Quan Thế Âm là một trong những vị Bồ Tát nổi tiếng và được tôn thờ nhiều nhất trong xã hội Á Đông. Vậy những ai muốn tìm hiểu về Phật giáo đã từng hỏi Quan Thế Âm Bồ Tát là ai? Thăng Long Đạo Quán xin phép được nói về Ngài thông qua bài viết dưới đây.
1. Quan Thế Âm Bồ Tát là ai?
Quan Thế Âm (Tiếng Phạn: अवलोकितेश्वर nghĩa là “Đấng quán chiếu âm thanh của thế gian”) là một vị Bồ Tát hiện thân cho lòng từ bi của tất cả chư Phật.
Ngài đã xuất nhiều nền văn hóa khác nhau, mang cả giới tính nam lẫn thân nữ. Trải qua hàng nghìn năm, Quan Thế Âm là một trong những vị Bồ Tát được tôn kính thờ phụng rộng rãi nhất trong các phái Phật giáo và trong cả dân gian.
Vị Bồ Tát gắn liền với câu niệm chú hồng danh: Namo Avalokiteshvara Bodhisattva (Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát).
Một số cái tên của Ngài qua nhiều nền văn hóa, quốc gia khác nhau:
- Tên nguyên bản tiếng Phạn là Avalokiteśvara
- Tại Trung Quốc chính là Quan Âm (Guan Yin) – tên gọi thường được biết đến ở Việt Nam
- Tại Campuchia Bồ Tát có tên là Kanzeon hay Kannon.
Xem thêm bài viết: Tên Phật ý nghĩa gì?
2. Thân thế của Quan Thế Âm
Trong cuộc đời tu hành, thệ nguyện cũng như công đức hóa độ của Ngài. Nhiều các tác phẩm, kinh Phật kinh điển đều đề cập như: kinh Bi Hoa, Diệu Pháp Liên Hoa kinh – Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm, Vô lượng Thọ kinh, Đại Bát Nhã ba la mật đa kinh, Ngũ Bách Danh kinh, Đại Phương Quảng Như Lai tạng kinh…
Đặc biệt nhất kinh Bi Hoa có đề cập về cuộc đời tu tập của vị Bồ Tát này như sau:
Về thuở quá khứ lâu xa về trước, Đức Quán Thế Âm là một vị thái tử tên là Bất Huyền, con của vua Vô Tránh Niệm, thời ấy có Đức Phật ra đời tên là Bảo Tạng Như Lai.
Bởi thấy người dân có cuộc sống cơ cực, nhiều ai oán bất công. Quan Thế Âm lúc bấy giờ tu hành theo Như Lai. Ngài đã quyết chí tu hành thành Phật để cứu khổ, cứu nạn cho muôn vàn chúng sinh.
Trãi qua vô số kiếp về sau, Ngài tinh tấn tu đạo Bồ Tát, cứu độ tất cả chúng sinh, không bao giờ quên đại bi tâm của Ngài.
Khi tu thành chính quả, thì Ngài trở thành vị Bồ Tát cả thể biến ảo ngũ giác. Tai có thể nghe thấy hình ảnh, mắt có thể nghe thấy âm thanh, còn lưỡi có thể nếm ngửi được mùi hương.
Kinh Pháp Hoa một bộ kinh rất quen thuộc với Phật tử tu theo Phật giáo Đại Thừa có chép lại rằng: Bồ Tát Quán Thế Âm có thể hiện thành thân Phật, thân Bích Chi Phật, thân Đại Tự Tại thiên, thân tiểu vương, thân người nam, thân người nữ … cho đến thân dạ xoa, la sát, phi nhân .v.v… Kinh Ngũ Bách Danh còn đề cập đến 500 loại hóa thân của Ngài để tùy duyên ứng hiện hóa độ thuyết pháp.
3. Về 5 thứ quán của Ngài
Tương truyền rằng, Quan Thế Âm Bồ Tát có 5 thứ quán – tức là 5 pháp thần thông hỗ trợ Ngài trong việc phổ độ chúng sinh. Năm phép thần thông đó là:
- Chân quán: Phát huy hết khả năng của 6 giác quan, nên Ngài có thể cảm nhận và quán thấy sự thật mọi đau khổ của chúng sinh.
- Thanh tịnh quán: Khả năng quán chiếu sự thanh tịnh. Sự quán chiếu trong suốt, sự quán chiếu không còn bị vô minh, khát ái, chấp thủ và nghiệp hữu làm vẩn đục. Và thanh tịnh quán là quán chiếu để thấy rõ bản thể vắng lặng ở nơi mọi sự hiện hữu.
- Quảng đại trí tuệ quán: Khả năng quán chiếu bằng trí tuệ rộng lớn, không những thấy tự tánh của năm uẩn là không, mà còn thấy tự thân của mỗi uẩn cũng đều là không, vốn không có tự tánh.
- Từ quán: Khả năng quán chiếu để thực hành hạnh nguyện thương yêu rộng lớn, toàn diện và cùng khắp, đem lại sự an lạc cho hết thảy chúng sanh.
- Bi quán: Bi Quán là khả năng quán chiếu, để thấy rõ thể tánh chơn như giữa chủ thể cứu độ và đối tượng được cứu độ không phải là hai, chúng thiệp nhập vào nhau và nhất thể.
4. Thờ phụng Quan Thế Âm Bồ Tát
4.1. Ngày vía Quan Thế Âm
Các phật tử thường có ngày “vía”, vía ở đây là từ thường dùng để chỉ ngày kỷ niệm của các vị Thánh, Bồ Tát hay các vị bề trên.
Cũng như các vị khác trong Phật giáo, Phật tử và những người yêu thích đạo Phật ở khắp nơi trên thế giới thường làm lễ vía Bồ Tát Quán Thế Âm vào các ngày 19/2, 19/6 và 19/9 âm lịch.
Những đại sư tu hành lâu năm đều tin rằng “Vía Ngài” là dịp để chúng sinh tích cóp lòng từ bi, hướng đến điều thiện bỏ việc ác, tránh sát sanh, rượu chè, cờ bạc, phát tâm ăn chay niệm Phật để tâm thanh tịnh nhằm mong được Quan Thế Âm cứu nạn, cứu khổ.
Lễ hội Quán Thế Âm vừa là dịp tiến hành nghi lễ Phật giáo mà nhà chùa dùng hoằng pháp truyền tải thông điệp “từ bi hỷ xả” đến với mọi người.
Đừng bỏ qua: Văn khấn Quan Thế Âm Bồ Tát
4.2. Ý nghĩa của việc thờ phụng Ngài
Thờ tượng Phật Quan Âm trong nhà đã trở thành một nét đẹp truyền thống, thể hiện sự hướng thiện, hướng tới những điều tốt đẹp của con người. Đó còn thể hiện niềm tin Phật pháp cao muôn trượng che chở phù hộ cho gia đình. Tượng Quan Âm trong nhà như một lời bảo ban người trong nhà sống với những điều đúng đắn, tránh những sai phạm về đạo đức.
4.3. Lưu ý khi thờ phụng Quan Âm
- Sát sinh là nghiêm cấm trong đạo Phật, cần phải hiểu khi thờ Quan Âm.
- Trên tủ thờ chỉ có đồ chay, thường xuyên dọn rửa thường xuyên.
- Nơi thờ Quan Âm cần thanh tịnh và sạch sẽ.
- Tiền vàng mã không phù hợp với giáo lý nhà Phật cho nên ở kệ thờ Quan Âm cũng vậy, không nên đặt.
- Lễ dâng hương vào ngày vía hàng năm cần ăn chay, kiêng giới và làm việc thiện.
5. Xem quẻ Quan Âm cùng Thăng Long Đạo Quán
Chúng tôi xin giới thiệu về thẻ (quẻ) hay còn gọi là xăm (xâm), thẻ Quan Âm được bắt nguồn từ Trung Hoa cổ đại, khoảng 2500 năm trước Công Nguyên. Thời xa xưa, trước khi đưa ra quyết định hay làm gì đó thì người Trung Quốc sẽ thường gieo quẻ để xin ý kiến của thần linh. Khi thỉnh Quan Âm để cho ra kết quả sẽ phần nào đoán được hung cát xảy ra sắp tới đối với mình.
- Bước 1: Truy cập Thăng Long Đạo Quán
- Bước 2: Chọn Xem Bói, nhấn tiếp vào XIN THẺ QUAN ÂM
- Bước 3: Nhắm mắt tĩnh tâm, nghĩ về điều muốn biết khoảng 1 phút
- Bước 4: Nhấn Gieo quẻ
- Bước 5: Xem và suy ngẫm về kết quả trả về.
6. Lời kết
Trên đây là đầy đủ thông tin giải đáp về Quan Thế Âm Bồ Tát là ai mà quý vị có thể tham khảo. Qua đó, Thăng Long Đạo Quán hy vọng bạn có thể hiểu rõ hơn về vị Bồ tát giàu lòng từ bi cũng như hạnh nguyện của Ngài.