Tết Đoan Ngọ là một ngày lễ truyền thống của người Việt Nam, trong ngày này mọi người thường chuẩn bị một mâm lễ nhỏ và ăn những món ăn để cho cuộc sống thêm may mắn, thuận lợi. Vậy những món ăn Tết Đoan Ngọ nào bạn nên và không nên ăn? Tất cả sẽ được Thăng Long đạo quán bật mí trong bài viết.

1. Món ăn truyền thống không thể thiếu vào Tết Đoan Ngọ

Theo truyền thuyết xưa thì vào ngày mùng 5 tháng 5 nếu bạn muốn tiêu diệt sâu bọ làm ảnh hưởng đến mùa màng. Đặc biệt muốn thần linh, tổ tiên phù hộ cho cuộc sống thuận lợi, may mắn thì nên ăn những món ăn dưới đây:

  • Bánh tro (gio), bánh ú

Mỗi một vùng miền khi đến Tết Đoan Ngọ sẽ ăn bánh tro, bánh ú khác nhau. Thông thường mọi người sẽ ăn bánh tro có hình dài hoặc hình tam giác ăn kèm với mật mía vì bánh không có nhân. Còn bánh ú thì có 2 loại là bánh có nhân mặn hoặc bánh nhân ngọt, được gói theo hình chóp nón

Vào Tết Đoan Ngọ mọi người thường ăn nhiều hoa quả có tính nóng để giết sâu bọ nên ăn bánh tro, bánh ú sẽ làm cho cơ thể được cân bằng, giải nóng.

  • Rượu nếp

Một món ăn phổ biến khác không thể bỏ qua mỗi khi Tết mùng 5 tháng 5 âm lịch tới đó chính là cơm rượu nếp. Hiện nay có 2 loại cơm rượu nếp là làm từ gạo nếp trắng và gạo nếp cẩm. Người xưa quan niệm rằng ăn rượu nếp sẽ giúp bạn giết được sâu bọ trong bộ phận tiêu hóa, giúp cho cho cơ thể khỏe mạnh hơn.

món ăn tết đoan ngọ

  • Hoa quả

Những đĩa hoa quả thơm ngon, chín mọng là món ăn không thể thiếu mỗi khi đến Tết mùng 5 tháng 5. Tùy vào mỗi vùng miền mà các gia đình sẽ chuẩn bị các loại hoa quả khác nhau. Như miền Bắc thì thường có xoài, vải, mận, đào, ổi… miền Nam sẽ có chôm chôm, măng cụt, vú sữa, mãng cầu…

  • Thịt vịt

Thịt vịt là món ăn không thể thiếu của người miền Trung vào mỗi dịp này. Bởi người dân cho rằng thịt vịt có tính hàn, khi ăn vào cơ thể sẽ làm cho cơ thể mát hơn. Bạn có thể chế biến thành vịt quay, luộc, hấp, chiên, tỳ vào khẩu vị của các thành viên trong gia đình.

  • Chè

Các món chè hạt kê, hạt sen, chè đậu xanh, trôi nước…. đều được được người dân miền Trung, Nam sử dụng vào ngày Tết giết sâu bọ. Các loại chè không chỉ có vị thanh mát, giúp giải nóng cho cơ thể mùa hè. Mà chúng còn có tác dụng mang lại may mắn, mọi việc trong cuộc sống đều tròn đầy.

Xem thêm: Các việc nên và không nên làm trong ngày Tết Đoan Ngọ

món ăn tết đoan ngọ

2. Các món ăn Tết Đoan Ngọ không nên ăn

Để ngày Tết mùng 5 tháng 5 âm lịch diễn ra may mắn, thuận lợi thì bạn nên tránh những món ăn sau đây:

  • Ăn mực: Người xưa thường cho rằng ăn mực sẽ khiến bạn “đen như mực” nên vào những dịp quan trọng mọi người không nên ăn những món được chế biến từ mực.
  • Cá mè: Cá mè có vị tanh và người ta thường hay liên tưởng đến “mè nheo” làm việc gì cũng không được như mong muốn. Vậy nên để tránh đen đủi không nên ăn món này vào Tết Đoan Ngọ.
  • Trứng vịt lộn: là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Tuy nhiên theo quan niệm dân gian thì không nên ăn vào buổi sáng ngày mùng 5 âm, nó có thể làm cho công việc, cuộc sống của bạn bị đảo lộn.
  • Chuối: Người miền Nam rất kiêng kỵ ăn chuối vào những ngày lễ tết vì chữ chuối đọc lái đi sẽ thành “chúi”. Nghĩa là không ngóc đầu lên được, công việc, cuộc sống làm gì cũng khó khăn, không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Những thông tin bên trên hy vọng đã giúp bạn có được đáp án cho câu hỏi món ăn Tết Đoan Ngọ nên và không nên ăn để tránh điều xui xẻo. Hãy thường xuyên truy cập website hoặc tải ứng dụng Thăng Long đạo quán trên điện thoại để cập nhật các thông tin về phong thủy mỗi ngày. Cài đặt và trải nghiệm ứng dụng miễn phí ngay hôm nay tại đây: