1. Mối tương quan giữa âm dương ngũ hành và hôn nhân

Tự thuở hồng hoang khai thiên lập địa, Đại thiên thế giới hình thành, con người có mặt, đã rất quan tâm tới vấn đề cải tạo thế giới và phát triển nó hơn. Không gì hơn, động lực để làm được việc đó chính là duy trì nòi giống. Hơn nữa là thúc đẩy sự sáng tạo tư duy, lao động cao hơn nữa của con người.

Cá nhân và gia đình là nền tảng căn bản của xã hội, giữa hai thái cực có âm và dương, có nam và nữ. Họ gặp nhau có sự dung hòa, nảy sinh tình cảm, yêu thương nhau rồi dẫn đến hôn nhân. Sau đó các thế hệ tiếp theo của gia đình được tạo lập. Từ đây một xã hội rộng lớn được tạo lập, đây được coi là điều tự nhiên rất căn bản của xã hội loài người. Và cũng là động lực hết sức tự nhiên nhằm duy trì nòi giống và kiến tạo phát triển xã hội.

Đứng dưới góc độ huyền học, âm dương ngũ hành và hôn nhân có một mối quan hệ vô cùng mật thiết. Một mặt, hôn nhân tuân theo quy luật bất biến của tạo hóa và của chính thuyết âm dương ngũ hành. Mặt khác âm dương ngũ hành là nền tảng triết lý, chi phối và khẳng định ngày càng sâu sắc tính đúng đắn và thực tế.

Trong bài viết này chúng ta cùng đi tìm hiểu những mối liên hệ mật thiết giữa âm dương ngũ hành và hôn nhân dưới góc độ quá trình hòa hợp và tiến trình một cuộc hôn nhân trọn vẹn của hai cá thể nam và nữ, để thấy tính hợp lý và triết lý nhân sinh kinh điển trong đó.

2. Biểu hiện của âm dương ngũ hành trong hôn nhân

2.1. Mối tương quan giữa hai cá thể nam và nữ dưới góc nhìn âm dương ngũ hành

Âm dương là một thể thống nhất của hai mặt đối lập. Chúng tác động qua lại lẫn nhau, chi phối lẫn nhau một cách có hệ thống có diễn tiến. Tất cả nhằm tạo nên một thể hoàn chỉnh, có cơ chế tự hoàn thiện. Với chủ thể chính là nam và nữ được kiến tạo, hai mặt âm dương được cụ thể hóa rõ ràng hơn hết. Nam (dương), nữ (âm), hai thực thể này được tạo ra trong mối quan hệ tương giao mật thiết, không thể thiếu nhau được. Nam cần có nữ và ngược lại. Chỉnh thể thống nhất chính là mái ấm gia đình.

Hai cá thể nam và nữ được tạo ra, có những đặc điểm đối lập và chính những đặc điểm đó là điểm bù trừ hợp lý cho nhau. Nam tượng trưng cho cái mạnh, cái chủ động, cái bao quát. Nữ lại là phía đối diện với thế hậu phương, ngoan hiền và cái nhu mì, khéo léo. Nam và nữ luôn cần có nhau trong một chỉnh thể, khó có thể tách rời. Đó chính là một thể cân bằng khi hai cá thể hòa vào làm một, gọi là gia đình dưới tiến trình cụ thể đó chính là hôn nhân.

Sự hòa hợp của nam nữ phụ thuộc vào quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc

Sự hòa hợp của nam và nữ tới mức độ nào lại chịu tác động bởi quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc. Thuyết ngũ hành quy định từng đặc điểm tính cách cũng như đặc điển nội hàm cụ thể của từng cá nhân. Từ đó phát hiện ra rằng bất kỳ một cá thể nào được sinh ra. Ngoài ngoại hình tách biệt rõ ràng là nam hay nữ thì đặc điểm tính cách cũng bị chi phối tách biệt cho hệ phái mạnh, phái yếu. Tuy nhiên mỗi cá nhân lại là một vũ trụ thu nhỏ. Đặc điểm cá thể kết hợp với môi trường sống cũng như những hoàn cảnh cụ thể tạo nên những cá nhân riêng biệt không ai giống ai. Tất cả xã hội là một tổ hợp, dưới sự biến hóa khôn lường của các đơn vị vật chất ngũ hành quyết định.

Do vậy, sự đối lập, hòa hợp giữa hai thái cực âm dương là nam và nữ là yếu tố cần. Còn lại nó có thể trở thành một thể thống nhất, có thể dung hòa và thỏa mãn cho nhau hay không hay lại tách rời, tan vỡ lại do ngũ hành chi phối.

Việc dự đoán hay thấu hiểu mối tương quan của nam và nữ dưới góc nhìn âm dương, ngũ hành trước vấn đề hôn nhân, được dựa trên nhiều bình diện. Đó có thể là đặc điểm tính cách, yếu tố di truyền, hoàn cảnh gia đình, môi trường sống, môi trường giáo dục, ý thức cá nhân, mức độ tình cảm… Những dự đoán, tương quan này chỉ nhằm giúp các cá nhân biết cách điều chỉnh hành vi ứng xử, quan niệm sống sao cho phù hợp, góp phần tiến tới vấn đề chung sống và hòa hợp.

Để hiểu hơn về yếu tố sinh khắc trong việc hôn nhân bạn có thể tham khảo công cụ xem tuổi vợ chồng của Thăng Long Đạo Quán để nhận luận giải đầy đủ nhất.

2.2. Âm dương ngũ hành trong tiến trình hôn nhân

Một tiến trình hôn nhân cụ thể dưới góc nhìn âm dương ngũ hành sẽ cho chúng ta thấy cái nhìn toàn cảnh về một triết lý nhân sinh quan về cuộc sống và con người như thế nào.

Đầu tiên là vấn đề lựa chọn người phối ngẫu. Theo thuyết Âm Dương, sự vận động của âm dương đối lập nhưng không triệt tiêu lẫn nhau. Trái lại, chúng cùng tồn tại một cách song song với nhau, cùng chuyển hóa cho nhau theo hướng vận động trên trục cân bằng, tạo nên sự hòa hợp cụ thể. Hôn nhân là sự phối hợp giữa hai người nam và nữ, giữa hai cực âm – dương… Sự hòa hợp này được cụ thể hóa kỹ lưỡng trong cái gọi là tình yêu. Tình yêu có thể là sự lãng mạn của người Pháp, sâu đậm sướt mướt như người Hoa. Có thể ngọt ngào ấm áp như người Hàn Quốc hay đậm đà bản sắc truyền thống như người Ấn Độ…Tựu chung lại, đó chính là một quá trình chọn lọc kỹ lưỡng. Để tìm thấy những điểm bù trừ, dung hòa phù hợp giữa các cá thể với nhau.

Ý nghĩa của những hiện vật trong tiến trình hôn nhân theo âm dương ngũ hành

Nhẫn cưới

Những kỷ vật trong chuyện hôn nhân cũng biểu hiện rất nhiều triết lý âm dương ngũ hành. Nhẫn cưới là một vòng tròn khép kín, không có điểm dừng và điểm kết thúc. Nó biểu hiện cho một thái cực hoàn chỉnh có âm có dương, một dành cho nam, một dành cho người nữ. Nhẫn cưới thường có màu vàng hoặc trắng, biểu thị cho một tình yêu luôn vàng son, trong sáng và đẹp đẽ nhất. Nhiều khi nhẫn còn đính thêm kim cương như biểu thị cho vẻ đẹp bất tử, trường tồn của tình yêu hay hạnh phúc gia đình.

Sính lễ

Trầu cau là thứ lễ vật không thể thiếu trong các đám cưới của người Việt Nam chúng ta. Nó vừa là sính lễ và cũng là một cách để nhắc nhở con người ta về một tích xưa, có mối lương duyên vợ chồng hạnh phúc ở đó là sự keo sơn gắn bó, không chia lìa. Miếng trầu thể hiện tín ngưỡng phồn thực, âm dương ngũ hành sâu sắc, có cau ắt có trầu, có vôi có chay, có một thế giới màu sắc đẹp tươi, có ngọt có bùi có cay có nồng…

Với người Trung Hoa, Bánh Phu Thê được coi là đặc trưng của hôn nhân. Bánh làm bằng đường trắng, dừa, đậu xanh và các hương ngũ vị…. Được bọc bằng hai khuôn (làm bằng lá cau hay lá dừa) hình vuông úp khít vào nhau. Đó là biểu tượng của triết lý âm dương (vuông tròn) và ngũ hành (ruột dừa trắng, nhân đậu vàng, rắc vừng đen, khuôn lá xanh, buộc lạt đỏ) biểu tượng cho sự vẹn toàn, hòa hợp – hòa hợp của đất trời và của con người.

Màu sắc trong lễ cưới

Lễ vật trong hôn nhân, được đựng trong hộp màu đỏ hoặc bọc trong giấy đỏ. Màu đỏ màu của sự sống (dương), sự vui mừng, hạnh phúc. Trang phục trong lễ cưới cũng như trong trang trí của người Á Đông thường chọn màu đỏ làm chủ đạo. Theo quan niệm ngũ hành, màu đỏ là màu của phương Nam, màu của niềm vui và mọi sự tốt lành. Các đám cưới hiện đại ngày nay cũng hay chọn trang phục với nam là vest đen, cô dâu mặc váy trắng. Đen – trắng hai màu chủ đạo của hai thái cực âm dương, sự tổng hòa ngẫu nhiên mà lại cực kỳ hợp lý theo âm dương ngũ hành.

Việc chọn ngày, giờ, tháng tốt để tiến hành lễ cưới sử dụng thiên can, địa chi, âm dương, ngũ hành… Nó cũng cho thấy âm dương ngũ hành được trọng dụng tới nhường nào trong quan niệm về một sự viên mãn vuông tròn của người Á Đông ta.

Lễ cưới được tổ chức có sự hiện diện của hai bên gia đình, bạn bè, cô dâu chú rể dưới sự chứng giám của Tổ Tiên, các bậc tiền nhân. Từ đây hai tiếng vợ chồng vang mãi tới “đầu bạc răng long”. Đây được coi là nghi thức sống động về một sự thông cáo rõ ràng cho sự hòa hợp của hai cá thể nam nữ với vũ trụ về sự thống nhất giữa hai thực thể âm dương xác định.

2.3. Đạo và đời – triết lý gắn với hôn nhân và quy luật âm dương ngũ hành

Vợ chồng là một cặp âm – dương. Đời sống vợ chồng chỉ nên có một vợ, một chồng thì gia đình mới thật sự hạnh phúc. Một âm một dương mới gọi là Đạo, vẹn toàn và vuông tròn. Nam nhân lấy “năm thê bẩy thiếp” trong quan niệm xưa dẫn tới âm thịnh dương suy, ảnh hưởng tới hạnh phúc chung và tuổi thọ nói riêng. Mặt khác, vượng âm quá cũng không tốt, sự xung đột giữa các bà vợ sẽ dẫn tới những tác hại liên đới khôn lường.

Sự hòa hợp giữa hai vợ chồng tạo ra sự dung hòa giữa hai thái cực âm và cực dương, âm dương không cân bằng thì sẽ sinh ra bất hòa. Người chồng hoặc người vợ vượt quá thiên chức của mình sẽ dẫn đến gia đình mất hòa khí. Hậu quả chính là dương quá mạnh, âm quá mạnh mà thái cực bị phá vỡ, gia đình chia lìa ly tán.

Giải quyết hài hòa mối quan hệ vợ chồng, nam – nữ trong hôn nhân chính là tìm điểm dung hòa. Hạnh phúc được tạo nên từ sự hòa hợp, với con người chúng ta là sự thấu hiểu hay nhường nhịn lẫn nhau. Mối quan hệ giữa vợ chồng trong gia đình chỉ phản ánh quan hệ âm dương đặc thù. Hôn nhân muốn được trọn vẹn, chính các cá thể cần biết giải quyết hài hòa các mối quan hệ cũng như khắc phục được những nhược điểm của người hôn phối thì hôn nhân sẽ được viên mãn, hạnh phúc.

3. Ý nghĩa âm dương ngũ hành trong hôn nhân

Hôn nhân là một sản phẩm hoàn chỉnh của đời sống tinh thần con người, là sự gắn kết hoàn hảo của tạo hóa. Một gia đình hạnh phúc, nhiều quốc gia hạnh phúc, sẽ tạo nên một nhân loại đầy ắp hạnh phúc. Sự trường tồn của nhân loại phụ thuộc hoàn toàn vào con người chúng ta.

Chúc cho quý vị sẽ luôn hoàn thiện bản nhân mình hơn nữa và có được một mái ấm thật hạnh phúc viên mãn và ngập tràn niềm vui.

Theo dõi Thăng Long Đạo Quán để tìm hiểu nhiều hơn các kiến thức về phong thủy, tử vi, bát tự cũng như hiểu hơn về ý nghĩa các hiện tượng trong cuộc sống. Chúc quý bách gia vạn sự bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc.

Tham khảo: