Hiện nay rất nhiều bạn thắc mắc không biết có thắp hương Rằm tháng 8 ngoài trời không như tháng 7 cô hồn? Nếu có thắp hương thì cần chuẩn bị những gì? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc liên quan tới cúng Rằm tháng 8 ngoài trời. Hãy cùng tham khảo các nội dung dưới đây.

1. Ý nghĩa thắp hương Rằm tháng 8 trung thu

Rằm tháng 8 diễn ra vào ngày 15/8 âm lịch tức là ngày giữa mùa thu nên còn được gọi là Tết Trung thu. Người Việt quan niệm đêm Rằm tháng 8 trăng tròn, sáng và đẹp nhất trong năm. Do đó mọi người thường ăn bánh, uống trà ngắm trắng, còn trẻ em thỏa sức chơi đùa như rước đèn, múa lân, trông trăng, phá cỗ,…. Ngoài ý nghĩa vui chơi cho các bạn nhỏ, Rằm tháng Tám còn là dịp để mọi người làm cỗ gia tiên, mời ông bà tổ tiên về đoàn tụ chung vui cùng gia đình, đồng thời bày tỏ lòng biết ơn đối với những người đã khuất.

Rằm Tháng 8 có ý nghĩa gì
Rằm Tháng 8 có ý nghĩa gì

Ngoài ra, người xưa thắp hương Rằm tháng 8 trung thu còn nhằm để ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Bởi ông bà ta luôn tin rằng con người và mặt trăng có một mối quan hệ rất mật thiết. Nếu trăng thu màu vàng thì nghĩa là năm đó sẽ trùng mùa tơ tằm. Nếu trăng Rằm tháng Tám màu xanh lục thì năm đó ắt sẽ có thiên tai. Còn nếu trăng trung thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh vượng.

Do vậy Rằm tháng 8 được coi là một ngày Rằm lớn, quan trọng như Rằm tháng Giêng và Rằm tháng 7. Tuy nhiên, cách chuẩn bị lễ Rằm tháng Tám sẽ không quá cầu kỳ, ẩm thực sẽ thiên về trái cây, hoa quả và bánh kẹo.

2. Có phải thắp hương Rằm tháng 8 ngoài trời không?

Có phải thắp hương Rằm tháng 8 ngoài trời không? Theo các chuyên gia phong thủy thì việc thắp hương ngoài trời vào Tết Trung Thu là không bắt buộc. Nếu gia đình bạn có nhiều thời gian chuẩn bị và điều kiện kinh tế dư dả thì có thể tiến hành cúng ngoài trời. Còn nếu không cúng thì cũng không sao.

Điều quan trọng nhất khi tiến hành làm lễ đó chính là lòng thành tâm của gia chủ. Vậy nên việc thắp hương trong nhà hay ngoài trời nó không quan trọng. Bạn có thể lựa chọn chuẩn bị mâm lễ cúng ngoài trời cho thần kinh, trong nhà trên bàn thờ cho gia tiên. Hoặc chỉ cần chuẩn bị một mâm lễ dâng lên cả thần linh và tổ tiên trên bàn thờ.

Vậy nên thắp hương ngoài trời là việc không bắt buộc. Điều này phụ thuộc vào phong tục, điều kiện kinh tế, thời gian của mỗi gia đình. 

thắp hương rằm tháng 8 ngoài trời
Thắp hương rằm tháng 8 ngoài trời

3. Mâm lễ thắp hương Rằm tháng 8 ngoài trời cần chuẩn bị gì?

Mâm lễ thắp hương Rằm tháng 8 trung thu chủ yếu tùy thuộc vào văn hóa từng vùng miền và điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Dưới đây sẽ là gợi ý 3 mâm cúng Rằm tháng Tám mà bạn có thể tham khảo:

Miền BắcMiền TrungMiền Nam
Mâm ngũ quảNgười miền Bắc rất coi trọng truyền thống nên phải là mâm ngũ quả (đại diện cho 5 ngũ hành) và phải có quả xanh (mang tính âm), quả chín (mang tính dương).

Dù không cầu kỳ như xưa nhưng vẫn phải có sự góp mặt của 5 loại quả sau:

  • Nải chuối chín (ý cầu mong cuộc sống no đủ).
  • Hồng đỏ (ước cầu hy vọng, cơ hội mới).
  • Na xanh (ước nguyện sinh sôi, nảy nở).
  • Bưởi xanh hoặc vàng (cầu điều tốt lành).
  • Lựu đỏ (cầu mong may mắn).
Khác với miền Bắc, miền Trung không được thiên nhiên ưu đãi, đất đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt, ít hoa quả nên mâm ngũ quả ở đây mỗi nhà khác nhau.

Ý nghĩa mâm ngũ quả thắp hương Rằm tháng 8 chủ yếu là có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên.

Một số loại trái cây điển hình người miền Trung dùng để dâng cúng Rằm tháng Tám là:

  • Bưởi, chuối, mãng cầu, đu đủ, sung.
  • Xoài, táo, nho, dưa hấu, dứa.
Là miền đất có khí hậu ôn hòa, mưa nắng tuần tự, đất đai màu mỡ nên miền Nam có nhiều loại hoa quả rất phong phú.

Với mong muốn “cầu sung vừa đủ sài”, người dân miền Nam thường chọn những loại quả sau:

Mãng cầu, Sung, Dừa, Đu đủ, Xoài. 

Ngoài ra, một số nhà còn thêm chân đế là 3 quả dứa cho mâm ngũ quả nhằm thể hiện sự vững chắc và ước nguyện con cháu đầy nhà.

Lễ vật khác
  • Hương (nhang)
  • Hoa (hồng đỏ, cúc vàng, sen hồng, huệ trắng,…)
  • Đèn (nến)
  • Gà luộc (chặt miếng hoặc cả con)
  • Xôi gấc hoặc xôi đậu xanh
  • Gạo muối
  • Bánh dẻo, bánh nướng (có thể thêm bánh cốm).
  • Tiền vàng mã và các loại đồ chơi trung thu truyền thống như đèn ông sao, đèn cù, đèn con thỏ,…
  • Hương (nhang)
  • Hoa (hồng đỏ, cúc vàng, sen hồng, huệ trắng,…)
  • Đèn (nến)
  • Gạo muối
  • Xôi nếp trắng
  • Bánh nướng, bánh dẻo
  • Một vài món ngọt như: chè kê, chè trôi nước, chè hạt sen,…
  • Tiền vàng mã, đèn lồng và 3 ông tiến sĩ giấy với ý nghĩa cầu mong con cháu trong nhà học hành tấn tới, đỗ đạt.
  • Hương (nhang)
  • Hoa (hồng đỏ, cúc vàng, sen hồng, huệ trắng,…)
  • Đèn (nến)
  • Gạo muối
  • Xôi nếp trắng hoặc xôi đậu xanh
  • Bánh nướng, bánh dẻo
  • Vịt luộc
  • Một số món ngọt khác: chè đỗ xanh nước cốt dừa, chè đậu xanh củ lùn,…
  • Tiền vàng mã và đèn lồng.

Ngày nay, mâm cỗ thắp hương Rằm tháng 8 trung thu được tối giản hóa, vừa tiết kiệm, tiện dụng phù hợp với cuộc sống hiện đại vừa vẫn duy trì được phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tuy nhiên, khi tiến hành thắp hương Rằm tháng 8 ngoài trời thì bạn có thể tiến hành chuẩn bị một mâm lễ ngọt hoặc mâm lễ mặn, chay dâng lên các vị thần linh. Bạn có thể chuẩn bị các mâm lễ như sau:

Mâm lễ ngọt

Lễ vật và đồ cúng của mâm lễ ngọt chủ yếu là hoa quả, bánh kẹo. Tùy vào đặc điểm từng vùng miền mà bạn có thể lựa chọn các loại hoa quả khác nhau. Nhưng mâm lễ cúng Rằm tháng 8 ngoài trời thường có các đồ sau:

  • Một chút tiền vàng (có một số người cho rằng thần linh thì sẽ không dùng tiền như người trần. Vậy nên việc cúng tiền vàng hay không phụ thuộc vào phong tục địa phương nơi bạn sinh sống)
  • Một mâm ngũ quả hoặc 1 loại quả của vùng miền (cần chú ý bày theo số lẻ và các loại quả nên có màu sắc tươi sáng, hài hòa với nhau)
  • Một đĩa bánh kẹo
  • Bánh nướng, bánh dẻo
  • Một chén nước, rượu
  • Một lọ hoa tươi (cũng cần bày theo số lẻ)
  • Đĩa muối, đĩa gạo
  • Trầu cau
  • Hương, đèn
Mâm lễ ngọt rằm tháng 8 ngoài trời
Mâm lễ ngọt rằm tháng 8 ngoài trời

Mâm lễ mặn

  • Tiền vàng
  • Đĩa hoa quả
  • Hoa tươi
  • Trầu cau
  • Chén nước, chén rượu
  • Đĩa gạo, muối
  • Bánh kẹo: Bánh nướng, bánh dẻo
  • Hương, đèn
  • Xôi đỗ, xôi gấc, xôi cốm
  • Thịt gà luộc hoặc thịt lợn luộc
  • Giò lụa
  • Nem rán (chả ram)
  • Canh măng, miến, canh mọc, canh chua, canh khổ qua nhồi thịt
  • Nộm gà, nộm đu đủ
  • Rau xào thập cẩm
Mâm lễ mặn rằm tháng 8 ngoài sân
Mâm lễ mặn rằm tháng 8 ngoài sân

Mâm lễ chay

Mâm lễ chay là một lựa chọn được rất nhiều gia đình lựa chọn vào ngày Rằm tháng 8. Vì vào những ngày này mọi người kiêng sát sinh, như vậy mới mang lại nhiều điều tốt lành. Bạn có thể chuẩn bị những món chay sau để thắp hương Rằm tháng 8 ngoài trời dâng lên thần linh:

  • Tiền vàng
  • Đĩa hoa quả tươi
  • Bánh kẹo
  • Hoa tươi
  • Trầu cau
  • Chén nước, chén rượu
  • Đĩa gạo, muối
  • Nhang thơm, đèn cầy
  • Đĩa xôi trắng hoặc xôi đỗ
  • Chè xanh hoặc chè trôi nước
  • Giò, chả chay
  • Đùi gà chay
  • Tôm chiên chay
  • Đậu sốt cà chua
  • Đậu sốt nấm
  • Rau củ xào thập cẩm
  • Nem chay
  • Canh bì cuốn chay, canh củ sen táo đỏ

Lưu ý: Cuộc sống hiện đại, mâm cỗ cúng Rằm tháng 8 cũng có nhiều thay đổi, bạn có thể thêm bớt các món ăn cho phù hợp khẩu vị với mọi người trong gia đình. Nhưng vẫn đảm bảo sự tôn nghiêm, thể hiện lòng thành kính đến các vị thần linh. Không nên cúng quá nhiều món tránh lãng phí và hao tốn nhiều tiền bạc.

Xem thêm: Rằm tháng 8 đọc kinh cầu an gì?

Mâm lễ chay cúng rằm tháng 8 ngoài trời
Mâm lễ chay cúng rằm tháng 8 ngoài trời

4. Văn khấn khi thắp hương Rằm tháng 8 ngoài trời

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính tay Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại

Tín chủ (chúng) con là: ……………………………………………………………………

Ngụ tại: ………………………………………………….………………………..

Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám gặp tiết Trung Thu tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Xem thêm:

5. Lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng 8 ngoài trời

Để làm lễ cúng Rằm tháng 8 ở ngoài sân diễn ra suôn sẻ, bình an và may mắn, các gia đình cần chú ý một số điều sau:

  • Tùy theo tập tục địa phương mà có thể thắp hương Rằm tháng 8 trung thu ngoài trời hoặc trong nhà.
  • Nếu cúng Rằm tháng Tám vào chiều ngày 14 hoặc 15 âm lịch thì cần làm lễ xong trước 6 – 7 giờ tối. Nếu cúng sáng ngày 15 thì phải xong trước 9 – 10 giờ.
  • Mâm cúng Rằm tháng 8 trung thu không cần quá cầu kỳ nhưng phải đủ 4 thứ: đĩa ngũ quả, bánh nướng, bánh dẻo, đèn lồng. Tuy nhiên, những đồ chơi trung thu dâng cúng không nhất thiết phải đặt lên mâm cúng gia tiên, chỉ cần đặt lên một bàn kề bên.
  • Còn với các món mặn, theo các chuyên gia giống như các ngày Rằm khác, gia đình nào muốn làm món gì thì cúng tổ tiên món đó, không cần câu nệ, rườm rà. Ưu tiên thịt gà lợn, tránh thịt chó, mèo, mực, cá, tôm,…
Lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng rằm tháng 8
Lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng rằm tháng 8

Trên đây là những “tất tần tật” những điều cần biết về lễ thắp hương Rằm tháng 8 trung thu mà bạn có thể tham khảo. Hãy thường xuyên truy cập website hoặc cài đặt ứng dụng Thăng Long Đạo Quán về điện thoại để mỗi ngày cập nhật kiến thức phong tục Việt Nam và phong thủy Việt. Ngoài ra, người dùng ứng dụng sẽ được trải nghiệm với hàng loạt công cụ tra cứu miễn phí (xem ngày tốt xấu, xem Bát tự, Tử vi, xem tuổi vợ chồng,…).

Qua những thông tin bên trên hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về phong tục chuẩn bị cúng Rằm tháng 8 ngoài trời. Hãy thường xuyên truy cập website và chuyên mục Phong tục Việt để tham khảo thêm nhiều thông tin bổ ích khác.

Xem thêm: