Tết Trùng Thập là một trong 12 Tết cổ truyền lâu đời của Việt Nam. Tuy nhiên ngày nay không phải ai cũng hiểu rõ Tết Trùng Thập là tết của ai? Phong tục đón lễ tết này như thế nào? Tất cả vấn đề này sẽ được Thăng Long đạo quán giải mã trong bài viết sau.

1. Tết Trùng Thập là tết của ai?

Tết Trùng Thập diễn ra vào mùng 10/10 hoặc 15/10 âm lịch và có nhiều tên gọi khác nhau dựa trên từng đối tượng chủ đạo của ngày lễ này. Vậy Tết Trùng Thập là Tết của ai? Theo các nhà nghiên cứu văn hóa phong tục Việt Nam, đây là tết của 3 đối tượng như sau:

  • Là tết của các thầy thuốc

Tết Trùng Thập hay còn gọi là Tết Song Thập diễn ra vào mùng 10 tháng 10 âm lịch được coi là ngày Tết của các thầy thuốc. Bởi theo sách Dược lễ ghi chép, vào ngày 10/10 âm lịch, các cây thuốc thường sẽ tụ khí âm dương, kết được sắc tứ thời (Xuân, Hạ, Thu, Đông). Có thể nói đây là thời điểm các cây thuốc sinh trưởng tốt nhất. Nếu gặt hái làm thuốc chữa bệnh thì sẽ phát huy tốt đa tác dụng.

Cũng chính vì vậy, các thầy thuốc đông y thường rất coi trọng Tết Trùng Thập. Ngày nay, khi sự hội nhập của y học phương Tây, dịp lễ này trở thành tết chung của các y bác sĩ.

  • Là tết của ông Đồng bà Cốt

Ông Đồng, bà Cốt là chỉ những người “bắc cầu”, có khả năng nghe nhìn và giao tiếp được với thần tiên ma quái. Đối với họ, ngày mùng 10/10 hoặc 15/10 âm lịch mang một ý nghĩa tâm linh quan trọng. Bởi đây là 2 ngày tốt lành nhất trong tháng, trời đất như hòa làm một, con người trần thế và quỷ thần có thể cảm ứng nhau một cách rõ nhất. Vào ngày này, ông Đồng, bà Cốt sẽ làm lê bái linh đình để cảm tạ thần linh đã giúp đỡ họ, cũng như gửi niềm thương nhớ tới người thân đã khuất.

Do đó, Tết Trùng Thập cũng được coi là tết của ông Đồng, bà Cốt. Tuy nhiên, nét văn hóa này chỉ giữ gìn chủ yếu tại một số vùng cao.

  • Là tết của người nông dân

Tết Trùng Thập là tết của ai? Không thể không kể đến đó là tết của người nông dân. Được biết, một năm có hai vụ mùa lúa là vụ diễn ra vào thời điểm lập xuân và vụ chiêm diễn ra mùa hạ. Khi vụ chiêm kết thúc vào khoảng cuối tháng 9 – đầu tháng 10, người dân sẽ thường tổ chức ăn Tết Trùng Thập vào ngày mùng 10/10 âm lịch để tưởng nhớ Tiên Nông đã giúp họ gặt hái một vụ mùa bội thu.

Cho nên Tết Trùng Thập còn gọi là Tết Cơm mới tháng mười hay Tết Thường Tân. Ngày nay, dịp lễ này thường xuất hiện tại một số vùng thuộc đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long, vùng cao Tây Bắc hay vùng cao Tây Nguyên. Mỗi nơi lại có thời gian ăn mừng khác nhau, lúc thì tổ chức vào mùng 10/10 hay 15/10 (ngày Rằm) hoặc 31/10 âm lịch.

  • Là tết của Phật giáo

Trong giáo lý nhà Phật, Tết Trùng Thập có tên gọi khác là Tết Hạ Nguyên (mùng 10/10 hoặc 15/10 âm lịch) để đối với Tết Thượng Nguyên (Rằm tháng Giêng – 15/1 âm lịch). Theo đó, Tết Trùng Thập là dịp để các chư tăng Phật tử tưởng niệm công đức của các Phật Bồ Tát, đồng thời bày tỏ lòng thành kính với những công ơn truyền dạy, giữ gìn và phát huy đạo của các chư Phật dành cho con người.

tết trùng thập là tết của ai

2. Phong tục đón Tết Trùng Thập

Do Tết Trùng Thập mang ý nghĩa dành cho nhiều đối tượng khác nhau nên tập tục đón tết mùng 10/10 này cũng có những nét đặc trưng riêng.

2.1. Đối với các thầy thuốc

Theo phong tục cổ xưa, vào ngày Tết Trùng Thập, các dược đồng sẽ lên núi hái thuốc vì đây là thời điểm sinh trưởng tốt nhất của các cây thuốc. Đối với các gia đình có truyền thống Đông Y lâu đời nói riêng, các thầy thuốc nói chung, họ sẽ đón Tết Trùng Thập bằng cách tổ chức một bàn tiệc khoản đãi đệ tử, các đối tác, bệnh nhân lâu năm.

Tiệc mừng Tết Song Thập của các thầy thuốc thường không thể thiếu các loại trà bánh, món ăn làm từ các dược liệu. Chẳng hạn như:

  • Món ăn: Canh củ lùn nấu nấm kim châm, sườn non nướng mật mía chay, đuôi heo hầm đậu đen,…
  • Trà: trà hoa cúc, trà Atiso, trà kỷ tử đỏ, trà gừng, trà bạc hà, trà hoa lạc tiên,…
  • Bánh: bánh cao, bánh quy thảo mộc, bánh mứt gừng,…

tết trùng thập là tết của ai

2.2. Đối với ông Đồng bà Cốt

Ông Đồng, bà Cốt vào Tết Trùng Thập sẽ chuẩn bị mâm lễ thịnh soạn để cảm tạ thần linh cũng như cúng bái “hỏi” các ngài cho những người muốn được chữa bệnh bằng lễ bái, tử vi, bói toán. Ngày nay, lễ Tết mùng 10/10 âm lịch của ông Đồng bà Cốt được các nhà văn hóa tâm linh Việt khuyến cáo chỉ nên giữ gìn như một nét văn hóa chứ không mê tín dị đoan.

Cho nên phần lớn người dân tới tham gia lễ Tết Trùng Thập của ông Đồng bà Cốt chủ yếu cầu tâm an vững trí, giúp bản thân tự tin đối mặt với những thách thức, cơ hội trong tương lai.

2.3. Đối với Phật giáo

Thường vào ngày mùng 10/10 âm lịch hàng năm, chùa chiền ở nước ta lại tổ chức lễ Hạ Nguyên nhưng không cầu kỳ như các đại lễ khác. Các chư tăng Phật tử sẽ chuẩn bị ít hương hoa, trái cây, dâng lên đức Phật rồi cùng nhau đọc kinh cầu an.

Nghi thức này nhằm bày tỏ sự thành kính với Phật, đồng thời nhắc nhở chúng đệ tử hướng theo con đường chính pháp, giữ mình trong sáng, thiện lương theo gương các vị Bồ Tát, Đức Phật.

2.4. Đối với người nông dân 

So với những cách đón tết của thầy thuốc, ông Đồng bà Cốt, chư tăng Phật tử, người nông dân lại có cách ăn mừng Tết Cơm mới tháng 10 náo nhiệt và linh đình hơn rất nhiều.

  • Ở vùng núi Việt Bắc và vùng cao Tây Nguyên

Ở các vùng Việt Bắc hay vùng cao Tây Nguyên, lương thực đối với người dân rất quan trọng, một vụ mùa được hay mất ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của họ. Mà ở đây, mọi người tôn thờ “Giàng” – một vị thần linh của rừng núi, cũng là người ban thóc của dân làng.

Vì lẽ đó, vào ngày Tết Cơm mới, người nông dân vùng cao sẽ tổ chức cúng “Giàng”, cúng thần sông, núi, rừng để bày tỏ lòng biết ơn cũng như cầu mưa thuận gió hòa cho năm sau. Theo tục lệ, mọi người sẽ tụ tập trong làng cùng nhau cúng tổ tiên, thần linh sau đó nhảy múa, ca hát trong tiếng trống, chiêng.

Bên cạnh đó, mỗi dân tộc thiểu số lại sẽ có cách thức tổ chức riêng. Chẳng hạn như người Mạ sẽ giết trâu để mừng Tết Cơm mới tháng mười; Người Ê đê sẽ đón tết theo hộ gia đình, phụ nữ nấu nướng, đàn ông lo giết gà, heo, rượu cần; Người dân tộc sống trên dãy núi Trường Sơn thì mừng Tết Trùng Thập bằng các món lúa, ngô, khoai, sắn là chủ yếu.

  • Ở vùng đồng bằng

Tại các vùng châu thổ đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long, hay làng mạc tại đồng bằng kéo từ Bắc vào Nam, người dân sẽ thường làm bánh dày, nấu chè kho để cúng gia tiên, thần, Phật để mừng Tết Cơm mới tháng mười. Bên cạnh đó, tại một số nông thôn Việt Nam còn tổ chức lễ hội thi đua nấu bánh chưng, bánh dày mừng vụ mùa bội thu.

tết cơm mới

>> Xem thêm: Cách cúng Tết Cơm mới mùng 10/10 ở các vùng miền

Trên đây là những thông tin chia sẻ về vấn đề “Tết Trùng Thập là tết của ai” mà bạn có thể tham khảo. Hãy thường xuyên truy cập website hoặc cài đặt ứng dụng Thăng Long Đạo Quán về điện thoại để mỗi ngày cập nhật kiến thức phong tục Việt Nam và phong thủy Việt. Ngoài ra, người dùng ứng dụng sẽ được trải nghiệm với hàng loạt công cụ tra cứu miễn phí (xem ngày tốt xấu, xem Bát tự, Tử vi, xem tuổi vợ chồng,…).

Tải ngày ứng dụng Thăng Long Đạo Quán tại đây.