Cứ đến tháng cô hồn (tức tháng 7 âm lịch), người dân Việt lại tất bật chuẩn bị lễ cúng xá tội vong nhân, lễ cúng Rằm tháng 7 và lễ Vu Lan. Dù quen thuộc với phong tục này nhưng vẫn còn nhiều người Việt thắc mắc tại sao tháng 7 Là tháng cô hồn? Bài viết sau sẽ giải đáp vấn đề này.

1. Tại sao tháng 7 là tháng cô hồn?

1.1. Theo quan niệm ở Trung Quốc

Tại sao có tháng cô hồn? Quan niệm dân gian Trung Quốc lý giải rằng con người có phần hồn và xác, khi qua đời, cơ thể sẽ tan biến với cát bụi nhưng linh hồn vẫn còn tồn tại. Những vong linh đó một là đầu thai chuyển kiếp, hai là bị đày đọa ở dưới âm tào địa phủ do gây ra tội, gây ra nghiệp.

Vào mùng 2 tháng 7 âm lịch hàng năm, Diêm Vương sẽ mở Quỷ Môn Quan cho phép những vong hồn chưa siêu thoát được quay trở lại dương gian và đến ngày 14 tháng 7 phải quay về địa ngục. Chính vì sự xuất hiện quá nhiều của quỷ hồn mà tháng 7 âm lịch gọi là tháng cô hồn.

Tại Trung Quốc, người dân thường cúng cháo, gạo, muối,… nhằm tránh cho bị quỷ hồn quấy nhiễu cũng như giúp đỡ họ có bữa no rồi sớm ngày siêu thoát. Dân gian Trung Hoa quan niệm con người lúc sinh còn sống dù đã gây ra nhiều tội ác gì thì khi qua đời, sau khi bị chịu trừng phạt cũng có một người được xá tội. Cũng vì vậy, mà xuất hiện ngày lễ xá tội vong nhân.

Tháng cô hồn không chỉ phổ biến ở Trung Quốc mà còn được biết đến rộng rãi ở các nước Á Đông như Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Malaysia, HongKong, Campuchia,… và Việt Nam. Tuy nhiên, quan niệm tại sao tháng 7 là tháng cô hồn ở nước ta lại có phần hơi khác biệt so với Trung Quốc.

tại sao có tháng cô hồn
Tại sao tháng 7 là tháng cô hồn?

1.2. Theo quan niệm ở Việt Nam

Tại Việt Nam, nguồn gốc tại sao có tháng cô hồn được bắt nguồn từ tín ngưỡng tâm linh truyền thống và yếu tố phong thủy.

Theo chuyên gia nghiên cứu Lý học Việt, tháng 7 âm lịch có thiên can là Âm Thủy và là lệnh tinh nhập trung cung Hà Đồ (một hệ thống số học thời thượng cổ có khả năng phản ánh quy luật vận động của trời đất) cho nên âm khí trong tháng này rất vượng.

Mặt khác, tháng 7 âm lịch thường xảy ra mưa gió, bão lũ khiến không khí ẩm ướt. Điều này càng làm tăng âm khí trong tháng 7. Các nhà Lý học Việt mô tả hiện tượng “âm khí trùng thiên” này bằng “địa ngục”. Địa là đất, ngục là âm khí thoát ra từ dưới lòng đất. Còn dân gian quan niệm hiện tượng này là các vong hồn lang thang, thoát từ cõi âm về dương gian để tìm kiếm người thân giúp đỡ nhanh chóng được siêu thoát. Đó chính là nguồn gốc vì sao tháng 7 là tháng cô hồn ở Việt Nam.

Tại sao tháng 7 là tháng cô hồn?
Tháng cô hồn theo quan niệm ở Việt Nam

Ai cũng mong người thân đã khuất của mình được hóa kiếp hay sống dễ chịu ở thế giới bên kia nên mỗi gia đình Việt lại chuẩn bị lễ cúng cô hồn và thường kéo dài đến hết tháng 7 và nghi lễ được thực hiện tùy vào quan niệm tín ngưỡng của từng gia đình, từng vùng miền.

Lễ cúng cô hồn không chỉ thể hiện lòng thành kính báo hiếu, đạo lý uống nước nhớ nguồn của người sống với người đã khuất mà còn cho thấy tính nhân văn trong văn hóa tâm linh của người Việt. Đó là lòng vị tha, khuyên con người sống tích cực, hướng thiện và khoan dung.

2. Trong Phật giáo có quan niệm tháng 7 là tháng cô hồn không?

Dân gian gọi tháng 7 âm lịch là tháng ma quỷ, tháng không mang lại may mắn và phải kiêng kỵ thực hiện những việc trọng đại (mùa nhà, xây nhà, mua ô tô,…). Liệu trong Phật giáo cũng có quan niệm tháng 7 là tháng cô hồn?

Theo hội Phật giáo Việt Nam chia sẻ, không có khái niệm “tháng cô hồn” trong các kinh điển của Phật giáo. Ngược lại, tháng 7 âm lịch trong Phật giáo là tháng tri ân, báo hiếu cha mẹ, ông bà tổ tiên và điều đó xuất phát từ sự tích tôn giả Mục Kiều Liên cứu mẹ.

Tương truyền, tôn giả Mục Kiều Liên, một đệ tử thần thông đệ nhất của Đức Phật, trong một lần vận dụng phép thuật để xem mẹ mình là bà Thanh Đề đã tái sinh chưa thì phát hiện bà do phạm quá nhiều ác nghiệp lúc còn sống nên đã bị đày vào nơi đói khát của địa ngục.

Cảm thương trước tình cảnh của mẹ, tôn giả Mục Kiều Liên đã vận dụng thần thông đưa cơm cho bà. Nhưng khổ thay, cứ mỗi lần bà đưa cơm đến miệng thì lại biến thành lửa, thiêu cháy khiến bà đau khổ.

tháng 7 là cô hồn
Trong Phật giáo có quan niệm tháng 7 là tháng cô hồn không?

Mục Kiều Liên đau khổ bèn về cầu xin Đức Phật rủ lòng từ bi mà chỉ dạy mình cách cứu mẹ khỏi sự đày đọa nơi địa ngục. Đức Phật cho hay Kiều Liên cần phải đi thỉnh chư tăng ở mười phương trời về, chọn ngày Rằm tháng 7 cùng nhau hợp lực chú nguyện mới cứu được bà Thanh Đề. Bởi đây là thời điểm các chư tăng an cư xong nên đạo hạnh mạnh mẽ nhất.

Quả thật nhờ sự chú nguyện của chư tăng mà bà Thanh Đề được thác sinh vào cảnh giới lành, ngạc nhiên thay cả những vong linh xung quanh cũng được siêu thoát. Từ đó, tháng 7 âm lịch trong Phật giáo là tháng tốt để con cháu tri ân, tưởng nhớ đến cha mẹ, ông bà tổ tiên chứ không phải tháng ma quỷ như quan niệm dân gian. Mặt khác, Lễ Vu Lan cũng bắt nguồn từ chính điển tích Mục Kiều Liên cứu mẹ.

Ngoài ra Phật giáo quan niệm phải yêu thương tất cả mọi loài nên lễ cúng tháng 7 âm lịch không chỉ thực hiện cho người thân của mình mà cả những cô hồn không mồ mả, chết không thờ tự cũng được hưởng phước lộc. Đây là một tập tục đẹp dựa trên tinh thần Phật giáo được dân ta lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Trên đây là những lý giải tại sao tháng 7 là tháng cô hồn tại Thanglongdaoquan.vn mà bạn có thể tham khảo. Nếu muốn cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác về phong tục tập quán Việt Nam một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất thì bạn hãy cài đặt ngay ứng dụng Thăng Long Đạo Quán.

Ứng dụng hỗ trợ miễn phí hàng loạt công cụ tra cứu (xem Bát tự, Tử vi, xem ngày tốt xấu,…) và cung cấp tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia phong thủy. Tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo Quán về điện thoại theo link dưới đây: