Tại một số vùng miền, Tết Đoan Ngọ không chỉ là ngày giết sâu bọ mà còn là thời điểm các chàng rể thể hiện tinh cảm với bố vợ. Vậy quan niệm “Tết Đoan Ngọ đi Tết bố vợ” bắt nguồn từ đâu? Con rể nên dùng lễ vật gì để thể hiện sự chân thành, lòng hiếu thảo? 

1. Nguồn gốc quan niệm “Tết Đoan Ngọ đi Tết bố vợ”

Trong phong tục truyền thống Việt Nam, Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch) là một dịp lễ lớn chỉ sau Tết Nguyên Đán và thường được biết đến là ngày giết sâu bọ, cầu mong một năm mùa màng bội thu. Song tại một số vùng quê thuộc tỉnh Nghệ An thì Tết Đoan Ngọ còn là ngày các chàng rể hiền thể hiện lòng hiếu thảo với nhà vợ. Mặt khác, “Tết Đoan Ngọ đi Tết bố vợ” chỉ là cách nói vui của nhiều người, chứ không phải chỉ hiếu kính bố vợ mà quên mẹ vợ.

Theo các chuyên gia nghiên cứu, tập tục này không có nguồn gốc rõ ràng cụ thể mà chỉ biết nó xuất hiện do quan niệm “con gái lấy chồng như bát nước đổ đi”. Được biết, trước đây các gia đình đều nhận định con gái xuất giá coi như mất, thành con nhà người khác. Mà Tết Đoan Ngọ lại là dịp các gia đình đoàn tụ, sum vầy bởi việc nông đã rảnh rang hơn trước. Cho nên các chàng rể hiền chọn ngày này mang lễ vật qua nhà để “đền bù” tổn thất cho bố mẹ vợ. Một người đi trước, cả làng theo sau, người ta cứ “bắt chước” nhau nên lâu dần ngày Tết Đoan Ngọ đối với một số người dân miền Trung còn là ngày Tết nhà ngoại.

Tính đến hiện tại, quan niệm “Tết Đoan Ngọ đi Tết bố vợ” đã mở rộng, trở thành một nét văn hóa đẹp và được duy trì ở một số khu vực nông thôn hoặc tại những gia đình có con gái lấy chồng gần. Đồng thời, các chàng rể còn coi đây là dịp tốt đến hiếu kính, bày tỏ sự biết ơn của bản thân đối với các đấng sinh thành đã vất vả nuôi dưỡng vợ mình.

tết đoan ngọ đi tết bố vợ

2. Tết Đoan Ngọ con rể nên biếu gì bố vợ?

Do quan niệm “Tết Đoan Ngọ đi tết bố vợ” bắt nguồn từ miền Trung nên vào ngày mùng 5/5 âm lịch, các chàng rể hiền thường biếu nhà vợ những thức quà đặc trưng của nơi mình sinh sống như: bánh nắng, cơm rượu nếp, vịt, chè kê, chè hạt sen, chôm chôm, vải, mận, mít,… Trong đó, thịt vịt là lễ vật mà được nhiều chàng rể lựa chọn nhất.

Bởi theo quan niệm dân gian, khí tiết ngày Tết Đoan Ngọ rất nóng bức, thịt vịt lại mang tính hàn, có thể giúp “diệt sâu bọ” lại hỗ trợ làm mát, điều hòa cơ thể. Vì vậy, bữa cơm gặp mặt của anh con rể và bố mẹ vợ không thể thiếu các món làm từ thịt vịt như canh măng vịt, vịt luộc, vịt nướng, vịt hấp,…

tết bố vợ đoan ngọ

>> Xem thêm:Tết Đoan Ngọ đi đâu chơi?

Trên đây là những chia sẻ về quan niệm “Tết Đoan Ngọ đi Tết bố vợ” mà bạn có thể tham khảo. Để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác về phong tục truyền thống Việt Nam, bạn hãy cài đặt ngay ứng dụng Thăng Long Đạo Quán. Ứng dụng ngoài cung cấp tin tức còn hỗ trợ tra cứu miễn phí thông qua các công cụ (xem ngày giờ tốt xấu, xem phong thủy nhà cửa, xem tuổi, Bát tự hay Tử vì,…). Đồng thời, mỗi ngày người dùng ứng dụng sẽ được nhận bản tin phong thủy chia sẻ về công việc, sức khỏe, tình duyên, tài lộc và đưa ra gợi ý những việc nên hoặc không nên làm nhằm giúp cuộc sống thuận lợi may mắn.

Tim hiểu thêm về Tết Đoan Ngọ 

Tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo Quán theo Android hoặc iOS tại đây: