Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, người dân Việt lại rộn rã chuẩn bị cho lễ Vu Lan báo hiếu. Nghi lễ này được ra đời như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây của Thăng Long Đạo Quánđể tìm hiểu về sự tích ngày lễ Vu Lan báo hiếu.

1. Lễ Vu Lan báo hiếu xuất phát từ đâu? Lễ Vu Lan báo hiếu có từ bao giờ?

1.1. Sự tích ngày lễ Vu Lan báo hiếu

Lễ Vu Lan gắn liền với sự tích về Mục Kiền Liên, người con có hiếu cứu mẹ khỏi kiếp Ngạ Quỷ. Mục Kiền Liên từ nhỏ là đứa trẻ ngoan ngoãn, hiền lành và được mọi người xung quanh vô cùng quý mến. Trái lại, mẹ của ông là người vô cùng tham lam, trong cuộc sống hàng ngày bữa cơm của bà luôn đầy ụ. Khi không ăn hết, bà không đem cho mà đổ đi một cách rất phung phí.

Khi mẹ mất, Mục Kiền Liên đã đi tu nơi cửa Phật và theo Đức Phật để học các phép thần thông. Với tấm lòng hiếu thảo của mình, sau khi đã tu được nhiều pháp, Kiền Liên đã dùng phép của mình để đi tìm mẹ. Cuối cùng, ông tìm thấy mẹ ở dưới âm phủ, đang phải chịu làm Ngạ Quỷ đói khát.

Kiền Liên thấy mẹ như vậy vô cùng xót thương. Ông đã đem cho mẹ một bát cơm cứu đói. Với bản tính vốn tham lam, khi ăn bà đã dùng tay che lại để tránh kẻ khác nhòm ngó xin xỏ. Chính vì thế, cơm đưa đến miệng bỗng hóa lửa đỏ bỏng rực không thể nào nuốt được. Mẹ của Kiền Liên cũng chính vì thế mà đau đớn thêm muôn phần.

Mục Kiền Liên thấy vậy đành bất lực trở về xin Đức Phật chỉ lối. Phật chỉ rằng vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hãy làm mâm lễ cúng để giải cứu mẹ. Mục Liên làm theo lời Phật, và quả thật mẹ của ông đã được giải thoát khỏi kiếp Ngạ Quỷ.

Lễ Vu Lan báo hiếu xuất hiện gắn liền với sự tích này. Lễ này để những người con, người cháu thể hiện lòng biết ơn tới tổ tiên. Đây cũng là biểu hiện của truyền thống “uống nước nhớ nguồn” đáng trân quý của dân tộc ta.

1.2. Người dân thường làm gì vào lễ Vu Lan

Vào ngày lễ Vu Lan, mọi người thường thực hiện một số hoạt động sau:

  • Thực hiện lễ cúng gia tiên, cúng Phật tỏ lòng biết ơn.
  • Phật tử đến chùa cầu nguyện trong lễ Vu Lan tại chùa.

  • Thả đèn hoa đăng thể hiện lòng tưởng nhớ tới tổ tiên.
  • Nhiều người thường ăn chay trong ngày này để tích đức.
  • Thực hiện nghi lễ cài hoa hồng trong lễ Vu Lan tại chùa.
  • Thực hiện lễ phóng sinh.
  • Đi chùa cầu bình an cho gia đình.

2. Lễ vu lan báo hiếu cúng gì?

Vào ngày lễ Vu Lan báo hiếu, người dân thường chuẩn bị hai lễ cúng là lễ cúng gia tiên và lễ cúng Phật. Dưới đây là một vài lưu ý về mâm lễ cho hai lễ cúng này.

2.1. Lễ cúng gia tiên

Lễ vật:

Những đồ lễ không thể thiếu trong lễ cúng gia tiên trong ngày Vu Lan báo hiếu là:

  • Hương
  • Rượu, nước
  • Quần áo giấy
  • Hoa tươi
cúng rằm vào ngày nào
Việc thờ cúng quan trọng vẫn là sự thành tâm nên các gia đình cứ tùy tâm và hoàn cảnh riêng để làm lễ.

Mâm cỗ:

Mâm cỗ trong lễ Vu Lan cúng rằm tháng 7 gia tiên thường là mâm cỗ mặn. Các món ăn trong lễ cúng gia tiên rằm tháng 7 tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình. Các gia chủ có thể chuẩn bị đồ cúng theo sở thích của gia tiên khi còn sống. Hoặc, gia đình có thể chuẩn bị các món theo đặc điểm vùng miền và theo mùa vụ tùy vào khẩu vị.

  • Thịt gà
  • Canh xương/ canh rau củ (thường dùng các loại rau củ như ngô, bông cải xanh, su hào, cà rốt, nấm…)
  • Nem/ giò/ chả
  • Rau luộc: rau cải luộc, củ cải luộc, cà rốt luộc…
  • Xôi chè

2.2. Lễ cúng Phật

Lễ vật:

Gia chủ chuẩn bị lễ vật bao gồm:

  • Hương
  • Rượu, nước
  • Hoa tươi

Cúng Rằm tháng 7 gồm những gì

Mâm cỗ:

Trong giáo lý nhà Phật thì không cần mâm cao cỗ đầy, các gia chủ chỉ cần thực hiện lễ cúng với tâm đức của mình thì hoàn toàn có thể được phù hộ. Mâm cỗ chay cúng Phật thường bao gồm:

  • 1 đĩa bánh trôi chay
  • 1 bát canh chay (Canh chay thường có nấm, đậu và các loại đỗ khác nhau tạo vị ngọt cho bát canh).
  • 1 đĩa xôi đỗ/ xôi gấc
  • 1 mâm ngũ quả (tùy theo vùng miền mà quý gia chủ có thể chuẩn bị ngũ quả theo mùa. Nếu gia chủ ở miền Bắc thì có thể chuẩn bị cam, bưởi, phật thủ, táo, đu đủ. Nếu gia chủ ở miền Nam thì có thể chọn các loại quả như dứa, dưa, dừa, quýt, thanh long. Còn đối với gia chủ ở miền Trung thì cũng có thể chọn na, bưởi, dưa, thanh long, quýt).
  • Nem chay (Nem chay thường bao gồm: đậu hũ, nấm, hành, rau thơm các loại, miến…. Việc làm nem chay cũng tùy theo sở thích ăn uống của các gia đình).
  • Rau củ luộc chay (Món này thường là củ cải trắng luộc, su su luộc, bí luộc, cà rốt luộc…)

Với những thông tin trên đây, hy vọng quý gia chủ đã biết thêm được về sự tích ngày lễ Vu Lan báo hiếu. Chúc quý gia chủ có một mùa Vu Lan nhiều thuận lợi, may mắn.

Tải ứng dụng Thăng Long Đạo Quán về máy để cập nhật các tin tức khác về tín ngưỡng và phong thủy tại đây!