Tết Trung Thu được xem là một trong các ngày lễ lớn của người Việt Nam nói chung và là dịp lễ được mong chờ nhất của các em nhỏ nói riêng. Vào ngày lễ này, người lớn được quây quần bên gia đình, thưởng trăng, ăn bánh uống trà còn trẻ nhỏ được rước đèn phá cỗ. Hãy cùng TLĐQ tìm hiểu xem Rằm tháng 8 là ngày bao nhiêu thông qua bài viết tổng hợp dưới đây nhé!

Rằm tháng 8 là ngày bao nhiêu?
Rằm tháng 8 là ngày bao nhiêu?

1.Trung thu là ngày nào? Rằm tháng 8 là ngày bao nhiêu?

Ngày Rằm tháng 8 (còn có tên gọi khác là Tết trung thu, Tết hoa đăng, Tết trông trăng,…) là ngày lễ hội truyền thống ở Việt Nam. Vào ngày lễ này, các gia đình già trẻ lớn nhỏ sẽ quây quần cùng ăn bánh nướng, bánh dẻo và phá cỗ trông trăng.

Rằm tháng 8 được tổ chức hàng năm vào ngày 15/8. Năm nay, Trung thu sẽ rơi vào ngày 29/9/2023 dương lịch.

Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định những ngày sẽ được nghỉ lễ là những ngày như sau: Tết Dương lịch, Tết Âm lịch, Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động, Quốc khánh và Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Vì vậy, ngày lễ Trung Thu không phải là ngày nghỉ dành cho người lao động và trẻ em. Nếu rơi vào ngày thường, người lao động và trẻ em vẫn phải thực hiện các chế độ như thường ngày.

2. Nguồn gốc Tết Trung Thu

Thực chất, rằm tháng 8 hay lễ Trung Thu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Có ba truyền thuyết gắn liền với ngày lễ lớn này chính là: Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng, và chú Cuội trong cổ tích Việt Nam.

2.1. Tích Hằng Nga và Hậu Nghệ

Vợ chồng Hằng Nga và Hậu Nghệ bị ghen ghét đố kỵ nên bị đày xuống làm dân thường. Một ngày kia, Ngọc Hoàng sai mười người con trai biến thành mười mặt trời xuống thiêu đốt mặt đất. Bằng tài bắn cung của mình, Hậu Nghệ đã bắn hạ 9 người con, chỉ lại còn một người, một mặt trời. Để đền đáp, nhà vua đã ban cho Hậu Nghệ viên thuốc bất tử nhưng Hằng Nga vô tình sử dụng nó rồi bay lên cung trăng mà không thể nào xuống được. Và từ đó, hai người chỉ được gặp nhau một lần mỗi năm vào ngày rằm tháng 8.

2.2. Tích vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng

Người xưa kể lại rằng, vào ngày rằm tháng 8, vua Đường Minh Hoàng (713- 741 Tây lịch) dạo chơi trong vườn Ngự uyển và được đạo sỹ mở đường lên cung trăng. Nhờ vậy mà ngài đã được đắm chìm trong cảnh tiên hoa lệ, những điệu múa mê đắm lòng người. Chính vì vậy mà khi về hạ giới, ngài đã hạ lệnh hằng năm vào ngày rằm tháng 8 cả nước sẽ tổ chức tiệc ăn mừng, còn ngài và Dương Quý Phi sẽ cùng thưởng rượu, ngắm cung nữ múa hát để tưởng nhớ về lần thưởng ngoạn trên cung trăng.

Các truyền thuyết trong ngày Trung Thu
Các truyền thuyết trong ngày Trung Thu

2.3. Tích chú Cuội cung trăng

Đây là sự tích dân gian Việt Nam, gắn liền với chú Cuội và chị Hằng. Một ngày nọ Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi làm bánh. Cuội ta bày cho chị Hằng cách bỏ tất cả các nguyên liệu vào và nướng lên nhưng kỳ lạ thay chiếc bánh lại rất ngon. Lúc chị Hằng mang bánh lên dâng Ngọc Hoàng, Cuội lưu luyến không lỡ rời. Chẳng ngờ cả Cuội và cây đa trước làng bị kéo lên cung trăng. Dù đôi khi rất nhớ nhà nhưng Cuội chẳng thể xuống, chỉ có thể đợi đến ngày rằm tháng 8 mới có thể cùng chị Hằng vi vu chốn nhân gian.

3. Ý nghĩa Tết Trung Thu

Những truyền thuyết trong ngày Trung Thu cũng đã phần nào thể hiện được ý nghĩa của ngày lễ này. 

Từ xa xưa, ngày lễ này chỉ là dịp để con người tri ân với thiên nhiên, với tổ tiên vì đã phù hộ cho họ được ấm no, mùa màng bội thu. Đây cũng là dịp để mọi người nghỉ ngơi sau một năm mùa màng vất vả, vui vẻ ngắm nhìn thành quả lao động của chính mình.

Ngày Rằm tháng 8 là dịp để gia đình đoàn viên
Ngày Rằm tháng 8 là dịp để gia đình đoàn viên

Tuy nhiên, khi thời gian dần trôi qua, Rằm tháng 8 trở thành dịp để tất cả mọi người quây quần với nhau. Vào ngày này, người lớn sẽ ngồi ăn bánh, uống trà, thưởng trăng và quây quần bên mâm cỗ đoàn viên, cùng nhau tâm sự những kỷ niệm đẹp. Còn trẻ em cũng phần nào háo hức bởi sẽ được người lớn mua cho đồ chơi, đèn lồng, những loại đèn đủ màu sắc, âm thanh vui vẻ.

Ngoài Việt Nam ra thì các quốc gia: Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc cũng đón ngày lễ rằm tháng 8 này. Với họ đây là những ngày lễ lớn trong năm và được tổ chức rất rầm rộ trên địa bàn cả nước.

4. Phong tục trong ngày Rằm tháng 8

Có rất nhiều hoạt động diễn ra trong ngày lễ Trung thu: múa lân, rước đèn, phá cỗ, trò chơi dân gian,…

4.1. Rước đèn

“Tết Trung thu rước đèn đi chơi..” Đây là lời bài hát quen thuộc, gắn liền với tuổi thơ của mỗi người dân Việt Nam. Trẻ em sẽ được cầm những đèn lồng xanh đỏ, màu sắc rực rỡ nhiều hình thù rong ruổi khắp các xóm làng và ngân nga bài hát Tết Trung Thu.

4.2. Phá cỗ trông trăng

Mâm cỗ trung thu thường có chú chó làm từ những tép bưởi, xung quanh bày hoa quả và các loại bánh nướng, bánh dẻo thập cẩm truyền thống hoặc hình thù ngộ nghĩnh như đàn lợn mẹ, lợn con.

Ngày xưa, các bà các mẹ còn xâu hạt bưởi vào thành dây dài phơi khô và đốt sáng trong đêm trung thu. Mâm quả cũng không thể thiếu chuối, cốm, quả thị, quả hồng,..

Khi trăng lên mọi người sẽ cùng nhau phá cỗ, uống trà và chia sẻ với nhau những kỷ niệm đẹp.

4.3. Làm bánh trung thu

Bánh trung thu là điều không thể thiếu trong ngày lễ này. Ngày nay, con người ta thường thích tự làm bánh trung thu tại nhà. Bánh có hai loại là bánh dẻo và nướng. Cùng với sự phát triển của xã hội, các loại nhân và giá thành của các loại bánh trung thu cũng ngày càng cao.

Bánh trung thu là thứ không thể thiếu
Bánh trung thu là thứ không thể thiếu

4.4. Múa lân

Múa lân khiến không khí ngày lễ trung thu thêm phần rộn ràng. Sẽ có một tốp khoảng 2-7 người mặc trang phục biểu diễn và điều khiển một con lân lớn và thực hiện nhữung động tác uyển chuyển theo từng nhịp trống. Múa lân sẽ diễn ra trước cửa nhà, đình làng, rất sôi động cuốn hút sự chú ý và niềm vui của mọi người.

4.5. Tặng quà

Trong ngày này, bố mẹ, con cái thường dành tặng cho nhau những món quà, đó có thể là những cặp bánh trung thu, đèn lồng , những món quà tri ân tình cảm, yêu thương và sự chia sẻ lẫn nhau. Nhận những món quà này khiến không khí gia đình cũng trở nên ấm áp, hạnh phúc hơn.

4.6. Uống trà, ngắm trăng

Rằm tháng 8 là ngày trăng tròn nhất, sáng nhất trong năm, tượng trưng cho sự trọn vẹn và tình cảm gia đình đong đầy. Trong không gian tĩnh mịch, cả nhà cùng nhau quây quần bên mâm cỗ Trung Thu, uống trà ngăm trăng, không khí thật vui vẻ, quây quần biết mấy.

5. Lời kết

Trung Thu hay rằm tháng 8 là ngày lễ đoàn viên, là dịp để mọi người chia sẻ tình yêu thương, quây quần bên nhau. Đây là dịp lễ vừa tôn vinh những giá trị văn hoá truyền thống vừa là dịp để gia đình có thêm thời gian vui vẻ bên nhau. Hy vọng thông qua bài viết này, Thăng Long Đạo Quán đã giải đáp cho bạn được câu hỏi Rằm tháng 8 là ngày bao nhiêu và đừng quên chia sẻ nó đến bạn bè nếu hữu ích nhé!

Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại bình luận dưới mỗi bài viết hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 để được đội ngũ chuyên gia phong thuỷ của Thăng Long Đạo Quán giải đáp trực tiếp.!