Vào mỗi ngày rằm, mùng 1 hàng tháng, người Việt thường chuẩn bị đồ lễ hoặc mâm cỗ cúng gia tiên cùng các vị thần. Bài văn khấn rằm tháng 8 thần linh thổ địa như thế nào là chuẩn nhất? Cùng Thăng Long Đạo Quán tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1. Ý nghĩa làm văn khấn rằm tháng 8 

Rằm tháng 8 hay còn được gọi là Trung thu – lúc này Trăng tròn và đẹp nhất năm tượng trưng cho sự đoàn viên, hạnh phúc. Trăng khuyết đại diện cho sự đau buồn, chia ly. Mà ngày Tết Trung thu, trăng tròn sáng và đẹp nhất, rất thích hợp để các gia đình quây quần bên nhau. Theo phong tục, nhà nhà sẽ làm cỗ cúng gia tiên, đêm xuống thì ngồi tụ họp uống nước chè xanh, ăn bánh trung thu và vừa ngắm trăng vừa kể chuyện cuộc đời.

Không chỉ vào ngày rằm tháng 8 mà trong những ngày rằm trong năm, dân ta vẫn có tục thắp hương cho các vị thần linh và gia tiên. Thần Tài Thổ Địa và các vị thần linh trên bàn thờ gia tiên là những vị thần được người Việt thờ cúng trong dịp này.

Cũng như những dịp lễ khác, việc cúng lễ vào rằm tháng 8 thể hiện tấm lòng của gia đình, cầu mong về cuộc sống bình yên, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.

Ý nghĩa mâm cúng rằm trung thu
Ý nghĩa mâm cúng rằm trung thu

2. Bài văn khấn dịp rằm tháng 8 tại nhà

Thăng Long Đạo Quán xin trích dẫn một bài văn khấn trích từ Văn khấn cổ truyền Việt Nam từ nguồn của NXB Văn hóa Thông tin. Song hành cùng việc nghĩ tới cách làm mâm ngũ quả trung thu thì bài văn cúng là không thể thiếu trong ngày này!

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị tôn thần.

Con kính lạy Cao tằng tổ khảo, Cao tằng tổ tỷ, thúc bá, đệ huynh, cô di, tỷ muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là… ngụ tại…

Hôm nay là ngày rằm tháng 8, gặp tiết Trung thu, tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại…, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị tiền chủ, hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an, bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

3. Văn khấn rằm tháng 8 thần linh thổ đại

Một số bài văn khấn rằm tháng 8 các vị thần thường dùng như sau:

3.1. Văn khấn rằm Trung thu Thổ Địa

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con kính lạy Thần tài vị tiền.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là…… Ngụ tại………

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Tôi chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

3.2. Văn khấn rằm tháng 8 các vị thần trên bàn thờ gia tiên

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Kính lạy:

– Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Ngài Đông trù tư mệnh táo phủ thần quân.

– Ngài Bản gia Thổ địa Long mạch Tôn thần.

– Các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần.

– Ngài Tiền hậu địa chủ tài thần.

– Các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Hôm nay là ngày ……. tháng …….. năm ………………………..

Tín chủ con là: …………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………….

Ngụ tại: ………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày: ………………………………………………………………………………………….

Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật kim ngân trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án

Chúng con thành tâm kính mời:

– Ngài Kim niên đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.

– Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương.

– Ngài Đông trù tư mệnh táo phủ thần quân.

– Ngài Bản gia Thổ địa Long mạch Tôn thần.

– Các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ. Giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người người được chữ bình an, tám tiết vinh khang thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

4. Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng thần linh thổ địa rằm tháng 8

Phần tiếp theo của bài viết về văn khấn rằm tháng 8, mời quý vị tham khảo về mâm cỗ cúng rằm chuẩn dưới đây. Bao gồm các món ăn và vật phẩm nào nên được bày biện trong ngày này!

4.1. Mâm cỗ cúng các vị thần trên bàn thờ gia tiên

  • Bánh trung thu: Đây là món bánh không thể thiếu trong mâm cỗ của người Việt vào dịp Tết Trung Thu. Bánh sẽ gồm hai loại là bánh nướng (màu vàng nâu), bánh dẻo (màu trắng)
  • Hoa quả: Tùy vào từng vùng miền mà gia chủ chuẩn bị những loại quả khác nhau. Miền Bắc thường chuẩn bị nhãn, bưởi, chuối, hồng…. Miền Nam sẽ có những món đặc trưng như dưa, dứa, thanh long…
  • Đèn trung thu: Đèn trung thu nhất là đèn ông sao 5 cánh được nhiều người dân chuẩn bị cho lễ cúng các vị thần trong ngày 15 tháng 8 âm lịch.
Văn khấn thần linh trung thu trên bàn thờ gia tiên
Văn khấn thần linh trung thu trên bàn thờ gia tiên

4.2. Mâm cỗ cúng Thần Tài Thổ Địa

Cúng Thần Tài Thổ Địa gia chủ có thể chuẩn bị như mâm cỗ cúng hàng tháng. Có thể chuẩn bị như sau:

  • Bộ Tam sên: thịt lợn quay, tôm, trứng
  • Hoa cúc, rượu, vàng giấy…
  • Tôm luộc, trứng luộc
  • Thịt heo quay
  • Hoa cúc
  • Hoa quả
Đọc văn khấn thổ địa rằm tháng 8 tại nhà thì đừng quên làm cỗ chỉn chu
Đọc văn khấn thổ địa rằm tháng 8 tại nhà thì đừng quên làm cỗ chỉn chu

5. Lưu ý khi đọc văn khấn thần linh thổ địa ngày rằm tháng 8 Trung thu 

  • Văn khấn tốt nhất nên được viết ra giấy nếu cảm thấy dài khó nhớ.
  • Trước khi đọc văn khấn nên tắm rửa sạch sẽ.
  • Khi đọc văn khấn, không được đọc to, chỉ nên đọc lầm rầm nhỏ nhẹ vừa đủ người đó nghe, nhất khi là đọc tên húy người được cúng.
  • Cúng rằm tháng 8 ngoài trời hay trong nhà đều được, chủ lễ thành tâm vẫn là tốt nhất

Ngoài ra dưới đây là các khung giờ đọc văn khấn thần linh thổ địa rằm tháng 8 tốt nhất để bách gia tham khảo:

  • 5 – 7 giờ sáng: giờ Mão, có ý nghĩa chỉ Quỷ Cốc Tử cát thời, Quý Đăng Thiên Môn
  • 9 – 11 giờ sáng: giờ Tỵ, giờ Hoàng Đạo được Phúc Tinh Quý Nhân phù trợ
  • 17 – 19 giờ (5 – 7 giờ tối): giờ Dậu, tức Quỷ Cốc Tử cát thời, Thiên Ất Quý nhân Dương quý nhân.

Trên đây là một vài lưu ý dành cho quý gia chủ để có lễ cúng các vị thần chuẩn nhất.

Bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin cho các bạn về văn khấn rằm tháng 8 thần linh thổ địa. Xin lưu ý rằng dù có tiến hành cầu khấn thế nào thì tâm phải thật trong sáng, tích đức hành thiện thì mới có được phù hộ từ gia tiên và thần linh. Chúc quý bách gia một mùa Trung thu bình an, hạnh phúc cùng gia đình.

Tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo Quán của chúng tôi để nhận thêm nhiều thông tin phong thủy hữu ích khác.

Đừng bỏ qua các bài viết liên quan: