Cúng giao thừa có đốt vàng mã không? Đối với phần đông người Việt đây là câu hỏi “thừa” nhưng không ngờ lượt tìm kiếm cụm từ khóa này khá cao. Vậy tại sao lại có người lưu tâm vấn đề đơn giản này? Hãy để Thăng Long đạo quán giúp quý vị giải mã ngay trong bài viết sau. 

1. Cúng giao thừa có đốt vàng mã không?

Tục hóa vàng mã đã tồn tại và lưu truyền trong văn hóa tín ngưỡng Việt Nam bao đời nay. Với quan niệm “trần sao âm vậy” nên người sống dùng cách đốt tiền vàng mã để bày tỏ lòng kính mến với người đã khuất. Ngoài ra, họ tin rằng người thân sau khi qua đời sẽ được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc nhờ gửi tiền âm phủ. Thông thường, tiền vàng mã sẽ được đốt trong các dịp thờ phụng nói chung, cúng giao thừa nói riêng.

Được biết, vàng mã trong dịp cúng giao thừa gồm sớ cúng quan Hành khiển, quần áo mũ thần linh và tiền vàng giấy. Vậy những người tìm kiếm cúng giao thừa có hóa vàng không với mục đích thực sự là gì? Có lẽ họ hỏi điều này là vì phân vân khi chứng kiến mỗi nhà một kiểu hóa vàng.

Cụ thể, theo tập tục của một số vùng miền, đồ vàng mã sẽ được đốt ngày sau khi gia chủ đọc xong bài khấn cúng giao thừa nhằm “hiếu kính chút lòng thành” tới ông bà tổ tiên, thần linh. Hoặc nơi khác thì không hóa vàng mã cúng giao thừa mà để lại đến mùng 3 – 10 Tết. Khi gia đình làm lễ kết thúc Tết Nguyên Đán mới đốt một thể.

cúng giao thừa có hoá vàng không

>>> Xem thêm:Mâm cúng giao thừa theo 3 miền gồm những gì?

2. Những lưu ý khi hóa vàng mã cúng giao thừa

Ngoài quan tâm cúng giao thừa có đốt vàng mã không, gia chủ cũng nên lưu ý một số điều sau để hóa vàng đúng cách, rước tài lộc mà không gây hại môi trường xung quanh. Cụ thể:

  • Bỏ sớ văn khấn vào đốt đầu tiên, tiếp đến đốt phần tiền vàng cho gia thần, sau đến tổ tiên
  • Chọn vật dụng không cháy như thùng inox, sắt,…hay lư đồng, lò gạch để thực hiện hóa vàng mã cúng giao thừa.
  • Chọn địa điểm thông thoáng, không gần vật dụng cháy nổ để tiến hành đốt vàng mã
  • Khi hóa vàng mã phải từ từ, đưa từng ít một, tránh đốt lửa lớn hay khiến tàn tro bay ra xung quanh
  • Sau khi đốt xong thì vẩy nước để tránh lửa âm ỉ gây hại cho xung quanh

cúng giao thừa có đốt vàng mã không

>>> Xem thêm:Cúng giao thừa ở chung cư như thế nào?

Trên đây là những kiến thức về cúng giao thừa có đốt vàng mã không mà Thăng Long Đạo Quán đã tổng hợp. Hy vọng sau bài viết này, quý vị sẽ có nhiều hơn những hiểu biết về Phong thủy Việt. Để từ đó ứng dụng vào trong cuộc sống, tránh điều hung hại, gặp nhiều may mắn. Theo dõi Thăng Long Đạo Quán để cập nhật thường xuyên những kiến thức từ chúng tôi nhé!

Tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo Quán cho máy Android và IOS tại đây: