Cây Sâm cau thường được gọi với nhiều cái tên khác nhau như Tiên mao, Cồ nốc lan, Ngải cau… Trong đó, tên gọi thông dụng nhất được đông y sử dụng là Sâm cau. Tên khoa học của cây Sâm cau là Curculigo orchioides Gaertn, thuộc họ Hypoxidaceae hay còn gọi là họ Tỏi voi lùn.

Mô tả đặc điểm

Đặc điểm của cây Sâm cau rất dễ nhận biết với giống cây thân thảo lâu năm, chiều cao trung bình khoảng 30cm, có những cây cao hơn. Cây có lá hình như ngọn giáo và xếp lớp lớp lên nhau giống như lá cây cau, phiến lá thường thon và hẹp. Mỗi cây có khoảng 3 – 6 lá, có chiều dài lá khoảng 40cm, chiều rộng thì khoảng 2 – 3,5cm, mỗi cuống lá có chiều dài khoảng 10cm.

Tiên mao được xem như loại thuốc chứa nội tiết tố nam tự nhiên tăng cường khả năng sinh lý cho nam giới

Về phần thân rễ của Sâm cau có hình trụ và cao với nhiều rễ nhỏ, mỗi củ có kích thước như ngón tay út. Bên ngoài của phần củ có màu nâu, bên trong là lớp thịt đặc màu vàng. Có loại sâm cau đỏ tác dụng tương tự và cũng được sử dụng nhiều.

Phần trên của những chiếc lá xếp lớp lên nhau là có cụm hoa gồm 3 – 5 hoa xếp lại, hoa có màu vàng. Quả Tiên mao có hình dáng thuôn dài và kích thước khoảng 1,5cm, bên trong có từ 1 – 4 hạt.

Phân bố

Cây Sâm cau phân bố rộng khắp không chỉ ở riêng Việt Nam mà còn xuất hiện ở cả Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Philippines và cả ở Đông Dương. Ở Việt Nam, cây thường xuất hiện ở các tỉnh vùng núi phía Bắc như Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Yên Bái… ở những nơi có đồi cỏ ven khu vực rừng núi.

Ngoài ra, ở khu vực phía Nam như các vùng đồi núi của Lâm Đồng, Tây Nguyên cũng thường thấy loại cây này xuất hiện. Cây thường mọc hoang tại các vùng cỏ ven đồi núi.

Tác dụng dược lý

Các thành phần có trong củ Sâm cau giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa, tăng cường sinh lực phái mạnh, cải thiện sức khỏe sinh dục ở nam giới. Ngoài ra, Sâm cau còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và khả năng thích nghi với điều kiện môi trường thiếu dưỡng khí, giúp khỏe mạnh gân cốt.

Cây Sâm cau còn giúp thúc đẩy quá trình hoạt động của tim tốt hơn, hạ đường huyết, giãn tĩnh mạch, tăng sức mạnh cơ bắp, kháng viêm, cải thiện da đàn hồi tốt hơn. Đối với bệnh ung thư, giúp ức chế các tế bào ung thư, cải thiện sức khỏe đáng kể.

Công dụng

Sâm cau có nhiều công dụng trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, mỗi bệnh lại có những cách sử dụng và liều lượng khác nhau. Cụ thể:

  • Chữa liệt dương, tinh lạnh ở nam giới và tử cung lạnh ở nữ giới. Người bệnh sử dụng 6g Sâm cau sắc cùng các vị thuốc khác như Hồ đào nhục, Ba kích, Thục địa, Phá cố chỉ sử dụng 8g mỗi loại và 4g Hồi hương.
  • Sâm cau có tác dụng chữa hen suyễn, tiêu chảy. Phần củ sau khi đã được sơ chế, khử độc, thái mỏng, phơi khô rồi đem sao vàng lên. Người bệnh cần dùng 12 – 16g đã sao vàng sắc cùng 250ml nước lọc. Đun cho đến khi chỉ còn khoảng 50ml nước, uống hằng ngày trước bữa ăn để bệnh nhanh khỏi.
  • Tác dụng trong điều trị bệnh phong thấp, suy nhược thần kinh, lưng thường hay đau lạnh. Đối với bệnh này cần áp dụng bài thuốc gồm 50g Sâm cau ngâm cùng 150ml rượu trắng. Người bệnh ngâm trong vòng 7 ngày có thể dùng trước mỗi 2 bữa ăn sáng – tối. Dùng đều đặn hằng ngày để hiệu quả cao.
  • Sâm cau giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch và khả năng thích nghi với điều kiện thiếu dưỡng khí. Những bệnh nhân rối loạn cương dương, thể trạng yếu, sinh lực kém có thể áp dụng bài thuốc Sâm cau hầm chung với thịt gà hoặc thịt lợn. Sử dụng khoảng 15g Sâm cau hầm cùng với thịt và các gia vị khác.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vị thuốc quý trong Đông Y – Sâm cau.

Chúc quý vị luôn mạnh khỏe, yên vui!