Ăn chay ngày nay đã không còn là khái niệm xa lạ đối với tất cả mọi người. Có rất nhiều lý do để một người dẫn đến việc ăn chay, có thể là do tôn giáo hoặc do thói quen ăn uống thường ngày,… Vậy ngày nay có những kiểu ăn chay nào? Các ngày ăn chay trong tháng là ngày nào? Nguồn gốc của việc ăn chay là gì? Tất tần tật sẽ được lý giải trong bài viết tổng hợp dưới đây của Thăng Long Đạo Quán. Mời các bạn cùng đón đọc nhé!

1. Lợi ích của việc ăn chay

1.1. Theo quan điểm Phật giáo

Phật Giáo quan niệm rằng, việc ăn chay (hay còn gọi là ăn lạt, hoặc trai giới) hàng tháng (nếu tốt hơn là hàng ngày) chính là đại diện cho việc bạn nuôi dưỡng lòng từ bi hỉ sả của mình.

các ngày ăn chay trong tháng
Tổng hợp các ngày ăn chay trong tháng

Việc bạn sử dụng những đồ ăn có nguồn gốc từ thực vật, không ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm hoặc thậm chí không sử dụng những loại gia vị mạnh (tỏi, hành, hẹ,…). Vừa phần nào giảm tội sát sinh vừa giúp tâm hồn con người ta thanh tịnh, điềm đạm, nhẹ nhàng hơn.

1.2. Theo khoa học

Dựa trên góc nhìn khoa học thì việc ăn chay mang lại cho cơ thể con người những lợi ích sau:

  • Giúp da khỏe mạnh: Việc ăn chay là gia tăng các loại thực vật nạp vào cơ thể người. Trong các loại thực vật, hoa quả chứa một lượng lớn vitamin, khoáng và các chất oxy hóa khiến cho làn da của bạn căng bóng, khỏe mạnh và ngăn ngừa các tác nhân xấu tác động lên da.
  • Giúp giảm cholesterol, mỡ máu: Trong mỡ động vật thường chứa các chất không tốt, làm tăng lượng cholesterol trong gan và máu. Việc ăn chay, giảm mỡ động vật sẽ giúp cung cấp vừa đủ lượng cholesterol cơ thể bạn cần mỗi ngày, không làm dư thừa để dẫn tới các bệnh về gan và máu.
  • Giảm nguy cơ bị ung thư: Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng việc ăn chay giúp giảm tác nhân gây ung thư đường tiêu hóa, đặc biệt ở cơ thể nữ giới. 
  • Giúp cải thiện quá trình trao đổi chất: Thực ăn chay chủ yếu có nguồn gốc từ thực vật lại không sử dụng những gia vị mạnh nên thường dễ tiêu hóa hơn các loại thịt động vật thông thường. Nhờ vậy mà hệ tiêu hóa sẽ hoạt động nhẹ nhàng hơn, không bị lâm vào cảnh quá sức. Không chỉ vậy, việc trao đổi chất ở những người ăn chay thường cao hơn so với người thường nên cũng dễ giảm cân hơn so với những người ăn thịt.
  • Giúp tăng độ bền chắc của xương: Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng tỉ lệ loãng xương ở người ăn chay thấp hơn so với những người có chế độ ăn thông thường do thực phẩm chay sẽ giữ canxi trong cơ thể, làm cơ thể không bị thất thoát canxi, giảm tình trạng loãng xương.

Tuy ăn chay mang lại nhiều lợi ích nhưng các bạn cũng cần lưu ý chế độ ăn chay sao cho phù hợp để cơ thể không bị thiếu dưỡng chất nhé.

Không nên bỏ qua: Món ăn chay rằm tháng 7 dễ làm tại nhà

2. Các ngày ăn chay trong tháng

Việc ăn chay vào ngày nào còn phụ thuộc vào tư tưởng và điều kiện của mỗi người. Phật Giáo sẽ không ép buộc các Phật Tử phải ăn chay khắc nghiệt. Hiện nay, có hai phương thức ăn chay chính là ăn chay trường và ăn chay theo kỳ. Cụ thể:

2.1. Các ngày nên ăn chay theo chế độ chay trường

Đây là phương pháp ăn chay trong một thời gian dài. Các Phật Tử sẽ tự nguyên sử dụng đồ thanh đạm, không sát sinh mỗi ngày. Chế độ ăn chay này sẽ có quy định khắt khe hơn.

2.2. Các ngày ăn chay theo chế độ ăn chay theo kỳ

Đây là phương pháp sử dụng đồ chay trong các bữa ăn theo những giai đoạn cố định của tháng. Ăn chay theo kỳ thường linh hoạt hơn, được đa số người ăn chay lựa chọn.

Phương pháp ăn chay theo kỳ phổ biến chính là Nhị trai (ăn chay 2 ngày trong tháng vào mùng 1, ngày Rằm) và Thập trai (ăn chay 10 ngày trong tháng: mùng 1 – Ngày Định Quan Phật đạt Giáo, mùng 8 – Ngày Dược Sư Như Lai đạt Đạo, ngày 14 – Ngày Phổ Hiền Bồ Tát đạt Đạo, ngày 15 – Ngày A Di Đà Như Lai đạt Đạo, ngày 18 – Ngày Quan Thế Âm Bồ Tát đạt Đạo, ngày 23 – Ngày Thế Chí Bồ Tát đạt Đạo, ngày 24 – Ngày Địa Tạng Vương Bồ Tát đạt Đạo, ngày 28 – Ngày Tỳ Lư Đà Na Phật đạt Đạo, ngày 29 – Ngày Dược Dương Bồ Tát đạt Đạo, ngày 30 – Ngày Thích Ca Như Lai đạt Đạo).

các ngày ăn chay trong tháng
Hình ảnh một mâm cỗ chay

Ngoài ra, còn một số kỳ mà người ăn chay cũng thực hiện như:

  • Tứ trai: Ăn chay 4 lần/ tháng vào các ngày 1,14,15 và ngày 23 (hoặc ngày 30).
  • Lục trai: Ăn chay 6 ngày/tháng vào các ngày 8,14,15,23,29,30. Với tháng thiếu thì đổi ngày 30 thành ngày 28.
  • Nhất ngoại trai: Ăn chay cả tháng. Một năm sẽ ăn chay 2 lần thường là tháng Giêng và tháng Bảy (hoặc tháng Mười).
  • Tam ngoại trai: Ăn chay cả tháng. Một năm sẽ ăn chay 3 lần thường là vào tháng Giêng, tháng Năm và tháng Chín.

Thăng Long Đạo Quán cũng có bài viết về tháng cô hồn trong Phật giáo, và những ý nghĩa đặc biệt mà ít người biết mời quý vị các bạn tham khảo.

3. Những điều bạn chưa biết về 10 ngày ăn chay trong tháng

3.1. Nguồn gốc của chế độ ăn chay 10 ngày 1 tháng

Chế độ ăn chay 10 ngày trong 1 tháng (hay còn gọi là Thập trai) có nguồn gốc từ pháp môn tu đầu tiên trong Phật Giáo. Thập trai là cách tu nhắc nhở các Phật Tử không được tụ tập ăn uống mỗi ngày, tuyệt đối không được sát sinh động vật, gia súc, gia cầm,… cũng như tự nuôi dưỡng lòng từ bi hỷ xả, tạo sự bình đẳng với mọi sinh linh trong đời sống hàng ngày.

Và quý vị cũng đừng quên xem ngaythực đơn món chay chuẩn ngày mùng 1 nhé.

3.2. Ý nghĩa của việc ăn chay 10 ngày trong tháng

Ngày ăn chay trong chế độ ăn chay Thâp trai trùng với ngày mà 10 vị Chư Phật đạt ĐẠp và được thọ truyền Bửu Pháp. Cụ thể:

  • Ngày mùng 1: Đây là ngày tiêu trừ nghiệp chướng của bạn và những người thân trong gia đình.
  • Ngày mùng 8: Đây là ngày giúp gia tăng công đức, diệt trừ tà ác.
  • Ngày 14: Đây là ngày diệt trừ tà ác, xây dựng thêm lòng từ bi hướng thiện của mỗi người.
  • Ngày 15: Đây là ngày xua đuổi tà ác.
  • Ngày 18: Đây là ngày gia tăng tuổi thọ, tiêu trừ nghiệp chướng.
  • Ngày 23: Đây là ngày giảm trừ nghiệp chướng và sát sinh.
  • Ngày 24: Đây là ngày giảm trừ nghiệp chướng, giúp đầu óc con người ta thông suốt, minh mẫn hơn, xóa bỏ các gánh nặng, nỗi lo, phiền não.
  • Ngày 29: Đây là ngày diệt trừ tà ác, gia tăng thiện lương trong tâm hồn.
  • Ngày 30: Đây là ngày tích đức cho bản thân, gia đình và con cháu.

4. Hướng dẫn ăn chay cho người mới bắt đầu

Với những người mới bắt đầu, việc ăn chay có thể vất vả và gặp nhiều khó khăn. Đây có thể là một thử thách khá lớn với người quyết định ăn chay. Trong quá trình ăn chay, các bạn cũng nên biết kiềm chế bản thân để giữ cho tinh thần và sức khỏe luôn ổn định. Dưới đây là một số hướng dẫn ăn chay cơ bản cho người mới bắt đầu các bạn có thể tham khảo:

  • Xây dựng chế độ ăn cân bằng chất: Các bạn cần đảm bảo lượng đạm từ 13-15%, lượng chất béo từ 20-25%, lượng tinh bột từ 60-65%. Ngoài ra cần bổ sung thêm vitamin, khoáng chất từ các loại hoa quả khác.
  • Xây dựng chế độ ăn phù hợp với từng đối tượng, đặc biệt quan tâm đến bà bầu hoặc trẻ em để tránh dẫn đến tình trạng thiếu chất.
các ngày ăn chay trong tháng
Cần xây dựng chế độ ăn chay hợp lý
  • Bổ sung thêm các món ăn yêu thích vào thực đơn để cơ thể làm quen dần với chế độ ăn chay cũng như dễ dung nạp, tiêu hóa hơn.
  • Ăn đủ bữa khi ăn chay để cơ thể không bị đói hoặc mệt mỏi, ể oải. Các bạn có thể ăn các bữa phụ bằng các loại hạt, sữa hạt hoặc trái cây.
  • Nguyên liệu nấu các món chay phải sạch sẽ, an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Kết hợp nhiều loại đậu trong thực đơn ăn chay do các loại đậu thường có giá thành rẻ, dễ chế biến và đem lại nguồn dưỡng chất lớn cho cơ thể.

5. Hướng dẫn sử dụng công cụ nên/ không nên làm gì

Mỗi sáng thức dậy chắc hẳn đã có đôi lần bạn tự hỏi không biết hôm nay bản thân nên và không nên làm gì để mọi sự thuận lợi, gặp nhiều may mắn, đặc biệt câu hỏi này càng quan trọng với những người cần làm việc đại sự trong ngày hôm đó. Thấu hiểu được điều này, Thăng Long Đạo Quán cùng đội ngũ chuyên gia phong thủy giàu kinh nghiệm đã xây dựng nên công cụ nên làm gì và không nên làm gì theo phong thủy. Chỉ với các bước đơn giản dưới đây sẽ giúp cho mọi việc của bạn thêm phần may mắn, thuận lợi, trôi chảy hơn.

  • Bước 1: Trước tiên, truy cập website thanglongdaoquan.vn hoặc ứng dụng Thăng Long Đạo Quán
  • Bước 2: Trên thanh công cụ chọn mục XEM BÁT TỰ rồi nhấn chọn NÊN LÀM GÌ THEO PHONG THỦY hoặc KHÔNG NÊN LÀM GÌ THEO PHONG THỦY.
  • Bước 3: Nhập thông tin ngày, giờ, tháng, năm sinh của gia chủ và ngày, tháng, năm cần xem rồi nhấn XEM.
  • Bước 4: Kết quả sẽ hiện ra trong vòng 1 phút. Nếu bạn cần chi tiết hơn, hãy đặt lịch với chuyên gia phong thủy của chúng tôi để được giải đáp chi tiết hơn nhé!

6. Lời kết

Trên đây là bài viết giải mã các ngày ăn chay trong tháng và lý giải qua nguồn gốc, ý nghĩa của việc ăn chay hàng tháng. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có cái nhìn khác về việc ăn chay và thay đổi phần nào thói quen ăn uống của mình. Đừng quên chia sẻ bài viết này đến bạn bè, người thân nếu thấy cần thiết nhé!

Nếu bạn còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp để hotline: 1900.3333 để được đội ngũ chuyên gia của Thăng Long Đạo Quán để được giải đáp nhé!

Cũng đừng quên tải về smartphone của mình ứng dụng Thăng Long Đạo Quán trên kho ứng dụng để nhận ngay 5 ngày app VIP hoàn toàn MIỄN PHÍ để dễ dàng tra cứu các thông tin liên quan đến phong thủy đời sống hoặc tra cứu lá số bát tự/ tử vi của mình kèm luận giải chi tiết.

Các bài viết liên quan: