Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết diệt sâu bọ. Đây là dịp lễ lớn của người dân Việt Nam. Tết Đoan Ngọ là ngày nào? Tết Đoan Ngọ 2021 là ngày mấy? Cùng Thăng Long Đạo Quán tìm hiểu qua bài viết này nhé!!!

1. Tết Đoan Ngọ là ngày nào?

Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều quốc gia khác cũng có ngày Tết Đoan Ngọ như Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc… Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loại động vật phá hoại cây trồng.

Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. Trong ngày này, người dân tổ chức lễ cúng và  ăn những món ăn may mắn, cầu mong mùa màng bội thu và cuộc sống được nhiều may mắn.

2. Tết Đoan Ngọ 2021 là ngày mấy dương lịch?

Năm nay, Tết Đoan Ngọ rơi vào Thứ Hai ngày 14 tháng 06 dương lịch. Rơi đúng vào ngày đầu tuần nên có thể gia chủ sẽ bận rộn với công việc. Chính bởi thế, mọi người cần sắp xếp thời gian để chuẩn bị lễ cúng đầy đủ, tươm tất nhé!

3. Tết Đoan Ngọ cúng gì?

Người xưa có câu:

“Tháng tư đong đậu nấu chè

Ăn Tết Đoan Ngọ trở về tháng năm.”

Tết Đoan Ngọ của người Việt thường không thể thiếu món cơm nếp và hoa quả. Tuy nhiên, tùy từng vùng miền mà có những lễ vật để dâng lên tổ tiên, dâng các vị thần khác nhau.

3.1. Mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ miền Bắc

Ở miền Bắc, người dân thường cúng Tết Đoan Ngọ với những đồ vật chính là:

  • Hương, hoa
  • Nước
  • Cơm rượu nếp
  • Các loại hoa quả
  • Bánh tro
  • Xôi, chè

Món cơm rượu nếp theo dân gian có tác dụng loại bỏ những ký sinh có hại cho sức khỏe. Cơm rượu nếp được người miền Bắc thường được làm bằng gạo nếp lức hay gạo nếp cẩm. Cơm rượu có hạt nếp không quá mềm, cũng không quá cứng và thường rời rạc chứ không kết dính như cơm nếp thông thường.

Hoa quả thường được sử dụng để cúng và ăn trong ngày lễ ngày của người miền Bắc là vải thiều, xoài, dưa hấu, mận hay đào. Đây là những trái cây đang đúng mùa trong tiết tháng 5 âm lịch vì thế khá tươi ngon và phù hợp cho lễ cúng.

Ở một số địa phương miền Bắc, người dân còn có món bánh tro truyền thống để ăn trong ngày này. Như một món ăn không thể thiếu, bánh tro được làm từ gạo nếp và nước tro. Nước tro được lấy bằng cách ngâm tro của các loại là, vỏ, cây có mùi thơm như bưởi, cam… Món này thường được sử dung kèm mật mía hoặc đường tùy theo khẩu vị của từng người.

3.2. Mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ miền Trung

Đối với người miền Trung, các món ăn phổ biến được sử dụng trong ngày này là cơm rượu nếp, thịt vịt, chè kê…

Cơm rượu nếp mà người miền Trung sử dụng đa số là từ gạo nếp trắng thông thường. Ăn với cơm rượu nếp chắc chắn không thể thiếu thịt vịt. Vào ngày này, người dân miền Trung thường mua vịt về và chế biến thành nhiều món khác nhau như vịt luộc, vịt quay, vịt nướng…

Chè kê là món ăn độc đáo của người miền Trung, đặc biệt nổi tiếng tại Huế. Món chè này có thành phần chính là hạt kê, đậu xanh, đường phèn, bột sắn dây và dừa nạo, có thể thêm chút dầu chuối. Món chè này được người Huế ăn với bánh tráng mè. Người dân nói rằng, món chè với vị thơm ngon này có tác dụng bổ khí huyết, vô cùng  phù hợp trong ngày Tết Đoan Ngọ nóng nực.

3.3. Mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ miền Nam

Lễ cúng Tết diệt sâu bọ của người miền Nam cũng không thiếu món cơm rượu nếp. Thêm vào đó là những món đồ không thể thiếu là hương, hoa, vàng mã… Vào ngày này, người miền Nam còn có những món như chè trôi nước, bánh ú (tương tự như bánh tro miền Bắc). Người dân Nam Bộ trong ngày lể diệt sâu bọ còn có các loại hoa quả miệt vườn vô cùng hấp dẫn.

4. Lưu ý khi cúng Tết Đoan Ngọ

Trong ngày Tết Đoan Ngọ, mọi người cần chú ý đến một số điều sau:

  • Không vứt giày dép lộn xộn: Trong tiếng Hán, giày dép đồng âm với tà khí. Vì thế mà không chỉ ngày Tết Đoan Ngọ mà những ngày thường, các gia chủ cần chú ý tránh để giày dép lộn xộn.
  • Tránh để rơi tiền: rơi tiền trong ngày này được coi là điềm không may.

  • Không mua vật phẩm có hình thù kỳ quái: những hình thù kỳ quái có thể mang thêm những tà khí về nhà.
  • Không chọn phòng đầu tiên hoặc phòng cuối cùng khi đi du lịch hay vào khách sạn.

Tết Đoan Ngọ là ngày lễ Tết quan trọng của người Việt. Hy vọng bạn đã nắm được Tết Đoan Ngọ là ngày nào và mâm lễ cúng ngày lễ diệt sâu bọ. Các gia chủ dù bận rộn đến đâu thì cũng nên sắp xếp thời gian làm lễ cúng dâng gia tiên, trời đất và các vị thần. Để có thể biết thêm nhiều thông tin về phong thủy, tử vi… thường xuyên theo dõi Thăng Long Đạo Quán hoặc tải ứng dụng phong thủy cùng tên trên điện thoại di động của mình.

Tải ứng dụng sẽ giúp cho bạn có thể tìm hiểu, nhận thông báo về phong thủy mỗi ngày. Đặc biệt là được sử dụng các công cụ miễn phí mọi lúc mọi nơi. Nhanh tay Tải và cài đặt ứng dụng phù hợp với điện thoại của mình tại đây: