Rằm tháng Giêng là một trong 3 dịp lễ Tết quan trọng của người Việt. Trong ngày này, mỗi gia đình sẽ làm mâm cỗ chay hoặc mặn để dâng lên ông bà tổ tiên và Thần Phật. Đặc biệt, nhiều người làm cỗ chay đang băn khoăn nên cúng Rằm tháng Giêng xôi chè hay chè trôi nước thì mới thể hiện được ước muốn một năm “thuận buồm xuôi gió”. Tham khảo bài viết sau để tìm câu trả lời. 

1. Cúng Rằm tháng Giêng xôi chè hay chè trôi nước?

Đối với người Việt, Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu (15/1 âm lịch) là thời điểm thích hợp để hướng thiên cầu phúc. Cho nên vào dịp lễ này, mỗi gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ cúng tươm tất và thịnh soạn hơn các ngày rằm khác. Ngoài mâm cỗ mặn, không ít người sẽ lựa chọn cúng gia tiên, Thần Phật bằng mâm cỗ chay. Trong đó thường bao gồm: xôi, hoa quả, các món đậu, món canh hay xào rau củ quả,…Đặc biệt, theo lệ xưa, ông cha ta sẽ dâng lên thêm món xôi chè cổ truyền với ý nghĩa cầu mong cả năm no đủ, mọi việc trôi chảy và thành công.

cúng rằm tháng giêng xôi chè

Tuy nhiên, không ít người lại cho rằng cúng Rằm tháng Giêng xôi chè không bằng cúng chè trôi nước. Bởi Tết Nguyên Tiêu không chỉ là dịp hướng thiên cầu phúc mà còn là thời điểm các gia đình mời ông bà tổ tiên “về nhà” sum họp. Mà chè trôi nước (hay còn gọi là chè Đoàn Viên) không chỉ thể hiện cho sự gắn kết, đoàn tụ của gia đình mà còn mang hàm ý cầu mong một năm trôi chảy, suôn sẻ.

Lý giải cúng Rằm tháng Giêng xôi chè hay chè trôi nước, các chuyên gia phong thủy cho biết mỗi gia đình khi làm mâm cỗ chay có thể cúng 1 trong 2 món này hoặc dâng cả 2 loại. Bởi lẽ đây đều là món ngọt cổ truyền Việt và việc ước nguyện quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm của gia chủ.

2. Rằm tháng Giêng cúng bao nhiêu chén chè?

Hầu hết người Việt rất coi trọng tín ngưỡng thờ cúng cổ truyền nên rất tỉ mỉ trong mỗi khâu chuẩn bị lễ Tết Nguyên Tiêu. Do đó, ngoài việc xem cúng Rằm tháng Giêng xôi chè hay chè trôi nước, nhiều người cũng quan tâm dâng bao nhiêu chén chè.

Nghiên cứu của các chuyên gia phong thủy chỉ ra rằng, mỗi gia đình có thể dâng chén chè tùy theo sự thành tâm cũng như điều kiện hoàn cảnh của mình. Được biết, số lượng chè cúng Rằm tháng Giêng thường được dâng lên là 1, 3, 4, 5 hoặc 6 chén.

3. Gợi ý một số món đi kèm xôi chè cúng Rằm tháng Giêng

Theo tập tục cổ truyền, mâm cỗ chay cúng Tết Nguyên Tiêu thường đủ ngũ sắc tượng trưng cho ngũ hành: hành Kim (món ăn màu vàng), Mộc (màu xanh), Thủy (màu trắng), Hỏa (màu đỏ) và Thổ (màu đen). Với ý nghĩa đó, bạn có thể tham khảo cúng Rằm tháng Giêng xôi chè kèm theo các món chay khác sau.

  • Mâm cỗ chay 1 bao gồm: Canh chua nấu nấm (nấm, đậu phụ, cà chua, dứa, hành); bò chay xào xả ớt, khoai lang chiên, nem chay, xôi chè, rau củ luộc, tôm chay chiên, xôi ngô cốt dừa, nấm đùi gà, cơm trắng

  • Mâm cỗ chay 2 gồm: Chè trôi nước ngũ sắc, xôi gấc, canh rau củ hạt sen, nấm hương xào thập cẩm, rau củ luộc, nem chay, đậu hũ cháy, cơm trắng.

  • Mâm cỗ chay 3 gồm có: Chè trôi nước; Giò chay; Nấm đùi gà xốt dầu hào; Chả chay; Cải chíp nấm hương xào; Váng đậu kho tiêu; Canh củ quả nấm; Xôi lá nếp.

>>> Xem thêm:Gợi ý mâm cỗ cúng Rằm tháng giêng đầy đủ nhất

Hy vọng với những kiến thức chia sẻ về cúng Rằm tháng Giêng xôi chè hay chè trôi nước ở trên sẽ giúp quý vị có một Tết Nguyên Tiêu trọn vẹn. Nếu còn thắc mắc điều gì thì hãy để lại bình luận bên dưới bài viết. Các chuyên gia phong thủy, mệnh lý của Thăng Long đạo quán sẽ hỗ trợ giải đáp một cách nhanh và chính xác.