Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi là Tết diệt sâu bọ hay Tết Đoan Dương. Đây là ngày lễ được người dân Việt tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. Sau vụ Chiêm, đây là dịp lễ để người dân chuẩn bị trước khi bước vào vụ mùa. Vậy, ngày Tết Đoan Ngọ cúng ai? Theo dõi bài viết dưới đây của Thăng Long Đạo Quán để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

1. Tết Đoan Ngọ cúng ai?

Tết Đoan Ngọ không chỉ là dịp lễ thông thường, đây là ngày mà người dân có cơ hội cảm tạ trời đất, tổ tiên và ăn mừng một mùa lúa Chiêm bội thu. Ngày Tết này, người dân chuẩn bị mâm cỗ cúng dâng lên tổ tiên, các vị thần một cách chu đáo. Thêm vào đó là thưởng thức một số món ăn đặc trưng trong ngày này.

Tết Đoan Ngọ các vùng miền

Người Việt lưu truyền nhiều câu chuyện về sự tích Tết Đoan Ngọ. Theo đó, khi sâu bọ phát triển nhiều, người dân không cách nào để đuổi chúng đi hết được. Bỗng dưng xuất hiện ông lão tự xưng là Đôi Truân. Ông mách nước cho mọi người lập đàn, dâng bánh tro (bánh gio), hoa quả tươi lên cúng. Sau đó, ông nói mọi người ra trước sân nhà tập thể dục. Ấy vậy mà linh nghiệm, sâu bọ cũng từ đó mà thuyên giảm. Để tưởng nhớ, người dân gọi ngày đó là Tết Đoan Ngọ hay Tết diệt sâu bọ mùng 5 tháng 5.

Tết Đoan Ngọ cúng ai? Đó không chỉ là một người cụ thể mà là lễ cúng tổ tiên, trời đất, các vị thần.

2. Mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ

Trải qua thời gian, việc cúng Tết Đoan Ngọ được người dân chú trọng và có nhiều biến đổi. Mâm lễ ngày càng trở nên đầy đủ hơn. Tuy nhiên, chắc chắn vẫn không thể thiếu những món ăn đặc trưng cho ngày lễ này được lưu truyền từ thời ông cha.

2.1. Mâm lễ cúng Tổ tiên

Mâm cúng bao gồm:

  • Một mâm cơm chay
  • Các loại bánh chay, xôi chay
  • Mâm hoa quả ngũ sắc có đủ năm vị là, cay, chua, đắng, mặn, ngọt
  • 9 bông hoa đồng tiền đỏ cài lên mâm hoa quả
  • Ba chén rượu ba màu trắng, đỏ, vàng, trong rượu có pha một chút hùng hoàng
  • Ba chén nước trà ba hương vị khác nhau, cùng vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá.

2.2. Mâm lễ cúng các vị thần 

Với mâm cỗ này, mọi người có thể thực hiện ngoài trời, hướng cúng quay về phía Nam. Mâm cũng bao gồm:

  • Bàn lễ trải một tấm vải đỏ rộng
  • Các loại bánh chay, một mâm xôi
  • Mâm hoa quả ngũ sắc có đủ năm vị là, cay, chua, đắng, mặn, ngọt.
  • 9 bông hoa đồng tiền đỏ cài lên mâm hoa quả.
  • 5 chén rượu năm màu trắng, đỏ, vàng, xanh, đen. Trong rượu có pha một chút hùng hoàng.
  • 5 chén nước trà năm hương vị khác nhau, cùng vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá.
  • Một chiếc lọng đỏ có viền vàng.

Chú ý, trong lễ cúng này gia chủ không nên dùng tiền âm phủ.

Những gợi ý trên của chúng tôi chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy vào gia cảnh của mỗi gia đình có thể chuẩn bị đồ cúng đơn giản hơn hoặc tươm tất hơn. Quan trọng nhất trong lễ cũng vẫn là lòng thành tâm của quý gia chủ.

>> Xem thêm: Tết Đoan Ngọ chúc gì?

3. Văn khấn Tết Đoan Ngọ

3.1.Văn khấn cúng gia tiên trong nhà

Nội dung văn khấn như sau:

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

– Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ chúng con là: …

Ngụ tại: …

Hôm nay là ngày mồng 5/5 âm lịch, nhằm ngày tết Đoan ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ …, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

3.2. Văn khấn các vị thần ngoài trời

Dưới đây là bài cúng Tết Đoan Ngọ ngoài sân mà các gia đình có thể tham khảo khi muốn dâng hương ngoài trời:

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần. Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ).

Tín chủ chúng con là:… Tuổi:.. Ngụ tại:…

Hôm nay là ngày Tết Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

4. Những lưu ý cần biết trong ngày Tết Đoan Ngọ

Trong ngày này, người dân nên chú ý một số điều sau để tránh mang lại điều không may cũng như được bình an, may mắn.

  • Không thắp hương hoa quả hỏng hay đã chín quá kỹ. Hoa quả thắp hương nên rửa sạch và càng tươi càng tốt.
  • Không nên ăn mực: Ăn mực sẽ  bị đen đủi đeo bám, làm gì cũng không thành công trong tháng này.
  • Không nên ăn mắm tôm: Người kiêng ăn mắm tôm vì sợ sự ô tạp, hôi hám, gây độc cho cơ thể.
  • Soi gương vào ban đêm: từ 11h đến 1h đêm là lúc dương khí suy giảm. Gương là vật hội tụ những tà khí, vào ngày Tết Đoan Ngọ, chúng ta không nên soi gương vào ban đêm và nên kiêng kỵ chụp ảnh vào thời điểm này.
  • Kiêng mua đồ lưu niệm hình thù kỳ quái: Việc này dễ mang về những điều không may vì chúng ta không biết rõ nguồn gốc của sản phẩm mình mang về. Trong những vật lưu niệm dễ chứa tà khí.
  • Không xếp mũi giày quay vào trong nhà. Nhiều nước  châu Á  coi việc  quay giày vào phía trong nhà là điều tối kỵ. Và vào ngày này thì tốt nhất bạn không nên làm như vậy. Giày dép trong tiếng Hán còn gần với “tà” trong tà khí, mang ý nghĩa không hay.
  • Cẩn thận tránh để rơi mất tiền: Tiền bạc để rơi vào ngày quan trọng rất dễ dẫn đến xui xẻo.

  • Không nên ở lại những nơi nhiều âm khí quá muộn: Ví dụ như nhà tang lễ, bệnh viện… Đây là những địa điểm chứa nhiều âm khí, dễ dẫn đến ốm đau bệnh tật.
  • Nên hạn chế ân ái vợ chồng vào ngày này: theo dân gian, vào ngày Lễ diệt sâu bọ, cơ  thể con người có thể không được khỏe mạnh, có thể bị suy kiệt khi sinh hoạt vợ chồng rất nguy hiểm.

Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đã có thể biết được rằng Tết Đoan Ngọ cúng ai? và mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ như thế nào? Tuy nhiên, những gợi ý từ chúng tôi có thể áp dụng cho những vùng miền phù hợp. Gia chủ có thể thêm thắt các món ăn địa phương để cho hợp lễ giáo. Chúc các bạn có một ngày lễ suôn sẻ. Theo dõi Thăng Long Đạo Quán hoặc tải ứng dụng phong thủy cùng tên để biết nhiều hơn các thông tin về phong tục Việt Nam.