Đền Cửa Ông là địa điểm nổi tiếng của Quảng Ninh nói chung và của thành phố Cẩm Phả nói riêng. Ngôi đền này không chỉ nổi tiếng bởi kiến trúc của nó mà còn là về sự linh thiêng. Hàng năm, ngôi đền này mở cửa đón tiếp hàng trăm nghìn lượt du khách thập phương về tham quan, chiêm bái. Hãy cùng Thăng Long Đạo Quán tìm hiểu về đền Cửa Ông cũng như các bài văn khấn đền Cửa Ông chuẩn xác nhất thông qua bài viết tổng hợp dưới đây. Mời các bạn cùng đón đọc! 

1. Vài nét về đền Cửa Ông

Đền Cửa Ông hiện nằm trên đồi khi 9A, phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Ngôi đền nằm được ca tụng là ở vị trí thiên thời địa lợi, sơn thuỷ hữu tình với tầm nhìn phóng ra Vịnh Bái Tử Long xanh mát và là 1 trong 3 ngôi đền nổi tiếng của tỉnh Quảng Ninh.

văn khấn đền cửa ông
Tìm hiểu văn khấn đền Cửa Ông

Đền thờ Đức Ông Đệ Tam Cửa Suốt – Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng (con thứ ba của Trần Hưng Đạo). Ông là người có công lao trong việc bảo vệ, canh giữ vùng Đông Bắc của nước ta. Ngoài ra, nơi đây còn thờ tự các tướng sĩ nhà Trần và gia thất: Trần Quóc Tuấn, Trần Anh Tông, Trần Dư, Phạm Ngũ Lão,…

Đền Cửa Ông Quảng Ninh được xây dựng cách đây hơn 700 năm. Đến năm 1907 -1916, ngôi đền được trùng tu lại và xây thêm Thượng, đền Trung, đền Hạ và chùa và mọi phân khu được hoàn tất vào năm 2017, tạo thành một quần thể di tích đền Cửa Ông rộng 18,125ha.

Đền Cửa Ông bao gồm các phân khu:

  • Đền Hạ: gồm đền Mẫu, đền Trung Thiên Long Mẫu
  • Đền Trung: thờ Khâm Sai Đông Tiết Chế Hoàng Cần và Sơn Thần, Thuỷ Thần
  • Đền Thượng: gồm đền Thượng, đền Quan Chánh, đền Quan Châu, chùa và lăng mộ Trần Quốc Tảng
  • Đền Cặp Tiên: thờ vị tiểu thư con gái Trần Quốc Tảng (còn gọi là cô bé Cửa Suốt), quan Chánh, các vị nhân thần, Phật, ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu và Tiên Thiên Thánh Mẫu.

Lễ hội đền được tổ chức hàng năm với quy mô lớn. Nếu đến đây vào 3 tháng đầu năm, các bạn sẽ được tham dự các lễ hội lớn sau:

  • Lễ hội đền Cửa Ông: ngày 3-4/2 và 3-4/8 (âm lịch)
  • Lễ Cầu siêu, lễ xin ở cửa Đền và lễ dâng rước Đức Ông: gồm phần tế lễ và rước kiệu bài vị Trần Quốc Tảng
  • Hội rước Đức Ông hồi cung an vị: kéo dài hết tháng 3 âm lịch. Trong hội này có tổ chức các trò chơi dân gian được đông đảo người dân tham dự.

Xem thêm: Văn khấn đền Trần chuẩn

2. Hướng dẫn sắm lễ đền Cửa Ông Quảng Ninh

Khi đến nơi đây, các bạn nên sắm đầy đủ cả lễ chay, lễ mặn và lễ đồ sống. Trong đó:

  • Lễ chay để dâng lên ban Thánh Mẫu. Lễ chay bao gồm: hương, hoa, trà, quả,…
  • Lễ mặn gồm: gà, lợn, giò, chả,… được nấu chín, dùng để dâng lên ban thờ Ngũ vị Quan lớn (ban Công đồng)
  • Lễ đồ sống gồm: 5 quả trứng vịt sống, 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 2 quả trứng gà sống đặt trong 2 cốc nhỏ hoặc thịt mồi không nấu chín, để sống (1 miếng thịt lợn khoảng vài lạng) và tiền, vàng mã. Đây là lễ riêng để cúng ban Công đồng Tứ Phủ.

Tuy nhiên, các bạn cần phải tuỳ vào điều kiện mà sắm lễ, cái chính là nằm ở lòng thành tâm của bạn.

3. Văn khấn đền Cửa Ông

Đền Cửa Ông thờ tự Trần Quốc Tảng và gia thất của vị tướng Trần Quốc Tuấn nên khi đi lễ ở ngôi đền này, chúng ta sẽ đọc văn khấn lễ Đức Thánh Trần. Cụ thể bài văn khấn sẽ như sau:

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

– Con kính lạy Tứ phủ Công Đồng Trần Triều.

– Con kính lạy Nguyên Từ Quốc Mẫu Thiên Thành Thái Trưởng Công.

– Con kính lạy Đức Trần Triều hiển thánh Nhân vũ Hưng Đạo Đại Vương Đại Nguyên soái, tổng quốc chính, Thái sư Hương phụ Thượng quốc công tiết chế, Lịch triệu tấn tặng khai quốc an chính hồng đồ bá trị hiện linh trác vỹ, Minh đức trĩ nhân, Phong huân hiên liệt, Chí trung đại nghĩa, Dực bảo trung hưng, Thượng đẳng tôn thần, Ngọc bệ tiên.

– Con kính lạy tứ vị Thánh tử đại vương, Nhị vị vương cô Hoàng Thánh.

– Con kính lạy Đức ông phạm điệu suý tôn thần, tả quan Nam Tào, Hữu quan Bắc Đầu, Lục bộ thượng từ, chư vị bách quan.

Hương tử con là: ………….

Hôm nay ngày …. tháng ….. năm ….

Hương tử chúng con chấp kỳ lễ bái xin các vị phù hộ độ trì cho hương tử con cùng toàn gia quyến được luôn mạnh khỏe. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối được tai qua nạn khỏi, điều lành mang đến, điều giữ giải đi, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an. Xin cho con được có người có cửa, được nhân an vật thịnh đi đến nơi về đến chốn, làm ăn được thuận buồm xuôi gió, vạn sự như ý.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

văn khấn đền cửa ông

Sau khi đọc văn khấn xong, du khách hãy chờ hương tàn rồi sau đó tạ lễ và thụ lộc là được.

4. Cần lưu ý gì khi đi lễ đền Cửa Ông

Khi đến thăm viếng, chêm bái đền Cửa Ông Quảng Ninh, các bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Ăn mặc lịch sự, gọn gàng, không ăn mặc hở hang, loè loẹt, phản cảm tránh làm ô uế chốn tâm linh
  • Đi đứng nhẹ nhàng, nói chuyện nhỏ nhẹ, tắt điện thoại khi lễ
  • Lượng khách đến đây khá đông, đặc biệt trong các ngày lễ nên cần hạn chế việc đốt vàng mã. Tiền lẻ nên để ở trong các hòm công đức.
  • Không tự tiện chạm vào các đồ vật trong đền. 

Ngoài ra quý bách gia đừng quên tìm hiểu XEM NGÀY PHONG THỦY để chọn các ngày tốt đi đến viếng thăm các đình, đền chùa nhé.

5. Lời kết

Đền Cửa Ông mang trong mình những nét đẹp văn hoá, tâm linh truyền thống, là chốn yên bình không chỉ cho người dân địa phương mà còn cho du khách thập phương đến chiêm bái. Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn các thông tin cơ bản về ngôi đền linh thiêng này cũng như hướng dẫn chi tiết nghi lễ và các bài văn khấn đền Cửa Ông chuẩn xác nhất. Đừng quên chia sẻ cho bạn bè, người thân nếu thấy hữu ích nhé!

Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại bình luận dưới mỗi bài viết hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 để được đội ngũ chuyên gia phong thuỷ của Thăng Long Đạo Quán giải đáp nhé!

Các bài viết khác liên quan