Đền Cờn là ngôi đền cổ xưa nổi tiếng linh thiêng với các tỉnh thành phía Bắc. Ngôi đền này không chỉ thu hút bởi cảnh đẹp hữu tình mà còn là nơi mà đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương đến chiêm bái. Hãy cùng Thăng Long Đạo Quán tìm hiểu về ngôi đền này cùng các bài văn khấn đền Cờn Nghệ An chuẩn xác nhất thông qua bài viết tổng hợp dưới đây. Mời các bạn cùng đón đọc!
1. Vài nét về đền Cờn
Đền Cờn được xây dựng từ thời nhà Trần. Ngôi đền này nằm trên gò Diệc, hướng mặt ra sông Hoàng Mai tại phường Hoàng Mai, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An. Ngoài ra, còn có một ngôi đền Ông Chín Cờn nằm cách đền Cờn tầm 1km. Ngày 29/1/1993, đền Cườn được Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử – văn hoá cấp quốc gia.
Ngôi đền này thờ Tứ Vị Thánh Nương và dần dần trở thành một địa điểm tín ngưỡng thờ Mẫu lớn nhất của cả khu vực Bắc miền Trung. Theo sử sách ghi chép lại rằng, Tứ Vị Thánh Nương ở đây là bà Thái hậu Dương Nguyệt Quả, 2 công chúa Triệu Nguyệt Khiêu, Triệu Nguyệt Hương (con vua Tống Độ Tông) và bà nhũ mẫu (Trung Quốc). Nhưng cũng có một số truyền thuyết khác cho rằng Tứ vị Thánh nương gồm Thái hậu Dương Nguyệt Quả, Quách Thị hoàng hậu, cùng hai công chúa Nguyệt Khiêu, Nguyệt Hương, lại có tích khác cho rằng, Tứ vị Thánh nương là Thái hậu và 3 công chúa. Tuy mỗi câu chuyện có những tình tiết khác nhau, nhưng tất cả đều ẩn chứa sự linh thiêng, huyền bí, là nguồn gốc để hình thành nên giá trị tâm linh độc đáo nơi đây.
Quy mô đền Cờn tuy không lớn nhưng lại hội tụ đủ các nét đẹp văn hoá, truyền thống của dân tộc ta. Hiện nay tại đền còn Chính điện, Trung điện, Hạ điện, toà Nghi Môn và toà Ca Vũ.
Lễ hội đền Cờn là một trong những lễ hội cổ xưa và linh thiêng ở nước ta. Bởi vậy mà dân gian ta mới có câu: “Nhất Cớn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng”. Năm 2017, lễ hội đền Cờn được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Lễ hội đền Cờn được tổ chức từ 19-21/1 âm lịch hàng năm thu hút đông đảo người dân địa phương và khách thập phương tham gia. Bên cạnh các nghi lễ rước đền, kiệu thì ban tổ chức cũng có các trò chơi dân gian hấp dẫn.
Xem thêm: Đền ông Hoàng Mười linh thiêng
2. Cần sắm lễ gì khi đến đền Cờn Nghệ An
Dưới đây là các mâm lễ cơ bản khi đi đền Cờn Nghệ An mà các bạn có thể tham khảo, cụ thể như sau:
- Lễ chay bao gồm: hương, hoa, trà, quả,…
- Lễ mặn gồm: gà, lợn, giò, chả,… được nấu chín
- Lễ đồ sống gồm: 5 quả trứng vịt sống, 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 2 quả trứng gà sống đặt trong 2 cốc nhỏ hoặc thịt mồi không nấu chín, để sống (1 miếng thịt lợn khoảng vài lạng) và tiền, vàng mã.
- Cỗ mặn sơn trang gồm: cua, ốc, bún ớt, chanh quả… Chu đáo hơn có thể có gạo nếp cẩm nấu xôi, chè (số lượng 15 mỗi loại ứng với 15 vị được thờ ở ban Sơn Trang).
- Lễ thờ Cô, thờ Cậu gồm: oản, quả, hương hoa, hia, hài, nón áo. gương lược và đồ vật tượng trưng cho đồ chơi hay làm cho trẻ nhỏ (cành hoa, kèn, trống),…
3. Văn khấn đền Cờn Nghệ An
Hoa thơm hoa nở bốn mùa
Trên ngàn xanh đua sắc hương bay
Gió rung cây lay lay cành lá
Nhác trông lên nhang xạ ngát mùi
Cảnh rừng núi anh linh lừng lẫy.
Nức danh thơm đã dậy muôn phương
Vẻ cốt cách hình dung tươi tốt,
Nét thanh tân tuyết nhường màu da
Gió thoảng đưa mái tóc rườm rà
Con tiến dâng văn tứ vị vua bà
Cờn môn nơi ấy bao xa
Danh lam cổ tích một tòa ngôi cao
Cảnh bồng lai tiêu giao một thú
Khi ngao du bến thủy sông thao
Lạng Sơn Yên Bái Nghệ An ra vào
Vận bốn mùa cầu đảo khói nhang
Khi ngự đèo kẻng lại sang Bảo Hà
Thượng ngàn nức tiếng vua bà
Ban tài tiếp lộc gần xa cho đồng
Nguyện tâm thành sở cầu tất ứng
Sắm lễ trình ắt thời chứng cho
Vua bà chứng cho tai qua nạn khỏi
Cứu người đời thoát mọi trầm luân
Nước tiên tẩy sạch bụi trần
Lưu tài giáng phúc độ trì muôn dân
Ân trên ghi nhớ đời đời
Ngồi lặng nhìn hoa rơi lai láng
bức rèm châu thấp thoáng sang canh
Đệ tử con một dạ lòng thành
Cứu xin vua bà ngự giáng chứng minh
Độ cho đệ tử khang ninh thọ trường
Dù ai lưu xứ xa phương
Nhớ ngày mở hội về cờn môn
Lòng tôn kính dâng hương bái thánh
Độ cho người phúc thọ trường sinh
Cửa nhà phú quý khang vinh đời đời
Dưới trần gian mấy lời kêu tấu
Từ cổ triều lưu dấu anh linh
Xe loan thánh giá hồi cung.
4. Những lưu ý khi đi lễ đền Cờn
- Mặc đồ kín đáo, không mặc hở hang, loè loẹt, quá ngắn
- Bước vào đền bằng cửa phụ, không dẫm lên bậu cửa
- Không tuỳ tiện cắm hương vào các vị trí khác trong đền, chỉ cắm vào bát hương
- Không chụp ảnh tuỳ tiện bừa bãi trong đền
- Không đi giày dép, hút thuốc, dùng điện thoại trong khi thờ cúng
- Khi lễ cần nghiêm trang, không nhìn ngang ngó dọc
- Tiền thật nên để vào hòm công đức, không để bừa bãi ở các ban trong chùa
- Không nên bước đi cắt ngang mặt người đang lễ
- Xưng hô trong đền nên kính trọng, cẩn thận với những ai sống trong đền.
Ngoài ra quý bách gia đừng quên tìm hiểu XEM NGÀY PHONG THỦY để chọn các ngày tốt đi đến viếng thăm các đình, đền chùa nhé.
5. Lời kết
Đền Cờn là một trong những địa điểm tâm linh không chỉ với người dân địa phương mà còn với các du khách thâp phương. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn sẽ biết được những thông tin cơ bản về ngôi đền này cũng như các bài văn khấn đền Cờn Nghệ An chuẩn xác nhất. Hãy thử một lần đặt chân đến ngôi đền này và sống trong lịch sử cùng không khí thiêng liêng đẹp đẽ bạn nhé! Đừng quên chia sẻ bài viết này đến với bạn bè, người thân trong trường hợp cần thiết nhé!
Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại bình luận dưới mỗi bài viết hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 để được đội ngũ chuyên gia phong thuỷ của Thăng Long Đạo Quán giải đáp.
Các bài viết khác liên quan: