Cúng dưới bếp, sau 23 tháng Chạp, cúng tiền âm phủ, cầu xin tài lộc,…đó là những sai lầm thường gặp của nhiều gia đình khi thực hiện lễ tiễn ông Công ông Táo về trời. Nhằm giúp bách gia có một ngày lễ suôn sẻ và trọn vẹn, Thăng Long đạo quán đã tổng hợp đầy đủ các lưu ý khi cúng ông Công ông Táo. 

Ông Công ông Táo (hay còn gọi là Táo quân hoặc gọi chung là ông Táo) là cách xưng hô quen thuộc của người dân Việt đối với 3 vị thần: Thổ Công (thần Đất), Thổ Địa (thần Nhà) và Thổ Kỳ (thần Bếp núc). Cúng ông Táo là một trong những tập tục tốt đẹp xuất hiện từ hàng ngàn năm trước. Được biết, cứ vào ngày “mở cổng trời” (23/12 âm lịch), mỗi gia đình sẽ lại làm mâm cỗ cúng để tiễn các vị Táo Quân về chầu trời đồng thời, thể hiện mong muốn Táo quân giúp giữ “lửa bếp”, từ đó gia đình hạnh phúc, ấm áp. 

Liên quan đến ngày lễ này, nhiều chuyên gia phong thủy đã đưa ra một số lưu ý khi cúng ông Công ông Táo nhằm giúp bách gia thực hiện nghi lễ một cách chính xác và trọn vẹn. Cụ thể như sau: 

1. Vị trí đặt lễ

Nhiều gia đình cho rằng ông Công nên cúng ở bàn thờ chính vì đó là vị thần cai quản đất đai. Còn ông Táo nên thờ dưới bếp do đó là thần trông coi việc bếp núc. Tuy nhiên, quan niệm đó lại không đúng với phong tục thờ cúng từ nhiều đời nay của dân tộc.

Theo các chuyên gia nghiên cứu tâm linh, phong thủy, bếp là nơi đun nấu nên khó tránh khỏi sinh ra uế tạp. Mà đã thờ phụng thần tiên thì cần nơi trang nghiêm, sạch sẽ thì mới thể hiện lòng thành kính của gia chủ. Do đó, ông Táo nên cúng tại bàn thờ chính trong nhà, chứ không phải bếp. 

Bên cạnh đó, một lưu ý khi cúng ông Công ông Táo gia chủ cần phải biết đó là không nên đặt đồ lễ cúng Táo Quân tùy tiện. Trong trường hợp: 

  • Gia chủ có bàn thờ ông Táo riêng thì đặt trực tiếp mâm lễ lên trên. 
  • Gia chủ không có bàn thờ Táo Quân riêng thì có thể đặt mâm lễ trên một bàn nhỏ, dưới bàn thờ gia tiên và tuyệt đối không được đặt ở bàn thờ Phật. Bởi Táo Quân là thần tiên, tín ngưỡng thờ thần khác với tín ngưỡng thờ Phật.  
  • Ngoài ra, gia chủ có thể đặt mâm lễ ngoài trời giữa sân đã dọn dẹp sạch sẽ. Nếu ở Chung cư thì đặt giữa nhà. Bên cạnh đó, mâm lễ phải nằm ở hướng Nam bởi đây là phương vị làm lễ thờ các vị Thần linh. 

>>> Tham khảo:Có nên cúng ông Công ông Táo ở cơ quan?

>>> Tham khảo:Có nên cúng ông Táo ở cửa hàng? 

lưu ý khi cúng ông công ông táo
Nên cúng ông Công ông Táo ở bàn thờ chính trong nhà.

2. Thời điểm cúng lễ

Theo tín ngưỡng dân gian, 12 giờ ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm là thời điểm “mở cổng trời”. Nếu ông Táo sau ngày này thì sẽ không thể về trời tâu việc với Ngọc Hoàng. Do đó, việc cúng lễ Táo Quân phải tiến hành trước giờ này. Do đó, lưu ý khi cúng ông Công ông Táo là không nên cúng sau ngày 23. Mặt khác, thời gian đẹp nhất để tiến hành lễ là từ tối ngày 22 tháng Chạp âm lịch đến trước 12 giờ ngày 23. Ngoài ra, quý vị cũng có thể sử dụng công cụ XEM NGÀY TỐT – XẤU để chọn giờ hoàng đạo thích hợp cúng Táo Quân. 

3. Lễ vật dâng cúng

Vật dâng cúng ông Công ông Táo sẽ tùy thuộc vào điều kiện gia đình và văn hóa từng vùng miền. Tuy nhiên, có những đồ cần kiêng kỵ và bắt buộc phải có trong mâm cỗ như sau: 

Kiêng kỵPhải có
Không cúng món làm từ thịt vịt, chim, ngỗng, trâu, dê, chó,….Ba bộ quần áo, mũ, giày cho 2 ông 1 bà (Mũ ông có 2 cánh chuồn, mũ bà không có cánh chuồn); Vàng thoi
Không cúng món cá rán, đặc biệt cá chépHoa, trái cây, gạo muối, trầu cau, rượu hoặc chè, 3 con cá chép sống
Không cúng tiền âm phủ vì ông Công ông Táo là thần tiên không phải vong hồn. Món truyền thống: gà luộc hoặc thịt luộc, giò chả, xôi, canh măng,…

Để thủ tục cúng ông Công ông Táo diễn ra suôn sẻ, mỗi gia đình không chỉ chú ý các lễ vật mà đến việc đọc văn khấn cũng phải cần chú ý.

4. Khấn cúng lễ

Theo các chuyên gia phong thủy, ông Công ông Táo về trời là để báo cáo những chuyện tốt – xấu trong một năm của gia chủ với Ngọc Hoàng. Nên việc khấn xin tài lộc, phú quý sung túc là không nên. Gia chủ chỉ nên xin Táo Quân bẩm báo những điều cát tường, bớt lộ điều không hay. 

ông công ông táo
Không khấn cầu xin tài lộc, sung túc, phú quý.

5.Thả cá chép

Tục thả cá chép sau khi cúng ông Công ông Táo xong không chỉ được cho là muốn “cá chép hóa rồng” thành phương tiện đưa Táo Quân về trời mà đó còn là phong tục phóng sinh, thể hiện sự từ bi trong truyền thông nhân đạo Việt Nam. Vì vậy, khi thả cá, gia chủ không được ném hay vứt cá từ trên cao xuống bởi điều này sẽ khiến cá có thể chết, từ phóng sinh thành sát sinh. Hãy nhẹ nhàng mang cá trong chậu rồi đặt nhẹ cho cá từ bơi xuống ao, hồ, sông.

Không thả cá chép từ trên cao.

Trên đây là những lưu ý khi cúng ông Công ông Táo mà mọi người cần biết để có một ngày lễ trọn vẹn. Nếu còn thắc mắc điều gì về tập tục này thì bạn có thể liên hệ với các chuyên gia thông qua ứng dụng Thăng Long Đạo Quán. Mặt khác, ứng dụng giống như một cẩm nang cầm tay giúp bạn bổ sung nhiều kiến thức phong thủy Việt khác cũng như hỗ trợ miễn các công cụ tra cứu Bát tự, Tử vi, phong thủy nhà cửa, phong thủy số,….

Tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo Quán cho máy Android và IOS tại đây: