Rằm tháng Giêng là ngày trăng tròn đầu tiên trong năm. Ngày này được coi là điểm khởi đầu cho một năm mới tươi sáng. Vì thế, người Việt rất coi trọng việc dâng lễ cúng để cầu bình an, may mắn, tốt lành vào ngày này. Rằm tháng Giêng cúng gì? Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng như thế nào? Tham khảo gợi ý mâm cơm cúng Rằm tháng Giêng qua bài viết dưới đây từ Thăng Long Đạo Quán nhé!
1. Ngày Rằm tháng Giêng cúng gì?
Ông bà ta có câu “Cúng quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”. Câu nói ấy đã chứng tỏ tầm trong trọng của Rằm tháng Giêng trong văn hóa của người Việt. Ngày Rằm tháng Giêng đối với người dân Việt đồng thời cũng mang nhiều ý nghĩa khác nhau.
Rằm tháng Giêng cúng Phật
Mọi người truyền nhau rằng, vào ngày trăng tròn sáng rõ đầu tiên của năm, Đức Phật sẽ hạ phàm. Người xuống chứng giám gia ân, độ trì chúng sinh. Nếu cầu nguyện vào ngày này, mọi người sẽ được soi sáng và phù trợ, có một năm bình an, may mắn.
Rằm tháng Giêng cúng gia tiên
Lễ cúng Rằm tháng Giêng đã đi vào văn hóa của người Việt từ rất lâu đời. Ngay từ khi nước ta mới bắt đầu vào thời kỳ nông nghiệp lúa nước, Rằm tháng Giêng đã trở thành ngày lễ đặc biệt quan trọng của người dân. Vào ngày 15 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, người dân làm lễ, mong cầu tổ tiên phù hộ để có một năm làm ăn khấm khá, mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu. Đồng thời, mâm cỗ cũng thể hiện lòng thành kính, biết ơn trước các bậc bề trên.
Rằm tháng Giêng cúng Thần Tài, Thổ Công cùng các vị thần
Dân gian cũng có truyền nhau rằng, vào ngày này các vị thần cai quản năm mới sẽ xuống hạ giới thay thế các vị thần cũ. Ánh sáng hào quang sẽ soi sáng toàn dân. Bởi thế, người dân dâng lễ lên để tỏ lòng biết ơn tiễn các vị thần cũ và đón các vị thần mới với tấm lòng hiếu hảo.
2. Mâm cúng Rằm tháng Giêng gồm những gì?
Lễ mặn cúng gia tiên
Thông thường, người dân chuẩn bị mâm lễ cúng Rằm tháng Giêng gần giống với mâm cỗ trong ngày Tết Nguyên Đán. Không cần mâm cao cỗ đầy, mâm lễ tùy vào điều kiện của gia chủ mà bày biện. Được biết, những món ăn thường được dâng lên ông bà tổ tiên vào ngày Rằm tháng Giêng bao gồm:
– Thịt gà trống luộc
– Giò chả
– Nem
– Rau xào
– Dưa hành
– Xôi hoặc bánh chưng
Lễ chay cúng Phật
Có nhiều gia đình không muốn sát sinh và ngày Rằm tháng Giêng hoặc có ban thờ Phật sẽ cúng mâm lễ chay. Mâm cỗ chay thường có các món sau:
– Bánh trôi nước (là món ăn không thể thiếu vào ngày Rằm tháng Giêng của nhiều gia đình)
– Món xào chay
– Bát canh măng nấm hoặc là canh củ quả
– Hoa quả, chè xôi
– Các món đậu…
Lễ cúng ban Thần Tài và các vị thần
Đối với ban Thần Tài, quý vị có thể cúng như những ngày Rằm bình thường gồm 1 mâm ngũ quả, 1 bình hoa tươi… Nếu gia chủ có điều kiện, có thể chuẩn bị thêm bộ tam sên: 1 miếng thịt lợn, 3 quả trứng, 3 con tôm hoặc 1 đĩa (dâng với số lẻ).
3. Lưu ý khi chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng
Tùy vào điều kiện kinh tế của từng gia đình cũng như phong tục ở từng địa phương mà có những món cúng khác nhau. Tuy nhiên, mọi người cần chú ý những điều sau khi chuẩn bị mâm cỗ Rằm tháng Giêng đúng.
- Không nên dùng đồ chay giả mặn. Nhiều người cho rằng như thế tâm vẫn chưa tịnh, Đức Phật sẽ khó lòng chứng giám.
- Mâm cơm cúng cần có sự cân bằng âm dương, đầy đủ các vị chua cay mặn ngọt…
- Ngoài mâm cơm cúng, cần chuẩn bị những lễ vật khác như rượu, nước, trầu cau, đèn nến…
- Không nên làm lễ quá lớn, nếu không ăn hết sẽ thừa thãi và lãng phí.
- Không nên cúng hoa giả, trái cây giả.
>> Xem thêm: Văn khấn Rằm tháng Giêng đúng chuẩn
Hy vọng với những kiến thức trên đây từ Thăng Long Đạo Quán, gia chủ sẽ có một lễ cúng Rằm tháng Giêng đúng. Đồng thời, hy vọng bài viết giúp bạn giải đáp câu hỏi “Rằm tháng Giêng cúng gì?”. Chúc quý vị một năm bình an, may mắn, vạn sự như ý. Đừng quên theo dõi Thăng Long Đạo Quán và chuyên mục Phong Thủy Việt để cập nhật nhiều hơn các kiến thức áp dụng trong cuộc sống nhé!