Văn khấn sám hối Tứ Phủ như thế nào? Cách dâng lễ khi đi Phủ ra sao? Chắc hẳn đây là thắc mắc của rất nhiều người khi tìm hiểu về các nghi thức khi dâng hương lễ Phủ. Mời bạn cùng Thăng Long Đạo Quán tìm hiểu về văn khấn Tứ Phủ Công Đồng và cách dâng lễ qua bài viết dưới đây!
1. Tứ Phủ là gì? Ý nghĩa của Tứ Phủ
Tứ Phủ Công Đồng hay Tứ Phủ vạn linh là một khái niệm gắn liền sâu trong tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam ta. Hầu hết các ngôi Đền thờ phía Bắc đều thờ Tam, Tứ Phủ anh linh, nên Đạo Mẫu gắn liền vào sâu trong tâm thức những người dân miền Đồng Bằng Bắc Bộ. Nhưng từ xa xưa về tín ngưỡng thì chỉ có Tam Phủ (Thiên, Địa, Thoải) và về sau phái Sơn lâm Sơn trang mới xuất hiện nên hội nhập thành hệ thống Tứ Phủ Công Đồng (Thiên, Địa, Thoải, Nhạc).
Tứ Phủ là tín ngưỡng văn hóa dân gian có lịch sử hình thành khoảng hơn 1000 năm. Là nơi làm việc của các Chư Vị Thần Linh của 4 phủ: Thiên Phủ, Địa Phủ, Thoải Phủ và Nhạc Phủ.
Tín ngưỡng Tứ Phủ được lưu truyền thông qua hình thức truyền miệng dân gian vì thế mỗi vùng miền đều có dị bản và lề lối phụng thờ hay hầu hạ khác nhau.
Tất nhiên trong tín ngưỡng Thờ Mẫu không chỉ có thờ Mẫu mà còn thờ hệ thống Tứ Phủ Công Đồng với mối quan hệ chặt chẽ trong từng lễ nghi và nghi thức như:
- Thỉnh Tam Tòa Thánh Mẫu trước.
- Thỉnh Tam vị Chúa Mường, Tứ Phủ Chúa Bà.
- Hội đồng tôn Quan.
- Tứ Phủ Chầu Bà.
- Tứ Phủ Thánh Hoàng.
- Tứ Phủ Thánh Cô.
- Tứ Phủ Thánh Cậu.
- Ngũ vị quan Hổ.
- Ông Lốt (Thanh Xà, Bạch Xà).
Thật sự muốn hiểu hết về Tứ Phủ thì rất khó, vì mỗi vùng miền đều có định nghĩa và lịch sử khác nhau nên chúng ta hãy hiểu một cách đơn giản nhất, và có khái niệm chung nhất về Tứ Phủ anh linh.
Tín ngưỡng thờ Mẫu là nét sinh hoạt có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống tâm linh của nhân dân ta trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, cho đến ngày này ông, bà, cha mẹ ta đã để lại và giữ gìn những giá trị và kiến thức sâu sắc. Thờ Mẫu là tín ngưỡng dân gian và đậm chất bản địa và chứa đựng những giá trị nhân văn và ý nghĩa sâu sắc. Đây không chỉ là tín ngưỡng mà là những bài học đạo đức và sự giảng dậy của các Ngài và các cụ đi trước: Đoàn kết bảo vệ đất nước và giữ nước, chống giặc ngoại xâm, yêu thương muôn dân và bao dung, từ bi. Cột mốc đánh dấu sự phát triển của Tín ngưỡng thờ Mẫu là ở Việt Nam phải kể đến sự xuất hiện của Mẹ Âu Cơ và Lạc Long Quân sinh ra bọc trăm trứng, 50 lên bờ và 50 xuống biển. Truyền thuyết này nhằm tôn vinh người mẹ đối với đoàn kết dân tộc, là sự kế thừa tín ngưỡng Đạo Mẫu trong lịch sử, đặt ra điều mà để ý ghi nhớ: Dân ta đoàn kết thì mới hưng thịnh, Dân ta tan rã mất nước mất nhà.Trong suốt một nghìn năm Bắc thuộc hay trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp hay thực dân Mỹ ông bà cha mẹ ta đã đứng lên bảo vệ tín ngưỡng dù ngã xuống hay đổ máu vẫn tiếp tục giữ gìn truyền thừa cho thế hệ sau. Bạn có thể xem show chèo Bắc Lệ Đền Thiêng để biết được các cụ đời trước đã hy sinh bảo vệ Đạo Mẫu như thế nào.
Trước khi Đại Việt ta có suy nghĩ trọng nam khinh nữ nhưng với Tín ngưỡng Đạo Mẫu ngợi ca Thần Nữ phát triển như ngày nay, thì suy nghĩ đó dường như phai dần. Và cũng tôn vinh lên chủ quyền và sức mạnh của những người phụ nữ thời xưa cho đến hiện tại. Dạy cho chúng ta uống nước nhớ nguồn, nhớ và ghi ơn những vị anh hùng bảo vệ đất nước, nhớ nguồn gốc của bản thân như tổ tiên, ông, bà, cha mẹ mà sống cho có tâm có hiếu, sống cho trọn đạo làm người.
2. Ý nghĩa nghi thức sám hối theo quan niệm dân gian
Chúng ta mỗi ngày đây dù vô tình hay cố ý, chúng ta đều gây ra bao nhiêu lỗi lầm từ Thân – Khẩu – Ý. Chưa kể nghiệp quả từ muôn kiếp trước chúng ta đã phạm qua. Đối với Tiên Thánh chúng ta chỉ là người trần mắt thịt, tâm còn chưa sạch bạch thì chưa thông, nghiệp quả còn chưa tiêu tan nên sám hối là điều cần nhất khi đến Phủ, Đền, Đình, Miếu, Mạo. Đơn giản như chúng ta nhận ra được lỗi sai mà bản thân ta đã làm trong kiếp này.
Đọc văn khấn sám hối Tứ Phủ, gia chủ sám hối với Thánh như một lời xin lỗi và hứa được sửa sai để Thần Thánh vuốt ve che chở và chứng tâm cho cái lòng thành. Mỗi lần sám hối, chúng ta coi như giải một chút nghiệp và dựa ơn Thánh.
3. Cách sắm lễ và dâng lễ khi đi Đền Thờ Tứ Phủ Công Đồng
3.1. Cách sắm lễ tại Đền, Phủ thờ Tứ Phủ
Tùy vào kinh tế gia đình văn hóa và vùng miền, địa phương sẽ có cách chuẩn bị mâm cúng khác nhau:
- Lễ chay: Bao gồm có hoa, ngũ quả, chè, phẩm oản dâng lên Phật Thánh.
- Lễ mặn: Xôi giò, chả và con gà tùy theo gia chủ sắm lễ
- Tráp thờ: Ví dụ như gương, lược hay đồ chơi dâng lên bạn Cô và Cậu. Hoặc gia chủ sắp tráp thờ trang trí ban Công Đồng thêm tố linh tố hảo.
Khi đi Đền, Phủ sắm lễ thì thường thiên biến vạn hóa, phú quý sinh ra lễ nghĩa nên mong các gia chủ đừng hoang mang hay đề tâm quá vào vấn đề mua lễ, đơn giản có thể nói một bình hoa thơm cũng là lễ hay một bát nước cơi trầu cũng là lễ, tất cả quan trọng nằm ở tâm bạn. Thật tâm thật tính dù lễ nghi có ít hay dù có ít giọt dầu dâng lên, các Ngài đều chứng tâm và phù hộ cho các bạn.
Xem thêm: Cách đọc văn khấn Công Đồng Tứ Phủ
3.2. Cách dâng lễ tại Đền, Phủ thờ Công Đồng Tứ Phủ
Phủ to Đền lớn thì thường rất nhiều gia chủ hoang mang không biết đặt lễ tại đâu, hãy theo chỉ dẫn của thủ nhang hay của các cô chú chắp tác tại Đền. Nhìn những người đi trước và đặt lễ theo họ. Đặt tại vị trí trống, không có đồ trang trí thờ cúng.
Lưu ý: Dâng lễ tại vị trí Thủ nhang chỉ định hoặc bày biện nơi ban bệ thấp nhất và trống nhất. Không được trèo lên và bày biện lễ như thế là xúc phạm đến các vị Thánh. Nên nhìn người trước đi vào bày ở đâu thì hãy bày theo tại đấy hoặc hỏi Thủ nhang Đồng Đền để có vị trí chính xác không sai lệch nhất là tại nơi linh thiêng.
4. Văn khấn sám hối Tứ Phủ
Văn khấn sám hối Tứ Phủ Công Đồng bản đầy đủ nhất dành cho đệ tử các vùng miền:
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, con lạy mười phương Đất, con lạy mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Nam Mô Bản sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.
Nam Mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật.
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.
Con Lạy Chư Đại Bồ Tát, Chư Hiền Thánh Tăng.Hộ Pháp Chư Thiên, Thiện Thần Bồ Tát.
Con lạy Tam Vị Đức Vua Cha Đức Tam Thập Tam Thiên Thiên Chúa Đế Thích Đề Hoàn Nhân Thánh Đế Ngọc Bệ Hạ
Con Lạy Hiệu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Huyền Cung Đại Đế Ngọc Điện Hạ.
Con lạy Đức Phật Mẫu Hoàng Thiên, Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình Thủy Quốc Long Vương.
Con lạy Tam Tòa Thánh Mẫu: Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên, Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn,Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ, Mẫu Đệ Tứ Khâm Sai.
Con Lạy Hội Đồng Quan Tứ Trụ Triều Đình, Tam Phủ Công Đồng, Tứ Phủ Vạn Linh hội Đồng Tiên Thánh Đông A Phủ.
Con lạy Trần Triều Hiển Thánh Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương. Con lạy Trần Triều Khải Thánh Vương Phụ, Vương Mẫu, Vương Phi Phu Nhân, Trần Triều Vương Huynh, Vương Đệ.Vương Tử, Vương Tế, Vương Nữ Vương Tôn
Con Lạy văn võ bá quan quân thần trần triều.
Con lạy Tam Tòa chúa bói – Hội đồng Chúa bói Chúa chữa Chúa Mán Chúa Mường
Con Lạy Chúa Đệ Nhất Tây Thiên, Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ, Chúa Đệ Tam Lâm Thao, Tiên Chúa Thác Bờ.
Con Lạy Ngũ Phương Bản Cảnh Vũ Quận Bạch Hoa – Năm Phương Chúa Bà
Con lạy Ngũ Vị Vương Quan, Tôn Quan Đệ Nhất Thượng Thiên, Tôn quan Đệ Nhị Giám. Sát, Tôn Quan Đệ Tam Thoải Phủ, Tôn quan Đệ Tứ Khâm Sai, Tôn Quan Đệ Ngũ Tuần Tranh.
Con lạy Tôn Quan Điều Thất.
Con cung thỉnh mời Tứ Phủ Chầu Bà
Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên
Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn Đông Cuông
Chầu Đệ Tam Thoải Phủ
Chầu Đệ Tứ Khâm Sai
Chầu Năm Suối Lân
Chầu Lục Cung Nương
Chầu Bảy Tiên La
Chầu Bát Nàn Đông Nhung Đại Tướng Quân
Chầu Cửu Sòng Sơn
Chầu Mười Đồng Mỏ
Con lạy Hội Đồng Chầu Bé-Con Lạy Chầu Bé Thượng Ngàn Quyền Cai Bắc Lệ
Con cung thỉnh mời Tứ Phủ Thánh Hoàng, thập vị quan Hoàng
Con lạy 36 tòa Sơn Trang -Sơn Trang, Tám Tướng Thập Nhị Tiên Nàng
Con lạy Tứ Phủ Thánh Cô
Con xin kính lạy Cô Nhất Thượng Thiên- Cô Cả đền Dùm
Con lạy Cô đôi Thượng Ngàn
Cô bơ Thoải, con lạy cô tư Ỷ La, Cô năm suối lân, cô Sáu sơn trang, Cô bảy Tân La, cô Tám Đồi Chè, 12 cô Chín. Cô chín thượng Ngàn, Cô chín Sòng sơn, cô Mười mỏ Than, Hội đồng cô bé, Con Lạy cô bé Thượng ngàn, cô bé Thoải. Con lạy cô Bé Bản Đền, Con lạy Tứ Phủ Thánh Cậu trên Ngàn dưới Thoải.
Con lạy Cậu đệ nhất Hoàng Thiên, Cậu Hoàng Đôi Thượng Ngàn, Cậu Hoàng Ba Thoải, Cậu Hoàng Tư Long Thành. Con Lạy Cậu Bé Hoàng Thiên, Cậu Bé Thượng Ngàn, Cậu Quận Phủ Dầy, Cậu Đồi Ngang Phố Cát. Con lạy cậu bé bản Đền.
Con Lạy Hội Đồng Quan Ngũ Dinh, Đôi quan Thanh Xà Bạch Xà, Sơn Thần Bản Thổ Ngũ Hổ Thần Tướng.
Con cung thỉnh mời chư vị Chúa Chầu các Quan thủ Đền thủ Điện, Chư vị Thành Hoàng Bản Thổ, Chư vị Thần thổ cư đồng ngự dải đất này.
Đệ tử con tên là:…………. tuổi:……….
Ngụ tại:……………………………
Kim niên kim nguyệt cát nhật lương thời. Hôm nay ngày:… Tháng:… Năm:…
Nhân …………..
Đệ tử con nhất tâm một lòng, nhất tòng một đạo, nhất tâm trí thiết, nhất dạ chí thành. Đêm tưởng ngày mong, tu thiết hương, hoa, đăng, trà, quả, thực (mang miệng về tâu, mang đầu về bái). Trên con tấu thượng thiên, dưới con đệ trình long cung thuỷ phủ cùng đồng gia quyến đăng cung phụng cửa đình thần tam tứ phủ ……………(tên đền) linh từ.
Mong trên cha độ, dưới mẫu thương, đèn trời đuốc biển soi đường dẫn lối. Phù hộ độ trì cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà. Che chở cho gia chung chúng con trong 3 tháng hè, 9 tháng đông, tai qua nạn khỏi.
Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối được bình an vô sự, cửa nhà khang ninh. Cầu danh đắc danh, cầu phúc đắc phúc, đắc tài sai lộc…… Dãi tấm lòng thành cúi xin Phật Thánh Chúa Tiên anh linh chứng giám!
Cung thỉnh công đồng Lục Cung Tiên Tổ dòng họ….. nguyên quán……Tổ Cô Mãnh Tướng, cậu bé cô bé tại gia, chư vị tiên linh trong dòng họ theo hầu Phật Thánh cửa Đình Thần Tam Tứ Phủ. Trên tấu tòa vàng Thượng Thiên, dưới tấu Thủy Cung Địa Phủ, cho con cháu nhất một lòng, tòng một đạo Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm…
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Lưu ý khi sám hối:
– Khi bạn cầu nguyện bạn phải quỳ xuống, chỉ nên đứng dậy và thực hiện nghi lễ trong trường hợp không còn chỗ ngồi.
– Hãy chắp tay với sự cung kính và chân thành. Tập trung sự chú ý của bạn vào mỗi lời cầu nguyện.
– Khi khấn nhớ tên vị Thánh thủ Đền và ban Tứ Phủ Công Đồng và các ban khác.
– Trình bày chi tiết câu chuyện, thắc mắc nỗi niềm bày tỏ và tâm sự với Thánh.
– Khấn sao cho khấn, nhất tâm hướng Thánh vạn lần an yên.
Hy vọng đọc xong các bạn đã có hiểu biết về văn khấn sám hối Tứ Phủ.
5. Cách hạ lễ và những lưu ý khi đi Đền, Phủ thờ hội đồng Tứ Phủ
Sau khi khấn vái hết các cung các cửa tại Đền và Phủ thì chờ hết một tuần hương chúng ta có thể hạ lễ. Trước khi hạ lễ các gia chủ nên quỳ lạy ba lễ xong lấy vàng mã đinh vàng, tiền đã dâng lên mang đi hóa. Hóa từ mã vàng dâng lên ban công đồng trước rồi hóa vàng mã các cung các cửa khác sau. Sau khi hóa xong chúng ta quay lại hạ lễ thực quả.
Lưu ý khi đi Đền và Phủ:
– Đối với trang phục: Ăn mặc nghiêm trang, kín đáo, ví dụ như không mặc quần và váy ngắn hay là mặc áo hai dây hở hàng. Nên nhớ những chỗ linh thiêng cần ăn mặc lịch sự chỉn chu.
– Đối với cử chỉ, hành động và lời nói: Đối với Đền và Phủ là chốn tâm linh đầy linh thiêng bạn cần nhất đó là sự trật tự không cười đùa tránh gây ồn ào mất trật tự. Không hành động lỗ mãng nhất là hành động sờ mó và bạo lực, không ăn cấp đồ dùng cá nhân của người khác. Quan trọng là không chửi tục và chửi bậy, tránh tai bay vạ gió và không chỉ chỏ thẳng tượng Thánh nói ra nói vào. Bạn cần nên nhớ khi bước vào cửa chốn tâm linh, bạn làm sai một ly là đi một dặm, hãy cẩn thận trong mọi hành động và cử chỉ tránh rước họa vào thân.
6. Lời kết
Trên đây là bản văn khấn sám hối Tứ Phủ và những thông tin đi kèm. Thăng Long Đạo Quán cảm ơn quý anh chị đã đón đọc nội dung này. Kính chúc quý anh chị sức khoẻ dồi dào, vạn sự hanh thông, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an.
Ngoài ra bạn cũng có thể tải ứng dụng Thăng Long đạo quán về điện thoại di động của mình. Ứng dụng sẽ giúp bạn cập nhật các kiến thức tâm linh hàng ngày. Chúc các gia chủ một ngày bình an.
Các bài viết khác liên quan: