Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết giết sâu bọ, Tết Đoan Dương, Tết giữa năm,… là một trong phong tục truyền thống dân gian quan trọng của người dân Việt cũng như một số nước Á Đông như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Vậy Tết Đoan Ngọ có ý nghĩa gì? Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc có giống Việt Nam không? Hãy tham khảo bài viết sau. 

1. Ý nghĩa của ngày mùng 5 tháng 5

1.1. Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam

Sau Tết Nguyên Đan, Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết giết sâu bọ được coi là ngày dịp lễ giữa năm quan trọng của người dân Việt. Đây được coi là giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, hoa lá bắt đầu đơm hoa kết trái, mùa màng bội thu. Cho nên vào mùng 5 tháng 5, người dân lại dậy sớm sửa soạn vật phẩm để dâng hương bày tỏ sự biết ơn đến trời đất, thần linh, tổ tiên đã ban cho một mùa màng bội thu, đồng thời cầu khấn vụ mùa mới sẽ thuận buồm xuôi gió.

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vỹ cũng từng chia sẻ về ý nghĩa Tết Đoan Ngọ: “Trong một xã hội phát triển như ngày nay có thể nhiều gia đình cho rằng, để giết sâu bọ hay dịch bệnh phải bằng những cách khác mới hiệu quả. Nhưng theo tôi, ý nghĩa lớn nhất của ngày Tết Đoan Ngọ của người Việt là gìn giữ những phong tục văn hóa hướng về tổ tiên, gia đình, giáo dục lòng biết ơn, thể hiện lối sống trọng tình cảm của người Việt Nam đồng thời lưu truyền ý thức tìm hiểu về cây thuốc, phòng và chữa bệnh. Chính vì thế Tết Đoan Ngọ còn mang ý nghĩa của ngày “Y dược toàn dân”.

tết đoan ngọ có thắp hương không

1.2. Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc

Khác với Việt Nam, ý nghĩa Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 tại Trung Quốc lại bắt nguồn từ truyền thuyết về Khuất Nguyên – một vị thi sĩ, vị trung thần nước Sở thời Chiến Quốc. Tương truyền, Khuất Nguyên vì thường xuyên khuyên can vua nên bị gian thần hãm hại phải đi đày. Trên đường đi, ông nghe tin nước mất nhà tan, đâm ra uất hận đành gieo mình tự vẫn xuống sông Mịch Là. Mà ngày vị trung thần Khuất Nguyên quyên sinh rơi vào đúng ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch.

Thương tiếc cho vị trung thần nước Sở này, người dân chọn ngày mùng 5/5 làm ngày tế bái và tưởng niệm ông. Dù hình thức tưởng niệm thay đổi theo thời gian nhưng ý nghĩa Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc vẫn được giữ gìn cho đến tận bây giờ. Bởi người Hoa tin rằng trời đất là nền tảng của sự sống, tổ tiên là gốc rễ của sự phát triển của thế hệ sau nên việc duy trì phong tục truyền thống là điều rất cần thiết.

2. Tại sao Tết Đoan Ngọ lại phải “diệt sâu bọ, hái lá thuốc”?

2.1. Quan niệm “diệt sâu bọ” trong ngày Tết Đoan Ngọ

Dân gian quan niệm rằng Tết Đoan Ngọ được hiểu là ngày mở đầu chuỗi nóng nhất trong năm, bởi Đoan là bắt đầu, Ngọ là giờ Ngọ (tức là thời gian nóng nhất trong ngày từ 11 – 13h giờ). Trong giai đoạn chuyển tiết, chuyển mùa này, dịch bệnh và sâu bọ dễ sinh sôi nảy rở nếu không diệt trừ sẽ làm hỏng mùa màng.

Ngoài ra, cứ vào tháng 5, thời tiết trở nên oi bức, con người dễ sinh bệnh tật, ốm đau. Mặt khác, trong tiềm thức của người Việt, hệ tiêu hóa thường có sâu bọ, nếu không giết sạch thì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe. Mà theo ông bà ta quan niệm chỉ có ngày mùng 5 tháng 5, sâu bọ mới ngoi lên, là cơ hội tốt để diệt trừ.

Vì vậy, để bảo vệ mùa màng cũng như bảo vệ cơ thể, người dân sẽ dùng các loại rượu nếp, vải, mận để diệt sâu bọ trong ngày Tết Đoan Ngọ. Bên cạnh đó, người xưa cũng quan niệm muốn cho sâu bọ chết triệt để thì cần tránh dừng chân đến nơi âm u, nhiều tài khí, tránh tắm sông, tắm biển. Vì đó là môi trường có lợi cho sự phát triển của mầm bệnh, côn trùng.

2.2. Quan niệm “hái lá thuốc” trong ngày Tết Đoan Ngọ

Người xưa cho rằng vào 12 giờ trưa ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch là thời khắc dương khí tốt nhất do mặt trời tỏa ánh nắng tốt nhất trong năm. Đây là thời điểm tốt cho thực vật hấp thu tinh túy của đất trời, do đó, các loại cây thuốc hái trong thời gian này đều có công dụng chữa bệnh tốt nhất.

Cho nên không quá lạ khi mọi người thường rủ nhau đi hái lá thuốc, điển hình là các loại cây có có tác dụng chữa bệnh ngoài da hay về bệnh đường ruột như ngải cứu, đinh lăng, kinh giới, tía tô, xả, cam thảo đất, bưởi,…. Lá thuốc sau khi hái về sẽ được phơi khô để đun nước xông tắm hoặc uống như pha trà và dùng dần quanh năm.

3. Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam thường làm gì?

Như ý nghĩa Tết Đoan Ngọ, vào dịp này, người dân Việt thường sửa soạn cỗ cúng gia tiên, thần linh, đồng thời chuẩn bị mâm cơm tươm tất cho gia đình đoàn viên. Tùy vào tập tục và đặc sản từng địa phương mà các gia đình có cách thắp hương và ăn mừng Tết diệt sâu bọ khác nhau.

Miền Bắc thường dâng lên bàn thờ mâm cúng gồm: hoa tươi, trái cây (mận, vải, xoài, dưa hấu,…), bánh gio, cơm rượu nếp cẩm hoặc nếp cái hóa vàng xới tơi, chè đậu xanh,… dựa theo điều kiện kinh tế gia đình để lựa chọn.

Miền Trung thì lại làm mâm cỗ gồm bánh ú tro, chè kê, thịt vịt, cơm rượu nếp ép cắt khúc, chè kê, chè hạt sen,… Theo quan niệm người dân miền Trung, thịt vịt có tính hàn nên rất có ích cho việc giải nhiệt, làm mát cơ thể trong ngày Tết Đoan Ngọ oi bức.

Miền Nam người dân lại sửa soạn cỗ cúng gồm bánh ú, bánh bá trạng, cơm rượu nếp vo tròn, chè trôi nước,… Sau khi cúng, thay vì đổ xuống sông như tập tục Tết Đoan Dương của Trung Quốc, các gia đình sẽ cho vào mâm cơm để gia đình cùng thưởng thức, lấy may.

>> Xem thêm:Tất tần tật những điều cần biết về Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam

Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về ý nghĩa Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch. Để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác về phong tục truyền thống Việt Nam, bạn hãy cài đặt ngay ứng dụng Thăng Long Đạo Quán. Ứng dụng ngoài cung cấp tin tức còn hỗ trợ tra cứu miễn phí thông qua các công cụ (xem ngày giờ tốt xấu, xem phong thủy nhà cửa, xem tuổi, Bát tự hay Tử vì,…). Đồng thời, mỗi ngày người dùng ứng dụng sẽ được nhận bản tin phong thủy chia sẻ về công việc, sức khỏe, tình duyên, tài lộc và đưa ra gợi ý những việc nên hoặc không nên làm nhằm giúp cuộc sống thuận lợi may mắn. 

Tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo Quán theo Android hoặc iOS tại đây: