Từ xưa đến nay, vào những ngày lễ Tết, rằm,… các gia đình Việt thường đến các ngôi chùa để cầu bình an, hạnh phúc. Trong đó, lễ Quan Thế Âm Bồ Tát (Phật Bà Quan Âm) tại chùa là lễ rất quan trọng. Ngoài lễ vật để bày tỏ lòng thành thì việc chuẩn bị văn khấn Quan Thế Âm Bồ Tát cũng rất quan trọng. Vì vậy, bài viết dưới đây của Thăng Long Đạo Quán sẽ hướng dẫn chi tiết và đúng cách nhất về cách sắm lễ và văn khấn cúng Quan Thế Âm Bồ Tát để bạn đọc tham khảo!

1. Tìm hiểu về Quan Thế Âm Bồ Tát

Quan Thế Âm theo tiếng Phạn gọi là Avalokitesvara, có nghĩa là vị Bồ Tát này có khả năng quan sát âm thanh đau khổ của chúng sinh cầu xin mà cứu độ một cách tự tại.

Theo cuốn Kinh Bi Hoa, Quan Thế Âm Bồ Tát vốn là con của vua Vô Tránh Niệm – thái tử Bất Huyền, dưới thời Đức Phật Bảo Tạng Như Lai. Vị vua Vô Tránh Niệm là người hết lòng sùng bái đạo Phật, Thái tử Bất Huyền tin nghe theo Vua cha nên thành tâm cầu nguyện cả đời quan sát chúng sinh, cứu độ cho những con người lâm vào khổ cực. Các Đức Phật mười phương cùng nhau thọ ký cho Ngài, vì vậy Ngài được ban Phật hiệu là “Biến Xuất Nhất Thế Công Đức Sơn Vương Như Lai”.

văn khấn quan thế âm bồ tát
Văn khấn Quan Thế Âm Bồ Tát

Mặc dù có rất nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc xuất thân của Ngài, nhưng Quan Thế Âm Bồ Tát chính là sự hiện thân của tấm lòng từ bi, hóa giải đau khổ cho chúng sinh.

Vị trí đặt Tượng Quan Âm Bồ Tát thường được đặt ở vị trí quan trọng, những nơi có không gian thanh tịnh. Vào những dịp đặc biệt, hay khi có những chuyện cấp thiết cần cầu xin, con người ta sẽ thành tâm dâng lễ, mong muốn nguyện cầu để hóa giải.

2. Mâm lễ cúng Quan Thế Âm Bồ Tát có những gì?

Theo phong tục cổ truyền người Việt, khi đi Lễ chùa, nên có lễ vật có thể là lễ to hay nhỏ, nhiều hay ít, sang, mọn tùy tâm. Mặc dù ở những nơi này cũng thờ Thánh, Thần, Mẫu nhưng người ta vẫn có thể sắm các lễ chay để dâng cúng.

  • Lễ Chay thường gồm hương hoa, trà, quả, bánh oản… dùng để dâng lễ lên ban Phật, Bồ Tát. Lễ Chay cũng dùng để dâng lên ban Thánh Mẫu.
  • Lễ Mặn: nếu muốn dùng lễ mặn thì khuyên gia chủ nên mua đồ chay có hình tướng lợn, gà, chả, giò…
  • Lễ đồ sống: tuyệt đối không được dùng các đồ lễ sống như trứng, muối, gạo hoặc thịt tại các ban quan Bạch xà, Thanh Xà, Ngũ Hổ đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ Phủ.
văn khấn quan thế âm bồ tát
Hình ảnh một mâm lễ Quan Âm
  • Cỗ sơn trang: gồm những đặc sản chay của Việt Nam. Tuyệt đối không dùng cua, lươn, ốc, chanh, ớt… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi thì cũng thuộc vào lễ này.
  • Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường bao gồm các loại oản, hương hoa, quả, gương, lược,… Đây nghĩa là những đồ chơi mà người ta hay thường làm cho trẻ nhỏ. Những lễ vật này sẽ cầu kỳ, đẹp, nhỏ và được đặt trong những chiếc túi nhỏ nhắn, bắt mắt.
  • Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: thường phải dùng đồ chay mới có phúc và lời cầu nguyện mới linh ứng.
  • Trước ngày đi lễ chùa cần phải kiêng giới, ăn chay, làm việc thiện tâm.

3. Văn khấn Quan Thế Âm Bồ Tát

3.1. Văn khấn Quan Thế Âm Bồ Tát tại nhà

a. Văn khấn Quan Thế Âm Bồ Tát ngày thường

Thông thường, việc khấn Phật Bà Quan Âm nên diễn ra vào mỗi buổi sáng khi vừa thức dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Khi khấn nguyện mẹ Quan Âm nên làm chậm rãi, giữ tâm chí kính, chí thành. Sau khi dâng hương, cắm hương thì bạn quỳ xuống và đọc:

Con xin cung kính lễ lạy:

Nam Mô Đại Từ Đại Bi Thập Phương Tam Thế Chư Phật, chư Bồ Tát,

Tam Bảo khắp mười phương (3 lần)

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)

Nam Mô Đại Từ Đại Bi cứu khổ cứu nạn Quan Thế Âm Bồ Tát (2 lần)

  • Tri ân: Hôm nay lại bước qua một ngày, con tự biết con đã được rất nhiều may mắn, con đã hưởng được tha lực từ bi của chư Phật, chư Bồ Tát. Đức Từ phụ A Di Đà Phật, Đức Mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát ban cho, và được chư vị giúp đỡ mà con mới có được ngày hôm nay. Con xin thành tâm thành kính quỳ nơi đây dâng lòng chí thành chí kính tri ân (1 lạy).
  • Cầu an:
    • Con xin thành tâm thành kính cầu nguyện sự an lành, an lạc, thanh bình, hạnh phúc cho cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng khắp các chúng sanh hữu tình, vô tình.
    • Con cầu xin thập phương tam thế chư Phật, chư Bồ Tát, Đức Từ phụ A Di Đà Phật, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, và chư vị từ bi gia hộ, giúp đỡ để chúng con đồng được sự an lành, an lạc, tu hành đến Tri Kiến Giải Thoát, thoát khỏi sanh tử luân hồi, đồng xin nguyện được vãng sanh về Cực Lạc Quốc (1 lạy).
  • Cầu siêu:
    • Con cũng thanh tâm cầu siêu cho vong linh cửu huyền thất tổ, cha mẹ, tổ tiên, thân bằng quyến thuộc nhiều đời nhiều kiếp.
    • Những vong linh liên hệ và không liên hệ đến con,
    • Những vong linh con đã lỡ gây hại, sát hại trong quá khứ,
    • Cho những vong linh tên:…
    • Cùng những vong linh mất trong chiến tranh, thiên tai, bệnh tật, và vì mọi lý do chưa được vãng sanh.
    • Con thành tâm cầu nguyện xin tha lực từ bi của mười phương chư Phật, chư Bồ Tát, Đức từ phụ A Di Đà Phật, Đức Mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát, Đức Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, cùng chư vị giúp đỡ để các vong linh được tiếp dẫn về nơi an lạc, siêu sanh Tịnh Độ (1 lạy)
  • Sám hối:
    • Nay con xin chí thành sám hối mọi tội lỗi con đã lỡ gây tạo từ nhiều kiếp cho đến nay, những tội con đã gây tạo trong kiếp sống hiện tại.
    • Những tội con gây tạo do bởi vô tình hay cố ý, gây hại, sát hại đến nhân mạng, đến giới hữu tình hoặc vô tình, những tội do bởi Tham, Sân, Si, do bởi ngã mạn, vô minh che lấp.
    • Từ nay, mỗi ngày con xin kiểm soát hành động, từ tưởng để sám hối, sửa sai và xin nguyện giữ mình không tái phạm.
    • Hết thảy các tội, con xin chí thành quỳ nơi đây dâng lòng sám hối. Xin chư Phật mười phương, chư Bồ Tát, Đức từ phụ A Di Đà Phật, Đức Mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát chứng minh cho lòng thành của con (1 lạy).
  • Hồi Hướng/ Phát Nguyện:
    • Sám hối rồi, nay con xin nguyện tiếp tục tu học, tu hành, hướng tâm tu để thoát khỏi sanh tử luân hồi. Làm việc lợi mình lợi người.
    • Con xin hồi hướng, chia sẻ Công Đức đến cha mẹ, thân nhân (tên)… Đến chư Thiên, chư Thần, chư Thánh, chư Hộ Pháp và chư vị đã giúp đỡ cho con.
    • Đến những vong linh mà con đã lỡ gây hại, sát hại. Cùng tất cả các vong linh chưa được vãng sanh và pháp giới chúng sanh.
    • Con nguyện dâng lòng thành kính tri ân, quy y Tam Bảo. Cầu xin Chư Phật mười phương, chư Bồ Tát, Đức từ phụ A Di Đà Phật, Đức Mẹ Quán thế Âm Bồ Tát từ bi gia hộ để con và chúng sanh đồng được duyên lành tu học thoát khỏi sanh tử luân hồi, trên tri ân chư Phật, dưới cứu độ chúng sanh. Chúng con đồng xin nguyện được vãng sanh về Cực Lạc Quốc (3 lạy).

Phật giáo cũng rất coi trọng lễ phóng sinh, đây là hành động xuất hiện thường xuyên trong các dịp lễ quan trọng nơi cửa Phật. Do đó, quý phật tử đừng nên bỏ qua Văn khấn phóng sinh chuẩn từ Thăng Long Đạo Quán nhé.

b. Văn khấn Quan Thế Âm Bồ Tát ngày mùng 1 Tết

Con Nam mô A Di Đà Phật!

Con Nam mô A Di Đà Phật !

Con Nam mô A Di Đà Phật !

Con kính lạy Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán thế Bồ Tát.

Tín chủ con là ……………… cùng toàn gia trung

Hôm nay nhân ngày đầu tiên của Nhâm Dân niên, Nhâm Dần Nguyệt, thuộc Ất Dậu nhật.(với ngày 01tết)

Hôm nay thuộc …..Niên (năm)…..Nguyệt (tháng) ….. Nhật (ngày)… (với ngày bình thường)

Tín chủ chúng con nhất tâm kính dâng, lễ mọn tâm thành, hương hoa, trà quả, ngũ thể đầu Địa, nhất tâm kính lễ cúng giàng Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán thế Bồ Tát. Chúng con cúi xin đức phật lai lâm trước án thụ hưởng lễ vật, chứng tâm lòng thành cho gia trung chúng con.

Tín chủ con Cúi xin Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán thế Bồ Tát tỏa ánh từ quang soi tỏ tâm đạo, khai tâm, khai tính, khai sáng nhân tâm, để tâm khai hoa, tu tập tạo phước cho nghiệp nhẹ bớt.

Con xin Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán thế Bồ Tát ban nước dương chi giúp cho chúng con tu tập, thiện nương khởi lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao.

Con xin Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán thế Bồ Tát gia hộ độ trì cho đệ tử con cùng toàn thể gia trung, đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối vạn sự hanh thông, bốn mùa bình an, 24 tiết khí sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, lộc tài vương tiến, công việc hanh thông, vạn sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con xin nguyện nhất tâm tu tập, tạo nhiều phước lành, giúp người khổ, hỗ trợ người khó khăn, cần kiệm liêm chính.

Con Nam mô A Di Đà Phật!

Con Nam mô A Di Đà Phật !

Con Nam mô A Di Đà Phật !

  • Giải thích: “Ngũ Thể Đầu Địa” là năm vóc (đầu, hai tay và hai chân) gieo sát đất. Trước hết, quỳ gối bên phải (gồm toàn bộ gối, cẳng chân và mu bàn chân) sát đất, kế đến là gối bên trái, rồi đến hai khuỷu tay sát đất, hai bàn tay ngửa ra duỗi thẳng quá trán, sau cùng là đỉnh đầu đặt sát đất, giữ yên một lúc, như thế gọi là một lạy.  Động tác này biểu thị cho việc hai tay người lạy nâng bàn chân của Thế Tôn cung kính đảnh lễ.
  • Lưu ý: nếu tại gia chỉ bốc bát hương thờ quan thế âm thì khi khấn không cần thỉnh hay lạy các chư phật khác. (10 phương chư phật hay hằng hà sa số phật chị nên lạy, khấn tại chùa).
văn khấn quan thế âm bồ tát
Ngoài lễ tại chùa, quý vị có thể đọc văn khấn Quan Thế Âm Bồ Tát tại nhà

3.2. Văn khấn Quan Thế Âm Bồ Tát tại chùa

Văn khấn Quan Thế Âm Bồ Tát tại chùa thường được sử dụng:

“Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần và 3 lạy)

Con lạy chín phương trời! Mười phương Chư Phật! Chư Phật mười phương.

Con Nam mô Đại Từ, Đại Bi Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát

Xin kính lạy đức Viên thông Giáo chủ thùy từ chứng giám

Hôm nay là ngày…. tháng…. năm…..

Tín chủ con là…..

Ngụ tại….

Tín chủ con một lòng thành tâm đến trước Phật đài, nơi thềm điện cửa hoa, dâng kính vật phẩm, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới tòa sen hồng.

Con cúi xin được Đại Sỹ không rời ban nguyện, chở che cứu vớt cho chúng con và cả gia quyến như thể mẹ hiền, phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, con lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao.

Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp nơi trần gian nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho con cùng toàn thể gia quyến ba tháng ngày đông, chín tháng ngày hè luôn được sức khỏe dồi dào, an khang phúc thọ, lộc tài vượng tiến, công việc thuận lợi, vạn sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ con lễ bạc thành tâm, cúi đầu mong được phù hộ độ trì.

Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát (3 lần và 3 lạy)”. 

4. Cách cúng Quan Thế Âm Bồ Tát

4.1. Trình tự hành lễ khi đi chùa

  • Bước 1: Đặt lễ vật và thắp hương rồi làm lễ ở ban thờ Đức Ông.
  • Bước 2: Sau đó, đặt lễ dâng lên hương án của chính điện, rồi thắp đèn nhang, thỉnh 3 hồi chuông và làm lễ Chư Phật, Bồ Tát.
  • Bước 3: Tiếp theo đó là đi thắp hương ở tất cả các ban ở nơi nhà Bái Đường, thực hiện thắp hương 3 vái hoặc 5 vái. Nếu ở chùa có điện thờ Tứ Phủ, thờ Mẫu thì đến đó dâng hương đặt lễ cầu nguyện.
  • Bước 4: Cuối cùng thực hiện lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu).
  • Bước 5: Cuối buổi lễ, hay đến nhà khách để hỏi thăm nhà chùa, các vị sư ở chùa và công đức cho chùa.
  • Bước 6: Đi lễ chùa hoàn toàn tự nguyện, cần thành tâm cầu nguyện. 
văn khấn quan thế âm bồ tát
Hình ảnh các phật tử chuẩn bị lễ vật trước khi cúng mẹ Quan Âm

4.2. Hạ lễ sau khi cúng

Sau khi thực hiện xong khấn, lễ bái ở các ban thờ, trong thời gian đợi hết một tuần nhang, mọi người có thể đi thăm phong cảnh nơi cửa chùa.

Khi hết một tuần nhàng, mọi người có thể thắp thêm một tuần nhang nữa, sau đó vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ sớ đem ra nơi hóa vàng.

Hóa sớ xong, hạ các lễ dâng cúng khác. Khi thực hiện hạ lễ nên hạ từ ban ngoài cùng vào rồi đến ban chính. Riêng các đồ lễ nơi bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ, không mang về.

5. Lời kết 

Trên đây là bài văn khấn Quan Thế Âm Bồ Tát tại nhà và tại chùa để bạn tham khảo. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Đừng quên thường xuyên theo dõi Thăng Long Đạo Quán để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác nữa nhé!

Ngoài ra, để biết được mình nên làm gì, không nên làm gì tốt cho mệnh cục, hoặc luận giải về những hưng thịnh – trắc trở mà bản mệnh mình gặp phải và cách hoá giải ra sao. Và rất nhiều thông tin hữu ích khác về Phong thuỷ, Tử vi, Xem tuổi (đối tác, tình yêu, xuất ngoại,…). Hãy tải MIỄN PHÍ App Thăng Long Đạo Quán về điện thoại của mình theo đường liên kết dưới đây.

Các bài viết cùng chủ đề: