Nguyệt Kỵ được coi là một ngày xấu không nên làm việc lớn. Bản chất của ngày này là gì, khiến nó được liệt vào hàng kiêng kỵ theo quan niệm của người Việt? Thăng Long Đạo Quán xin có bài viết giải mã về vấn đề này, mời quý vị cùng đón đọc.

1. Ngày Nguyệt Kỵ là ngày gì? 

Ông bà ta ngày xưa dạy ”Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” chưa bao giờ là lỗi thời cả. Dù sống trong thời đại nào, con người vẫn tin rằng làm việc gì, đặc biệt là những chuyện trọng đại cần để ý kỹ các yếu tố kiêng kỵ từ tâm linh, phong thủy… Ngày nguyệt kỵ cũng bắt nguồn từ đó. 

ngày nguyệt kỵ
Ngày Nguyệt Kỵ và những điều cần biết

Nguyệt kỵ được mô tả là xuất hiện trong mỗi tháng trong năm. Là giai đoạn đều có 3 ngày được gọi là ngày Nguyệt Kỵ, đó là mùng 5, ngày 14 và ngày 23 (dựa theo âm lịch). 

2. Nguồn gốc ngày Nguyệt Kỵ 

Nguyệt Kỵ là dạng ngày bắt nguồn từ dân gian xưa. Người sống ở các thời đại trước tin rằng, trong mỗi tháng đều có 3 ngày mà cộng các chữ số lại sẽ bằng 5 là ngày 5 (0+5), ngày 14 (1+4) và ngày 23 (2+3). Người xưa tin rằng đây là ngày nửa đời nửa đoạn. Nếu đi đâu hay làm gì cũng gặp nhiều khó khăn, vất vả, tốn công tốn sức nhưng không thu lại kết quả gì. 

Ở thời xưa, Nguyệt Kỵ cũng là ngày ”con nước” (tức là ngày triều cường, thường sinh ra những dòng hải lưu bất thường gây nguy hiểm cho thuyền bè). Theo đó, những ngày này thường đem đến xui xẻo cho mọi người nhất là khi đi xa, do người thời đó thường di chuyển bằng đường thủy.

ngày nguyệt kỵ
Nguyệt Kỵ có liên can mật thiết đến chu kỳ trăng

Sử sách tại Trung Quốc cũng viết rằng, Nguyệt Kỵ đại diện cho Trung Cung (ngôi trung ương ở Hà Đồ). Mà Trung Cung chính là ngôi vua và lấy số 5 làm đại diện, trong khi cửu cung là số 9. 

Khi đếm từ 1 đến 5 thì chúng ta nhập số 5 vào làm Trung Cung. Tiếp đến, cộng con số này với 9 thì ta được 14, cũng là số biểu hiện của Trung Cung. Tiếp tục lấy số 14 cộng với 9 thì được 23, cũng là số biểu hiện của Trung Cung. Như vậy sau cả ba lần đều nhập vào Trung Cung cả nên tất cả các ngày này đều coi là Nguyệt Kỵ. 

Xem thêm: Các bước xem ngày Hoàng Đạo đơn giản

3. Các quan niệm về ngày Nguyệt Kỵ 

3.1. Nguyệt Kỵ theo lý giải của Phi tinh 

Đầu tiên, chúng ta phải nhắc đến Phi tinh (cách bay của các chòm sao) trong Phong thủy học. Cửu cung phi tinh gồm: Nhất Bạch, Nhị hắc, Tam Bích, Tứ Lục, Ngũ Hoàng, Lục Bạch, Thất Xích, Bát Bạch, Cửu Tử.

Cửu tinh lại có Sao Ngũ Hoàng (thuộc trung cung, lấy số 5 làm biểu hiện) được cho là xấu nhất mang tai vạ. Cứ theo phi tinh 9 cung lại quay trở về Ngũ Hoàng : Ngũ Hoàng 5, 5 + 9 = 14, 14 + 9 = 23. Đó chính là ngày Nguyệt Kỵ.

3.2. Khoa học nói về Nguyệt Kỵ 

Khoa học cũng đã bảo chứng cho các kiêng kỵ của người xưa. Đặc biệt là trong vấn đề thiên văn. Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng vào những ngày trên thì Mặt trăng sẽ di chuyển qua một “vùng trời” mới. Năng lượng dao động làm con người bị ảnh hưởng không nhỏ. Nếu thời tiết tốt thì làm cho cơ thể khỏe mạnh, trí não hưng phấn và là tiền đề cho mọi việc trôi chảy, đạt hiệu quả cao. Còn nếu thời tiết xấu làm cho mọi người khó chịu, cơ thể mất cân bằng, làm mọi việc kém minh mẫn và hiệu quả.

4. Lưu ý kiêng kỵ trong ngày Nguyệt Kỵ 

Cuộc sống hiện đại, giao thoa văn hóa Đông Tây là chuyện đương nhiên. Con người và tiếp thu nhiều luồng tư tưởng, kiến thức, cũng giúp cho người Việt dần trở nên thoáng hơn. Tuy nhiên, không vì thế mà hoàn toàn coi nhẹ, thậm chí gạt đi các việc kiêng kỵ truyền thống. 

4.1. Hạn chế đi lại 

Dù sống ở thế kỷ 21, tốt nhất vẫn nên làm theo lời dạy có kiêng có lành của ông cha ta ngày trước. 

Đương mệnh tốt nhất khi ra đường vào Nguyệt Kỵ nên đặc biệt cẩn trọng, phòng ngừa tai nạn. Như đã nói ở phía trên, trường năng lượng thay đổi cộng với thời tiết thất thường khiến đầu óc con người kém tỉnh táo, dễ gây ra những rắc rối khi điều khiển giao thông. 

ngày nguyệt kỵ
Tốt nhất không nên di chuyển bằng đường thủy trong ngày này

Đồng thời, không nên xuất hành bằng đường thủy như đi thuyền, đi phà, đi tàu… bởi đây là giai đoạn dòng hải lưu bất thường, gây tai nạn nguy hiểm cho thuyền bè. 

Tương tự với ngày Nguyệt Kỵ, Lưu Niên cũng là một ngày xấu, làm con người hao tốn thời gian, sức khỏe và tiền bạc, dễ gặp các chuyện khẩu thiệt, thị phi. Quý vị có thể tìm hiểu bài viết này tại Thăng Long Đạo Quán.

4.2. Không nên làm việc lớn 

Ngoài ra, từ đi xa, khai trương, động thổ xây nhà, cưới hỏi, ký kết làm ăn,… đều kiêng kỵ không tổ chức trong ngày Nguyệt Kỵ kẻo gặp thất bại hoặc không đạt được kết quả như mong cầu. 

Đặc biệt, là không tiến hành các sự kiện gần sông nước như đã nói ở trên. 

Thăng Long Đạo Quán chỉ xin lưu ý rằng, quý vị cũng không nên áp dụng một cách máy móc trong các vấn đề thường ngày. Ví dụ như chuyện sinh con, nhiều người vẫn tin rằng sinh vào Nguyệt Kỵ sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn con, đẻ ra cũng khó nuôi. Con cái là lộc trời cho, có gia đình hiếm lắm mới có được. Do đó, không nên tin quá mức mà tồn tại những dị nghị như vậy. 

Tùy vào niềm tin của mỗi người, có những công việc mà không thể dừng được thì đừng ngần ngại mà không tiến hành, vì lợi ích của bản thân và những người xung quanh. 

5. Cách hóa giải ngày Nguyệt Kỵ 

Tốt nhất, các bạn nên chọn ngày đẹp trong tháng để tiến hành việc lớn và tránh các ngày Nguyệt Kỵ. Hoặc các bạn có thể dùng công cụ xem ngày của chúng tôi để tự mình suy xét xem có tiến hành các việc trọng đại hay không. Cụ thể: 

  • Bước 1: Truy cập Thăng Long Đạo Quán 
  • Bước 2: Chọn mục Xem ngày, sau đó nhấn tiếp mục Xem ngày tốt xấu 
  • Bước 3: Nhập đầy đủ thông tin được yêu cầu
  • Bước 4: Xem kết quả trả về, còn gì thắc mắc xin hãy liên hệ với chuyên gia của Thăng Long Đạo Quán nhé. 

6. Lời kết 

Xin cảm ơn quý anh chị đã dành thời gian theo dõi bài viết về ngày Nguyệt Kỵ chúng tôi! Hãy cùng theo dõi và tiếp tục ủng hộ chúng tôi trong các bài viết tiếp theo. Hãy tải ngay ứng dụng của chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin về Phong thủy nói riêng cũng như huyền học nói chung nhé. 

Xem để hiểu thêm về các ngày tốt xấu khác trong năm