Ngày rằm, mùng 1 là những dịp lễ hàng tháng để con cháu nhớ tới ông bà tổ tiên và cầu chúc những điều tốt lành đến với công việc, cuộc sống hàng ngày của họ. Để bày tỏ lòng thành kính, nhiều gia đình lựa chọn mâm cỗ chay để thờ cúng và sử dụng. Ở bài viết dưới đây, hãy cùng Thăng Long Đạo Quán tìm hiểu về các món chay ngày rằm và cách chế biến chúng nhé! Mời các bạn cùng đón đọc!

1. Tại sao nên ăn chay vào ngày rằm, mùng 1

1.1. Theo Phật giáo

Theo quan niệm của Phật Giáo, việc chọn 2 này mùng 1 và ngày rằm là ngày ăn chay bởi đây là 2 ngày cực kỳ dễ ghi nhớ. Đồng thời việc ăn chay cũng để khuyến khích con người sống hướng thiện, không sát sinh, tích nhiều phúc đức, giúp tinh thần luôn cảm thấy tự do, nhẹ nhàng. 

Hiện nay, rất nhiều người giác ngộ tư tưởng ăn chay này. Một số ít ăn chay trường, còn phần đông lựa chọn ăn chay theo kỳ (mùng 1, ngày rằm).

Danh sách các móm chay ngày rằm, mùng 1 thơm ngon, bổ dưỡng
Danh sách các móm chay ngày rằm, mùng 1 thơm ngon, bổ dưỡng

1.2. Theo khoa học

Việc ăn chay về cơ bản giúp cân bằng được lượng axit/baso trong cơ thể do việc ăn chay giúp bạn nạp một lượng lớn rau quả vào cơ thể. 

Theo cơ chế sinh hoạt bình thường, trong quá trình hoạt động, cơ thể có xu hướng tạo ra axit. Trong trường hợp lượng axit bị sản sinh ra quá nhiều sẽ khiến các chức năng cơ thể trở nên trì trệ. Việc ăn chay sẽ giúp tạo ra sự kiềm hóa nội mô, giúp cân bằng lại lượng axit dư thừa trong cơ thể. 

Cuối cùng, việc ăn chay vào ngày rằm, mùng 1 giúp cơ thể hiền hòa, bình tĩnh và dễ dàng kiểm soát đươc các hành vi của bản thân hơn.

XEM THÊM:Ý nghĩa mùng 1 và ngày rằm hàng tháng

2. Danh sách 7 mâm cỗ chay ngày rằm

2.1. Mâm cỗ chay ngày rằm tháng 7

Dân gian có câu: “Cúng quanh năm không bằng rằm tháng 7”, cho thấy tầm quan trọng của rằm tháng 7. Theo quan niệm dân gian, cúng rằm tháng 7 gồm 3 mâm cỗ, trong đó mâm cúng Phật là mâm cỗ thuần chay và 2 mâm cỗ còn lại là mâm cỗ mặn.

Trong trường hợp bạn không thể chuẩn bị mâm cỗ chay đầy đủ thì chỉ cần sử dụng nước lọc và trái cây để thay thế.

Mâm lễ cúng Phật chay bao gồm các món sau:

  • Xôi (gấc/ đỗ xanh/ xôi trắng hoặc xôi vò hạt sen)
  • Nem chay rau củ hoặc nem nấm
  • Canh rau củ hoặc canh nấm
  • Giò chay
  • Các món ăn chay khác tùy vào điều kiện của mỗi gia đình

2.2. Món chay ngày rằm, mùng 1

Để giúp các bạn đỡ “đau đầu” trong việc lựa chọn thực đơn chay hàng tháng, Thăng Long Đạo Quán đã tổng hợp 7 mâm cỗ chay phổ biến nhất để bạn tham khảo:

2.2.1. Mâm cỗ chay số 1

Mâm cỗ chay số 1 bao gồm các món:

  • Miến trộn/ Miến xào chay
  • Rau muống xào tỏi (Việc cho tỏi hay không tùy vào quan niệm ăn chay của mỗi người. Mọi người hãy linh hoạt để phù hợp với quan niệm và sở thích ăn uống nhé)
  • Chả/ Giò chay kho tàu
  • Cà tím nướng mỡ hành
  • Canh chua giá
  • Dưa muối
  • Bánh rau câu nhân đậu xanh

2.2.2. Mâm cỗ chay số 2

Mâm cỗ chay số 2 bao gồm các món sau:

  • Canh chua nấm
  • Bò chay lúc lắc và khoai tây chiên
  • Nem chay rau củ
  • Tôm chay đậu xanh
  • Rau cải chip sốt nấm
  • Chả quế chay 
  • Xôi ngô/ xôi dừa
  • Chè bưởi/ chè ngô tráng miệng

2.2.3. Mâm cỗ chay số 3

Mâm cỗ chay số 3 bao gồm các món sau:

  • Rau củ chiên xù (nấm, bí ngòi, cà tím)
  • Bún hấp
  • Chả đậu xanh
  • Đậu phụ sốt cà chua
  • Rau củ luộc (Su su, cà rốt, súp lơ)
  • Canh nấm hầm hạt sen
  • Xôi xéo đậu xanh
  • Bánh bí đỏ nhân cốt dừa
  • Khoai lang kén

2.2.4. Mâm cỗ chay số 4

Mâm cỗ chay số 4 bao gồm các món sau:

  • Đậu hũ trứng sốt cay
  • Đậu hũ nhồi hạt sen
  • Bò sốt vang chay với bánh mì
  • Chả giò nhân rau củ
  • Salad rau củ sốt mè rang

2.2.5. Mâm cỗ chay số 5

Mâm cỗ chay số 5 bao gồm các món sau:

  • Súp lơ xào
  • Nấm đùi gà kho tương
  • Ngô ngọt xào chả chay
  • Miến xào rau củ quả
  • Xôi nếp ngũ sắc
  • Canh bí đỏ sườn chay

2.2.6. Mâm cỗ chay số 6

Mâm cỗ chay số 6 bao gồm các món sau:

  • Sườn non chay sốt chua ngọt
  • Chả cá chay chiên xả
  • Nem chay rau củ
  • Canh hoa thiên lý
  • Bánh bao chay vị lá dứa
  • Súp lơ luộc
  • Xôi ngô

2.2.7. Mâm cỗ chay số 7

Mâm cỗ chay số 7 bao gồm các món sau:

  • Gỏi bưởi tôm chay
  • Cơm gạo lứt
  • Mì xào rau củ
  • Cuốn củ quả
  • Xôi vò
  • Canh kim chi đậu hũ
  • Chè hoa cau

2.3. Món chay ngày thường

Danh sách các món ăn chay thường ngày
Danh sách các món ăn chay thường ngàyDưới đây là các món chay thường ngày dễ làm các bạn có thể tham khảo để sử dụng trong đời sống hàng ngày nhé!
  • Soup bí đỏ rau củ
  • Canh măng
  • Cà tím nướng kho nấm, vừng
  • Khoai tây lơ trắng curry
  • Đậu kênh, nấm, carrot sốt vang kiểu mới + bánh mì
  • Rau cần xào giá
  • Nấm xào lá chanh, xả, ớt
  • Nem rán
  • Khoai lang chiên
  • Xôi sắn
  • Salad mì nui
  • Salad rau xà lách thập cẩm sốt mù tạt mật mía
  • Bánh cuốn
  • Chè café thạch đen trân châu
  • Bún Thái Tom Yam
  • Cháo trai chay
  • Canh hoa thiên lý
  • Dưa , nấm, chuối xanh kho tàu
  • Cà bung
  • Đậu kênh cuốn rau củ hấp xì dầu
  • Cải thảo xào cần tỏi tây
  • Ngô xào đậu quả, carrot , nấm thái hạt lựu
  • Chả nấm thìa là 
  • Khoai tây chiên tỏi mật mía
  • Mì nui sốt cà chua
  • Salad Dưa chuột, táo, cần mỹ sốt maiyonaise chay
  • Nộm đu đủ xanh nấm chiên
  • Cuốn thính

XEM THÊM:Các món ăn chay phổ biến ngày lễ Vu Lan

3. Văn khấn ngày rằm

3.1. Văn khấn gia tiên ngày rằm

Dưới đây là bài cúng gia tiên rằm mùng 1 theo đúng phong tục cổ truyền Việt Nam mà bạn có thể tham khảo:

Nam mô A Di Đà Phật!  (3 lần kèm 3 lạy)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.

– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ (chúng) con là:…… Ngụ tại:……

Hôm nay là ngày ….. gặp tiết ….. (ngày rằm, mồng một), tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

3.2. Văn khấn Thổ công mùng 1, ngày rằm

Theo văn khấn cổ truyền Việt Nam, bài văn khấn Thổ Công ngày mùng 1, ngày rằm cụ thể như sau:

3.2.1. Khấn Thổ công tại nhà

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

– Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

Tín chủ là……………………

Ngụ tại……………………… 

Hôm nay là ngày… tháng…năm… 

Tín chủ con thành tâm sắm sửa hương, hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả, bày ra trước án. Đốt nén hương thơm kính mời: ngày Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn thần, ngài Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. 

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

3.2.2. Khấn Thổ công tại cửa hàng

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con kính lạy Thần tài vị tiền.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là…… Ngụ tại………

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Tôi chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

4. Lời kết 

Trên đây là bài viết tổng hợp các món ăn chay ngày rằm ngon nhất và các bài cúng rằm chuẩn xác nhất. Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn các thông tin hữu ích và đừng quên chia sẻ nó đến bạn bè, người thân nhé!

Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 19003333 để được đội ngũ chuyên gia phong thủy của chúng tôi giải đáp nhé!

Hãy thường xuyên theo dõi website để tham khảo thêm nhiều thông tin bổ ích khác về phong tục việt. Hoặc tải ứng dụng Thăng Long đạo quán trên điện thoại để cập nhật các kiến thức phong thủy hàng ngày. Đồng thời sử dụng các công cụ miễn phí mọi lúc mọi nơi. Cài đặt ứng dụng phù hợp với điện thoại tại đây: