thất Tịch, bạn nên làm những điều sau:

  • Đi chùa cầu duyên, cầu bình an: Đến chùa cầu bình an sẽ giúp cho bạn tĩnh tâm, cảm thấy thoải mái hơn. Những người còn độc thân thì nên đến chùa cầu duyên để cầu mong cho chuyện tình yêu suôn sẻ, bớt lận đận.
  • Ăn chè đậu đỏ: Ngày nay, vào ngày lễ Thất Tịch, các cặp đôi thường ăn chè đậu đỏ để mong cho tình yêu thêm gắn bó. Những người đang “lẻ bóng” thì ăn chè đậu đỏ để sớm tìm được nửa kia phù hợp.
  • Làm việc thiện: Thất Tịch là ngày lễ mang ý nghĩa tâm linh lớn. Vì vậy, làm việc thiện sẽ giúp bạn tích đức về sau, từ đó giúp cho những mong cầu sớm linh nghiệm.

Chè đậu đỏ - món ăn truyền thống của người Việt vào lễ Thất Tịch

Chè đậu đỏ – món ăn truyền thống của người Việt vào lễ Thất Tịch.

3.2. Lễ Ngưu Lang Chức Nữ không nên làm gì?

Một số việc không nên làm vào ngày lễ Thất Tịch là:

  • Tổ chức đám cưới: Mặc dù mùng 7 tháng 7 âm lịch là ngày Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau nhưng không được bao lâu thì chia xa. Do vậy nhiều người quan niệm đây là ngày không nên làm lễ cưới hỏi để tránh việc chia ly như Ngưu Lang, Chức Nữ.
  • Xây nhà, sửa nhà: Nhiều người quan niệm tháng 7 âm lịch có nhiều ma quỷ. Do vậy làm việc quan trọng như xây nhà, sửa nhà sẽ bị ma quỷ quấy phá. Bên cạnh đó, mùng 7 tháng 7 cũng có mưa ngâu, làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc.
  • Làm việc xấu: Mùng 7 tháng 7 là thời điểm rất tốt để làm việc thiện, cầu bình an. Nếu làm những việc xấu trong ngày này thì nhân quả sẽ đến rất sớm.

Xem thêm:Tháng cô hồn kiêng gì?

Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ những thông tin cơ bản về ngày lễ Ngưu Lang Chức Nữ. Để cập nhật nhanh chóng các kiến thức về phong thủy, phong tục Việt Nam, gia chủ hãy tải ứng dụng Thăng Long Đạo Quán về điện thoại. Ngoài ra, khi dùng ứng dụng này, gia chủ còn được dùng miễn phí các công cụ hữu ích như luận giải lá số Bát tự/ Tử vi, xem ngày tốt – xấu, xem tuổi…

Cài đặt ứng dụng Thăng Long Đạo Quán về điện thoại tại đây: