Lễ cúng Táo Quân là một nét đẹp trong văn hóa của người Việt. Cứ vào dịp cuối năm, nhà nhà đều thực hiện nghi lễ cúng ông Công ông Táo để tiễn các Táo về trời, bẩm báo mọi việc tốt xấu ở nhân gian để Ngọc Hoàng xem xét thưởng phạt. Vậy Ông Công ông Táo ngày bao nhiêu? Ông Công ông Táo 2021 vào ngày nào? Cùng Thăng Long đạo quán tìm hiểu nhé!

1. Ông Công ông Táo ngày bao nhiêu?

1.1. Ông Công ông Táo vào ngày bao nhiêu?

Theo sự tích về ông Công ông Táo chầu trời hàng năm để bẩm báo mọi sự xảy ra dưới trần thế tới Ngọc Hoàng để định đoạt công tội. Vậy nên để thỉnh cầu các vị thần sẽ “phù hộ” cho gia đình mình được nhiều may mắn, bảo vệ gia đình khỏi những ma quỷ. Mỗi năm khi gần hết năm, vào ngày 23 tháng Chạp, người ta thường làm lễ tiễn đưa Táo Quân chầu trời một cách long trọng, cung kính, mong Táo Quân sẽ chiếu cố cho gia đình.

Ông công ông táo về trời vào ngày 23 tháng Chạp hoặc cũng có thể về sớm hơn để kịp chuẩn bị cho buổi chầu. Đó là lý do mà có gia đình làm lễ cúng ông Công ông Táo sớm hơn 1 – 2 ngày.

1.2. Ông Công ông Táo vào ngày nào dương lịch?

Lễ cúng ông Công ông Táo thường được thực hiện vào vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Theo lịch vạn niên năm 2021, lễ này rơi vào thứ Năm ngày 04 tháng 02 dương lịch.

ông công ông táo là ngày bao nhiêu
Ông Công ông Táo vào ngày 04/02/2021 dương lịch

Đây là thời gian mà nhiều người vẫn phải đi làm, vì thế mà các gia đình không nhất thiết phải cùng đúng vào trưa ngày 23 tháng Chạp. Theo kinh nghiệm dân gian, gia chủ có thể bắt đầu lễ cúng ông Công ông Táo bắt đầu từ ngày 22, cũng có nhà thực hiện vào ngày 21 để ông Công ông Táo kịp về trời chầu Ngọc Hoàng.

2. Những điều cần lưu ý khi cúng ông công ông táo

Thời gian: Năm nay, vào 2 ngày 22 và 23 tháng Chạp, có các khung giờ được coi là giờ Hoàng Đạo đẹp để gia chủ thực hiện nghi lễ:

  • Nếu cúng vào chiều tối 22 tháng chạp, giờ hoàng đạo là giờ Thân (15-17h), giờ Dậu (17-19h).
  • Nếu cúng ông táo vào ngày 23 tháng chạp, giờ hoàng đạo là giờ Dần (3-5h), giờ Mão, (5-7h).

Đặc biệt chú ý, cần thực hiện lễ cúng trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp để các Táo kịp về trời.

ông công ông táo là ngày nào
Lưu ý khi cúng ông Công ông Táo

Lễ vật: Lễ vật cúng ông Công ông Táo về chầu trời cơ bản gồm:

  • Mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc (hai mũ cho táo ông và một mũ cho táo bà). Mũ cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn.
  • Chuẩn bị thêm tiền vàng
  • 3 áo giấy (2 nam, 1 nữ)
  • 3 đôi hài bằng giấy (2 nam, 1 nữ)
  • Hình cá chép bằng giấy
ông công ông táo ngày bao nhiêu
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo

Lưu ý rằng: không đốt tiền âm phủ vì ông Công ông Táo là thần tiên, họ không phải là vong hồn nên nếu đốt tiền âm phủ họ sẽ không nhận.

Nghi lễ: Lễ cúng không cần mâm lễ cầu kỳ nhưng nghi lễ cần đảm bảo được sự thành kính của gia đình. Bởi lễ cúng Táo quân không chỉ để bày tỏ lòng biết ơn đến các vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ đã phù trợ cho gia đình trong suốt một năm đã qua, mà còn là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt, hướng con người đến những điều thiện lương.

Cúng ông Công ông Táo là ngày lễ mang ý nghĩa giáo dục về truyền thống trong các gia đình, truyền tải thông điệp sống tốt sống thiện cho thế hệ sau. Là ngày Lễ khiến không khí Tết càng đậm đà bản sắc dân tộc hơn.

Năm nay, ông Công ông Táo là ngày mùng 4 tháng 2 dương lịch, hãy chuẩn bị kỹ những lễ vật và thành khẩn dâng lễ để ông Công ông Táo kịp về trời. Chúc bách gia có một năm mới an khang thịnh vượng.

Nếu còn bất cứ câu hỏi nào cần giải đáp thì bạn có thể để lại Comment bên dưới. Các chuyên gia phong thủy của Thăng Long đạo quán sẽ giúp bạn giải đáp đầy đủ và chi tiết nhất.