Sắm sửa vàng mã cúng Rằm tháng 7 từ lâu là một tập tục không thể thiếu của nhiều người dân Việt. Nhưng dù diễn ra hằng năm nhưng vẫn còn không ít người chưa biết vàng mã cúng Rằm tháng 7 gồm những gì, cách đốt ra sao thì đúng. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp những điều này.
1. Cúng Rằm tháng 7 mua vàng mã gì?
Cúng Rằm tháng 7 là một nghi lễ quan trọng đối với nhiều gia đình Việt Nam. Hàng năm cứ đến ngày này, nhà nhà sẽ sửa soạn mâm cỗ cúng Phật, chư vị thần linh để cầu an và báo hiếu tổ tiên. Đồng thời làm thêm mâm lễ phát lộc cho các vong hồn được xá tội, sớm ngày siêu thoát. Theo đó, cách chuẩn bị lễ vật cũng sẽ khác nhau. Vậy cúng Rằm tháng 7 mua vàng mã gì?
1.1. Vàng mã cúng Rằm tháng 7 mâm cúng thần linh và gia tiên.
Theo quan niệm “trần sao âm vậy”, cũng như mong muốn những người thân đã khuất của mình có một cuộc sống sung túc, thoải mái giống như người dương gian. Cho nên nhiều gia đình khi sắm vàng mã cúng Rằm tháng 7 rất tươm tất. Ngoài ra, mọi người mong sự chuẩn bị chu đáo đó sẽ thể hiện được lòng thành của bản thân với thần linh, từ đó được bảo vệ bình an, hạnh phúc.
Dựa theo phong tục truyền từ đời này sang đời khác, vàng mã cúng Rằm tháng 7 sẽ bao gồm: giấy tiền vàng mã, tiền âm phủ và một số vật dụng làm từ giấy tượng trưng cho các món đồ ở trần thế như quần áo, giầy dép, nhà cửa, xe cộ, ngựa, trang sức, thỏi vàng, điện thoại,…
Ngoài sắm lễ vàng mã cúng Rằm tháng 7, mâm cúng thần linh và gia tiên còn chuẩn bị thêm:
- Hoa tươi, trái cây
- Rượu, nước, chè
- Nến hoặc đèn
- Đồ mặn (xôi đỗ xanh hoặc xôi gấc, gà luộc, món xào, canh) hoặc đồ chay (bánh trôi nước, bánh chè khê, xôi chè,…).
>>Xem thêm: Cúng rằm tháng 7 đơn giản nhất
1.2. Vàng mã cúng Rằm tháng 7 mâm cúng chúng sinh
Khác với mâm cúng thần linh và gia tiên, người Việt thường sắm lễ vàng mã cúng Rằm tháng 7 cho chúng sinh như sau:
- Tiền vàng từ 15 lễ trở lên
- Quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ
- Tiền chúng sinh (tiền trinh)
Lưu ý: khi bày mâm cúng chúng sinh Rằm tháng 7, tiền vàng, quần áo nên rải ra mâm theo 4 hướng Đông, Nam, Tây, Bắc.
Theo quan niệm dân gian, vì tránh khơi dậy lòng tham sân si của các vong hồn, mâm cúng chúng sinh sẽ chỉ cúng đồ chay mà không có đồ mặn như mâm lễ dâng lên thần linh và gia tiên. Do đó, những lễ vật đi kèm vàng mã cúng Rằm tháng 7 cho chúng sinh sẽ gồm:
- 1 lọ hoa (cúc, hồng, sen, ngọc lan, mẫu đơn, cúc vạn thọ, nhài,…).
- 1 đĩa ngũ quả với 5 màu sắc (chuối, chôm chôm, ổi, nhãn, hồng xiêm, thanh long, dưa hấu, đu đủ,…).
- 1 đĩa muối gạo.
- 12 chén nhỏ cháo trắng nấu loãng hoặc 1 đĩa cơm vắt.
- 12 cục đường thẻ.
- 3 ly nước, 3 chén rượu, 2 ngọn nến (hoặc đèn)
- Mía (để nguyên vỏ hoặc chặt từng khúc dài 15cm)
- Khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc, bánh, kẹo, bỏng ngô.
Cúng vàng mã là một nét văn hóa đẹp lâu đời của người dân Việt Nam, thể hiện lòng thành của người sống với người đã khuất. Cho nên để tránh lãng phí cũng như đánh mất đi bản chất của tập tục này, các gia đình khi sắm lễ vàng mã cúng Rằm tháng 7 nên chuẩn bị tối giản nhất và tùy theo điều kiện hoàn cảnh của mình.
>>Xem thêm: Sắm lễ cúng rằm tháng 7
2. Rằm tháng 7 có nên đốt vàng mã không? Đốt như thế nào?
Các chuyên gia nghiên cứu phong tục Việt cho biết, đốt vàng mã Rằm tháng 7 là một tập tục bị ảnh hưởng bởi đạo giáo Trung Quốc. Họ quan niệm “trần sao âm vậy” nên hình thành thói quen đốt tiền, vàng mã cùng đồ dùng tự cắt với mong muốn người đã khuất có cuộc sống đủ đầy ở thế giới bên kia.
Song liên quan câu chuyện Rằm tháng 7 có nên đốt vàng mã không?”, các bậc cao tăng Phật giáo lại khẳng định trong giáo lý nhà Phật không có việc đốt vàng mã cúng tế người đã khuất. Phật giáo chỉ khuyên nên làm lễ xá tội vong nhân bằng một mâm cỗ chay và tụng kinh để họ sớm ngày thoát khỏi khổ đau mà hóa kiếp.
Ngày nay, các gia đình cũng tùy vào tín ngưỡng của bản thân mà quyết định. Đa số người theo chủ nghĩa hiện đại cùng đạo Phật đều lựa chọn không hóa vàng. Còn lại thì vẫn sắm lễ vàng mã cúng Rằm tháng 7 cho thần linh, ông bà tổ tiên và chúng sinh.
Vậy Rằm tháng 7 đốt vàng mã như thế nào thì tốt? Hãy tham khảo những lưu ý sau:
- Về giờ đốt vàng mã Rằm tháng 7
Mỗi gia đình sẽ có hoàn cảnh khác nhau, có người thảnh thơi nhưng cũng có người bận rộn. Nên đốt vàng mã giờ nào sẽ tùy vào nhà đó nhưng đừng để qua 11h30 phút tối ngày 15/7 âm lịch. Bởi theo dân gian qua thời gian đó là lúc mọi vong linh, quỷ hồn phải trở lại địa phủ.
- Về cách đốt vàng mã cúng Rằm tháng 7
Đầu tiên, cần phải phân biệt đồ cúng cho ai, đốt theo thứ tự lễ cúng cho thần tiên, tổ tiên rồi mới đến chúng sinh. Lựa chọn một góc vườn sạch sẽ hay tại sân nhà. Đối với các gia đình ở chung cư thì đến chỗ hóa vàng theo quy định của khu mình sinh sống. Điều quan trọng phải đảm bảo xung quanh không có vật gây cháy nổ.
Khi đốt nên chậm rãi, từ tốn, đốt lễ cho ai thì gọi tên người đó. Chẳng hạn như chúng con xin gửi chút quần áo, vàng tiền cho ông,…. Dân gian cho rằng làm như vậy sẽ tránh cho đồ lễ của người thần bị cô hồn khác cướp mất.
Bên cạnh đó, khi đốt, bạn không được dùng vật dụng gì chọc vào đám vàng mã đang đốt để tránh tro lửa bay khắp nơi, có thể gây ra cháy nổ. Khi hóa vàng xong thì vẩy mấy giọt rượu cúng vào vì dân gian cho rằng làm như vậy mới thiêng, gia tiên mới nhận được đồ của con cháu hiếu kính. Lúc đốt hết vàng mã thì mới dùng nước dội từ từ để dập tắt.
>> Xem thêm:Cúng Rằm tháng 7 thắp hương hoa gì?
Hy vọng với những thông tin chia sẻ về vàng mã cúng Rằm tháng 7 gồm những gì sẽ giúp mọi người áp dụng vào cuộc sống. Hãy theo dõi website hoặc tải ứng dụng Thăng Long đạo quán về điện thoại di động để cập nhật các kiến thức phong thủy hàng ngày. Ngoài ra bạn có thể sử dụng các công cụ được dễ dàng hơn. Cài đặt và sử dụng ứng dụng miễn phí tại đây: