Dù không biết các quan niệm kiêng kỵ ngày Rằm tháng 7 là đúng hay sai nhưng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nên nhiều người vẫn thực hiện để tâm an. Vậy dân gian lưu truyền Rằm tháng 7 không nên làm gì? Ăn gì? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây. 

1. Rằm tháng 7 không nên làm gì?

Rằm tháng 7 (ngày 15/7 âm lịch) được coi là một ngày lễ lớn trong tháng 7 âm lịch. Ngày này vừa là ngày Rằm vừa là ngày xá tội vong nhân và Vu Lan báo hiếu.

Theo quan niệm dân gian, cứ đến tháng 7 âm lịch hàng năm, các vong linh, quỷ đói chưa siêu thoát sẽ được phép quay lại dương gian và hưởng thụ lộc cúng tế từ người trần thế. Mà ngày Rằm tháng 7 lại là thời điểm trời đất tương thông, âm khí cực thịnh nên số lượng quỷ hồn xuất hiện rất nhiều. Nếu bạn không cẩn thận thì dễ bị gặp xui xẻo.

Vậy vào ngày Rằm tháng 7 không nên làm gì? Hãy tham khảo 10 điều tối kỵ mà dân gian lưu truyền từ bấy lâu nay.

1.1. Không nên đi chơi đêm 

Trong tín ngưỡng của đa số người dân Việt, tháng 7 là tháng cô hồn và ngày Rằm tháng 7 càng nhiều vong linh lang thang. Để tránh bị ma ám cũng như mang vận xui vào nhà, người xưa khuyên rằng không nên đi chơi đêm và không gọi tên hay hù nhau để tránh hồn bay phách lạc.

Rằm tháng 7 không nên làm gì

1.2. Không nên phơi quần áo ngoài trời ban đêm

Rằm tháng 7 không nên làm gì? Được biết, vong hồn thì có tốt, có xấu. Đối với những quỷ hồn không được thờ cúng, không mồ mả, chịu nhiều đau khổ dưới địa ngục hay đói khát thì ngày 15/7 âm lịch là dịp tốt để “cơm no áo ấm”. Chúng sẽ tìm kiếm khắp nơi đồ ăn, đồ mặc nên tốt nhất không nên phơi quần áo ngoài trời ban đêm. Điều này sẽ giúp bạn tránh mặc phải y phục đã nhiễm âm khí, gây bất lợi cho sức khỏe và vận may của mình.

1.3. Không nên chải đầu soi gương

Người xưa quan niệm vào ngày Rằm tháng 7 không nên chải đầu. Bởi khi chải bạn sẽ rụng tóc, cũng tức là mất sinh khí, điều này tạo cơ hội để quỷ hồn xâm chiếm. Đồng thời không nên soi gương vì gương là cánh cửa kết nối 2 giới âm dương, ma quỷ dễ hiện hồn hù dọa.

1.4. Không nên làm đại sự

Rằm tháng 7 không nên làm gì? Theo quan niệm dân gian, ngày Rằm tháng 7 không phải thời điểm tốt để thực hiện những việc đại sự như động thổ, xây dựng hay sửa chữa nhà cửa, cưới xin, ký kết hợp đồng,… Bởi dễ thất bại và thất thoát tài sản. Đồng thời, trong ngày này người ta rất kiêng kỵ mua nhà, đất, xe hơi, vàng bạc châu báu, quần áo mới,…

tháng cô hồn không nên mua gì

1.5. Không nên cắm đũa đứng giữa bát cơm

Cắm đũa đứng giữa bát cơm là một hình thức cúng người đã khuất. Nếu khi ăn cơm bạn làm như vậy đồng nghĩa với việc bạn đang mời cô hồn, dã quỷ vào nhà ăn cùng.

1.6. Không nên nhổ lông chân

“Một sợi lông quản ba con quỷ” đó là điều dân gian truyền miệng từ ngàn đời nay. Chính vì lẽ đó, nhiều người rất kỵ nhổ lông chân trong ngày Rằm tháng 7. Vì tin rằng càng nhiều lông quỷ hồn sẽ càng tránh xa. Đây cũng là một quan niệm nổi bật trả lời cho câu hỏi “Rằm tháng 7 không nên làm gì?”.

1.7. Không nên cắt tóc

Tóc được coi là góc con người, còn được tượng trưng cho tài lộc. Người xưa khuyên rằng vào ngày Rằm tháng 7 không nên cắt tóc để tránh cắt đi luồng sinh khí của bản thân, cắt đi tài vận của mình.

1.8. Không nên đốt vàng mã tùy tiện

Rằm tháng 7 không nên làm gì nữa? Trong ngày này, ta thường sẽ làm 3 lễ bao gồm lễ cúng Phật, lễ cúng thần linh – tổ tiên và lễ cúng chúng sinh. Để tránh các quỷ hồn tức giận quấy phá cũng như muốn người thân đã mất nhận được đồ cúng tế, ta nên đốt vàng mã cúng thần linh – tổ tiên và tiền vàng cúng chúng sinh riêng.

Rằm tháng 7 không nên

1.9. Không ăn vụng đồ cúng

Đồ cúng là vật phẩm dành riêng cho thần, Phật, ông bà tổ tiên, cô hồn dã quỷ. Các thành viên trong gia đình cần lưu ý, chỉ bảo nhau không được ăn vụng để tránh mạo phạm các bậc bề trên lẫn quỷ hồn, rồi gặp chuyện xui xẻo.

1.10. Không nên sát sinh

Sát sinh là một điều cấm kỵ được liệt vào danh sách “Rằm tháng 7 không nên làm gì?”. Cả Phật giáo lẫn dân gian đều đồng quan điểm rằng sát sinh trong ngày Rằm nói riêng, tháng 7 nói chúng sẽ khiến bản thân bị tổn phước, dễ gặp tai họa. Vì lẽ đó các đồ cúng tế ngày Rằm tháng 7 nên dùng đồ chay thì thích hợp hơn.

2. Rằm tháng 7 không nên ăn gì?

Ngoài việc Rằm tháng 7 không nên làm gì, Rằm tháng 7 kiêng ăn gì cũng là thắc mắc của không ít người. Đặc biệt với những người làm ăn kinh doanh, họ tin rằng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.

Dưới đây sẽ là một số món ăn nên kiêng trong ngày 15 tháng 7 âm lịch theo quan niệm dân gian.

2.1. Không nên ăn mực, cá mè, tôm

“Đen như mực, mè nheo” là những quan niệm khi người ta nhắc đến hai loại thực phẩm hải sản này. Người xưa rất kỵ 2 món này trong ngày Rằm tháng 7 vì tin rằng ăn chúng sẽ khiến bản thân “dông cả tháng”.

Ngoài ra ở miền Trung và miền Nam, nhiều gia đình không ăn tôm trong ngày Rằm tháng 7. Vì sợ không thăng tiến hay phát triển mà sẽ giật lùi phía sau như con tôm.

2.2. Không nên ăn thịt vịt

Thịt vịt là một món khoái khẩu của nhiều người, thậm chí được xem là món giải đen trong các dịp cuối tháng. Tuy nhiên, đó lại là món tối kỵ trong ngày Rằm tháng 7. Bởi dân gian tin rằng ăn vào gia đình sẽ “tan đàn xẻ nghé”.

2.3. Không nên ăn thịt chó

Rằm tháng 7 không nên làm gì nữa? Đó là không nên ăn thịt chó. Chưa kể chó là người bạn trung thành của con người nhưng việc ăn thịt chó rất có hại cho sức khỏe. Đồng thời, theo ông bà ta truyền miệng ăn thịt chó trong ngày Rằm tháng 7 sẽ kéo theo vận xui tới bạn.

2.4. Không nên ăn cháo trắng

Cháo trắng là một trong những vật phẩm cúng tế chúng sinh. Nếu bạn ăn cháo sẽ khiến cô hồn, dã quỷ nhầm tưởng là đang tranh giành đồ ăn với chúng. Do đó, chúng sẽ tức giận và ám bạn cả tháng.

2.5. Không nên ăn sầu riêng, cam, lê, chuối

Ăn sầu riêng thì u sầu cả tháng, ăn cam thì thành cam chịu, còn lê lết, trượt vỏ chuối. Đó là những quan niệm về các loại trái cây này trong ngày Rằm tháng 7 nói riêng, tháng cô hồn nói chung. Vì vậy, người ta khuyên nhau không nên ăn sầu riêng, cam, lê, chuối trong ngày Rằm.

Rằm tháng 7 không nên làm gì

>> Xem thêm:Lưu ý khi cúng Rằm tháng 7 để may mắn, bình an

Trên đây là những thông tin chia sẻ về việc Rằm tháng 7 không nên làm gì mà bạn có thể tham khảo. Hãy thường xuyên truy cập website hoặc cài đặt ứng dụng Thăng Long Đạo Quán về điện thoại để mỗi ngày cập nhật kiến thức phong tục Việt Nam và phong thủy Việt. Ngoài ra, người dùng ứng dụng sẽ được trải nghiệm với hàng loạt công cụ tra cứu miễn phí (xem ngày tốt xấu, xem Bát tự, Tử vi, xem tuổi vợ chồng,…).

Tải ngày ứng dụng Thăng Long Đạo Quán tại đây.