Cứ đến tháng 7 âm lịch hằng năm, nhiều người lại cẩn trọng hơn trong tất cả các hoạt động của cuộc sống. Bởi theo tín ngưỡng tâm linh truyền thống Việt, tháng 7 âm lịch chính là tháng cô hồn. Vậy ý nghĩa tháng cô hồn có giống như tên gọi của nó không? Có xui xẻo như quan niệm truyền miệng dân gian? Hãy cùng Thăng Long đạo quán tìm hiểu ngay sau đây.

1. Ý nghĩa tháng cô hồn

Trong văn hóa tín ngưỡng tâm linh Việt Nam, tháng 7 âm lịch hay còn gọi là tháng cô hồn là khoảng thời gian những linh hồn chưa được siêu thoát quay trở lại dương gian, thậm chí xuất hiện nhiều quỷ đói lang thang khắp quấy phá người sống. Vì vậy, cứ đến tháng 7, mọi người lại chuẩn bị gáo, cháo, muối làm lễ cúng cô hồn và tích cực làm việc thiện với mong muốn gia đình bình an, khỏe mạnh, tránh bị quỷ hồn quấy nhiễu cũng như giúp họ sớm ngày siêu thoát.

Những việc làm này của người Việt không chỉ thể hiện tính nhân văn giữa người sống và người đã khuất còn mang đến một nét văn hóa tâm linh tốt đẹp, một tập tục truyền thống hướng thiện. Đây cũng chính là ý nghĩa tháng cô hồn.

Ngoài là tháng xá tội vong linh, tháng cô hồn còn là mùa báo hiếu, tưởng nhớ và đền đáp công ơn của các đấng sinh thành. Ý nghĩa này được gắn liền với sự tích của một đệ tử của Đức Phật là vị tôn giả có nhiều phép thần thông – Mục Kiều Liên.

ý nghĩa tháng 7 cô hồn
Ý nghĩa tháng 7 cô hồn

Tương truyền, Mục Kiều Liên trong lúc dùng đôi mắt thần nhìn xuống địa ngục để thăm mẹ thì nhìn thấy bà Thanh Đề bị Diêm Vương đày làm quỷ đói do kiếp trước gây nhiều nghiệp ác. Dù ngài mang cơm cho mẹ thì bà cũng không thể ăn vì những hạt cơm sẽ hóa thành lửa.

Chứng kiến cảnh đau xót đó, Mục Kiều Liên đã cầu xin Đức Phật chỉ dạy cách giúp mẹ thoát khổ. Phật dạy rằng nếu muốn giúp bà Thanh Đề được siêu thoát thì cần nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương trời và thời điểm thích hợp nhất chính là tháng 7 âm lịch vì lúc đó đạo hạnh của mọi người là mạnh nhất.

Làm theo lời Phật dạy, Mục Kiều Liên không chỉ giúp vong hồn của mẹ được siêu thoát mà những vong hồn các cũng thoát khổ ải, chuyển kiếp. Vì vậy, ý nghĩa tháng 7 cô hồn còn thể hiện tấm lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ.

2. Tháng cô hồn có ý nghĩa gì? Những ngày lễ đặc biệt gì?

Người dân Việt sẽ có 2 sự kiện lớn gắn liền với sự tích và ý nghĩa tháng cô hồn trong phần 1, đó là lễ xá tội vong nhân và lễ Vu Lan.

2.1. Lễ xá tội vong nhân – Cúng Rằm tháng 7

Lễ xá tội vong nhân chính là buổi lễ cúng cô hồn, siêu độ cho các vong linh có thể vượt qua khổ ải, sớm ngày chuyển kiếp. Đây cũng là dịp tích đức hành thiện, cầu bình an, may mắn cho gia đình.

Dựa theo quan niệm dân gian, Quỷ Môn Quan sẽ được mở từ ngày mùng 2/7 và đóng vào ngày 16/7 âm lịch. Cho nên lễ xá tội vong nhân sẽ kéo dài từ mùng 2/7 – 16/7 âm lịch.

tháng cô hồn có ý nghĩa gì
Lễ xá tội vong nhân vào tháng cô hồn

Đặc biệt, vào ngày Rằm tháng 7 (tức ngày 15/7 âm lịch), mỗi gia đình sẽ sửa soạn tươm tất 2 mâm cỗ trong nhà và ngoài trời để cúng chúng sinh. Bởi theo quan niệm dân gian, thời điểm này những người đã khuất sẽ “nghe rõ” tiếng lòng của người sống.

>> Xem thêm: Cách cúng Rằm tháng 7 đúng chuẩn truyền thống Việt

2.2. Lễ Vu Lan

Ngày 15/7 âm lịch không chỉ là ngày Rằm lớn trong năm mà còn là thời điểm để tổ chức nghi lễ lớn quan trọng là lễ Vu Lan. Ngày lễ này còn được gọi là lễ Vu Lan Bồn thường được thực hiện đúng ngày Rằm tháng 7 âm lịch. Đây là dịp con cháu tưởng nhớ đến công ơn sinh thành và dưỡng dục của của ông bà tổ tiên và cha mẹ. Ngoài ra đây cũng chính là thời điểm kết thúc khóa cầu siêu báo hiếu của các chư tăng Phật tử dành cho những linh hồn yên nghỉ tại chùa chiền.

tháng cô hồn

Đặc biệt, lễ Vu Lan của người Việt có nét đặc trưng riêng mà ở các nước Á Đông khác không có, đó là nghi thức cài bông hồng – một tập tục ẩn chứa ý nghĩa nhân văn thiêng liêng vô cùng sâu sắc. Với ý nghĩa đó, hoa hồng đỏ sẽ được cài lên áo người còn cha còn mẹ, hoa hồng trắng lại dành cho người mất cả cha lẫn mẹ. Nghi thức này như một điều nhắc nhớ rằng con cái sẽ không bao giờ quên ơn sinh thành, nuôi dưỡng, yêu thương của các đấng sinh thành.

>> Xem thêm: Tất tần tật những điều cần biết về lễ Vu Lan

3. Một số kiêng kỵ cần biết trong tháng cô hồn

Ngoài thực hiện các nghi lễ để cầu an cầu may, dân gian Việt còn truyền miệng một số kiêng kỵ không nên làm trong tháng cô hồn để tránh gặp xui xẻo. Cụ thể:

  • Không nên cắt tóc: mái tóc là góc con người, nhiều người cho rằng cắt tóc vào tháng này sẽ khiến cơ thể mất sinh khí, dễ bị quỷ nhập thân, thậm chí tài lộc thất thoát.
  • Kiêng quan hệ nam nữ vào đầu tháng hay ngày Rằm: đa số người Á Đông cho rằng việc nam nữ chung “chăn gối” vào mùng 1 hay Rằm tức là xúc phạm tới thần linh, khiến cho các vong linh giận dữ, từ đó đeo bám cặp đôi.
  • Kiêng đổ vỡ: các gia đình chú ý tránh làm đổ vỡ chén, bát, phích nước, ly thủy tinh,… bởi đó là biểu hiện của sự chia ly, đứt đoạn trong các mối quan hệ.
  • Kiêng đi chơi đêm: tháng cô hồn là thời điểm xuất hiện nhiều quỷ hồn nhất nên hạn chế đi chơi đêm để không bị gặp rắc rối, xui xẻo.
  • Kiêng đốt vàng mã tùy tiện: đốt vàng mã tùy tiện sẽ khiến ma quỷ tham lam quấy nhiễu cuộc sống của bạn.
  • Không ăn vụng đồ cúng cô hồn: nếu ăn đồ cúng của người âm khi chưa xin phép sẽ khiến bạn rước họa vào thân.
  • Không phơi quần áo vào ban đêm: việc phơi quần áo vào lúc khuya sẽ là cơ hội khiến ma quỷ nhập hồn vào và vô tình mang quỷ khí cho gia đình bạn.
  • Không nhặt tiền rơi trên đường: tiền cúng ma quỷ nhằm khiến chúng tránh xa con người, ai động vào sẽ chẳng khác gì rước tai họa về nhà.

kiêng kỵ tháng cô hồn

Hy vọng với những kiến thức chia sẻ ở trên bạn sẽ hiểu thêm về ý nghĩa tháng cô hồn. Đồng thời, những kiêng kỵ trong tháng cô hồn chỉ mang tính chất tham khảo vì đa phần xuất phát từ thói quen cũng như tâm lý “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” của người Việt. Vì vậy, bạn nên cứ thuận theo tín ngưỡng của bản thân mà hành sự.

Để cập nhật thêm nhiều kiến thức về các phong tục tập quán truyền thống Việt một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn, bạn hãy cài đặt ứng dụng điện thoại Thăng Long Đạo Quán. Ứng dụng ngoài cung cấp thông tin phong thủy mà còn hỗ trợ miễn phí các công cụ tra cứu gồm: xem Bát tự hay Tử vi, xem phong thủy nhà cửa, xem ngày tốt xấu,…. Đồng thời, người dùng còn được tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia phong thủy.

Tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo Quán theo Android hoặc iOS tại đây: