Cúng tiễn ông Táo về trời là phong tục truyền thống của người Việt, diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa ngày ông Táo về trời qua bài viết dưới đây.

1. Nguồn gốc tục lệ cúng ông Công, ông Táo

Tục lệ cúng ông táo

Lễ cúng ông Công, ông Táo là dịp lễ cổ truyền của Việt Nam. Lễ cúng này có nguồn gốc từ Trung Quốc liên quan đến sự tích về ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ. Tuy nhiên, sau đó đã được người Việt chuyển hóa thành sự tích Táo Quân, gồm 3 vị thần là thần Đất, thần Nhà, thần Bếp.

Truyện xưa kể lại rằng, vợ chồng Thị Nhi và Trọng Cao mặc dù rất thương yêu nhau, ở với nhau lâu nhưng mãi không có con. Do đó, họ thường xuyên buồn phiền, cãi cọ với nhau. Một hôm, Trọng Cao vì tức Thị Nhi mà đánh vợ và đuổi bà đi. Thị Nhi bỏ nhà đi đến xứ khác và gặp Phạm Lang. Hai người đã phải lòng nhau rồi kết thành vợ chồng. Còn Trọng Cao sau khi hết giận vợ thì rất ân hận nên liền đi tìm vợ.

Trọng Cao tìm qua ngày này, tháng nọ, tìm mãi cho đến khi hết tiền, phải đi ăn xin. Cuối cùng, Trọng Cao đã đến ăn xin đúng nhà của Thị Nhi lúc Phạm Lang đi vắng. Thị Nhi nhận ra người ăn xin là chồng cũ của mình nên đã mời vào nhà, nấu cơm mời Trọng Cao. Đúng lúc đó, Phạm Lang vừa về nhà. Thị Nhi sợ chồng nghi oan nên giấu Trọng Cao ở trong đống rơm ngoài vườn.

Chẳng may vào đêm đó, Phạm Lang đã đốt đống rơm để lấy tro bón phân cho ruộng. Thấy lửa cháy lớn, Thị Nhi lao mình vào đống lửa để cứu Trọng Cao. Phạm Lang thấy thế cũng lao vào đống lửa, khiến cả 3 người đều chết trong đống lửa đó.

Ngọc Hoàng thấy thế, cảm động trước tình nghĩa của 3 người nên phong làm Táo Quân, gọi chung là Định Phúc Táo Quân. Tuy nhiên, mỗi người sẽ trông coi một việc: Phạm Lang làm Thổ Công (trông coi việc bếp, danh diệu là Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân), Trọng Cao làm Thổ Địa (trông coi việc nhà cửa, đất đai, danh hiệu là Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần), Thị Nhi làm Thổ Kỳ (trông coi việc chợ búa, danh hiệu là Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần).

2. Ý nghĩa ngày ông Táo về trời

Ngày ông Táo về trời là ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm. Người việt quan niệm, một năm mới mở đầu bằng Tết Nguyên Đán và kết thúc bằng ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp âm lịch). 

Bên cạnh đó, Táo Quân là những vị thần trông coi bếp núc, đất đai trong gia đình nên tất cả mọi việc xảy ra trong gia đình, các vị thần này đều biết. Vì vậy, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, ông Công, ông Táo sẽ cưỡi cá chép bay về trời bẩm báo với Ngọc Hoàng những sự kiện vừa xảy ra trong năm. Cho nên, vào ngày này, chúng ta thường làm lễ cúng ông Táo rất long trọng, thịnh soạn với mong muốn ông Táo sẽ thưa những điều tốt đẹp nhất với Ngọc Hoàng, còn những điều không tốt thì được báo cáo nhẹ nhàng đi.

Xem thêm: Ý nghĩa ông Táo cưỡi cá chép về trời.

3. Ý nghĩa cúng và phóng sinh cá chép ngày ông Công, ông Táo

Truyền thuyết xa xưa kể lại, hàng năm, Táo Quân được Thiên đình phái xuống trần gian để theo dõi việc làm thiện, ác của người trần. Sau đó, cứ đến 23 tháng Chạp hàng năm, Táo Quân lại cưỡi cá chép về trời để bám báo với Ngọc Hoàng những sự việc xảy ra trong 1 năm. Do đó, cứ đến ngày tiễn ông Táo về trời, người Việt lại cúng và phóng sinh cá chép.

Ý nghĩa ngày ông táo cưỡi cá chép về trời

Ở mỗi vùng miền lại có 1 phong tục cúng cá chép khác nhau. Người miền Nam sẽ cúng cá chép bằng giấy, còn người miền Bắc cúng cá chép sống và phóng sinh cá chép.

Cúng cá chép mang ý nghĩa biểu trưng cho phương tiện đưa ông Táo về trời. Với người miền Bắc, sau khi cúng cá chép sống xong thì họ sẽ đưa cá chép ra phóng sinh ở ao, hồ với ngụ ý “cá chép hóa rồng”, nghĩa là cá sẽ vượt vũ môn, giúp Táo về trời nhanh chóng, thuận lợi.

Trên đây là nguồn gốc, ý nghĩa ngày ông táo về trời. Mong rằng với những kiến thức do Thăng long Đạo quán tổng hợp ở trên sẽ giúp ích cho cẩm nang phong thủy của quý vị. Để dễ dàng cập nhật thêm các kiến thức về phong tục, tín ngưỡng người Việt, hãy tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo quán.Ứng dụng không những cung cấp thông tin về phong tục Việt Nam, các kiến thức về phong thủy (nhà cửa, sim số, số tài khoản, biển số xe, vật phẩm phong thủy…) mà còn giúp quý khách có cơ hội trải nghiệm các công cụ tra cứu như Tử vi, Bát tự, xem ngày tốt xấu. Bên cạnh đó sẽ cập nhật bản tin hàng ngày để quý vị biết bản thân nên, không nên làm gì, tình duyên, gia đạo, tài lộc như thế nào.

Tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo quán dành cho điện thoại có hệ điều hành Android và IOS tại đây: