Mỗi con người đều bị đeo đuổi những suy nghĩ riêng, những ý định riêng hoặc có những sai lầm đã xảy ra khiến bản thân day dứt, không buông bỏ được. Điều này trong Phật Giáo gọi là chấp niệm. Vậy các bạn đã nghe đến từ này bao giờ chưa? Nếu chưa thì hãy cùng Thăng Long Đạo Quán tìm hiểu chấp niệm là gì? Cách buông bỏ chấp niệm trong lòng thông qua bài viết dưới đây nhé! Mời các bạn cùng đón đọc!

1. Chấp niệm là gì?

Chấp niệm là một khái niệm trừu tượng, để hiểu được nó phải đặt mình vào rất nhiều trường hợp, hiểu từng câu chữ mới nắm được hết ý nghĩa của khái niệm này.

Chấp niệm được cấu tạo bởi 2 phần là chấp và niệm. Trong đó, chấp có nghĩa là cầm nắm, còn niệm ý chỉ những suy nghĩ. Nhìn chung, chấp niệm là từ ngữ được dùng để chỉ những suy nghĩ luôn tồn tại trong tâm trí của một ai đó mà cho dù bạn có cố gắng rũ bỏ, buông bỏ nó thế nào đi chăng nữa vẫn không thể ngừng suy nghĩ về nó được. Bạn cũng có thể hiểu chấp niệm là việc bản thân không can tâm tình nguyện từ bỏ những điều mà bản thân mong muốn, bản thân mơ ước từ trước đến nay.

chấp niệm là gì
Giải thích Chấp niệm là gì

Chấp niệm ở mỗi người đều khác nhau, không có của ai giống của ai. Có người chấp niệm về cách sống, có người chấp niệm về một người nào đó, có người chấp niệm về chuyện tình cảm nhưng cũng có người lại chấp niệm về chuyện công việc. Tuỳ vào suy nghĩ và lối sống của từng người mà mức độ chấp niệm cũng sẽ khác nhau.

Tóm lại, chấp niệm được hình thành và tồn tại khi con người ta “ám ảnh” về một vấn đề nào đó. Dù trải qua bao lâu đi chăng nữa thì suy nghĩ đó vẫn sẽ tồn tại trong trí óc, khó lòng nào mà vứt bỏ đi được.

Xem thêm: Duyên phận là gì

2. Đức Phật thuyết giảng về Chấp Niệm

3. Các loại Chấp niệm thường gặp

Chấp niệm ở mỗi người là không giống nhau bởi những vấn đề mà mỗi người phảid dối mặt hàng ngày cũng khác nhau. Tuy nhiên, có hai loại chấp niệm phổ biến nhất chính là: chấp niệm về tình cảm và chấp niệm về sự nghiệp.

3.1. Chấp niệm về tình cảm

Chấp niệm về tình cảm được hiểu đơn giản là sự day dứt của con người về mặt tình cảm với một ai đó quan trọng trong cuộc đời họ. Mặc dù đối phương đã không còn mặn mà với tình cảm này nữa nhưng bạn vẫn không có cách nào buông bỏ được, vẫn cố chấp gặm nhấm, nắm giữ nó. Họ biết việc này sẽ chỉ khiến bản thân họ đau khổ, mệt mỏi, khiến họ luôn lo lắng, suy nghĩ về nó nhưng họ lại không có cách nào bỏ qua điều đó được.

chấp niệm là gì
Chấp niệm trong tình yêu chỉ khiến mình thêm đau

Những người mang trong mình chấp niệm về tình cảm sẽ luôn tự đặt ra cho mình câu hỏi về thứ tình cảm này của họ và lúc nào họ cũng không cảm thấy cam lòng. Họ sẽ luôn tự trách mình liệu đã làm gì sai để đánh mất nó? Tại sao tình cảm ấy của họ lại không đến được bến bờ hạnh phúc? Và chính vì chấp niệm này mà họ sẽ cố gắng mọi cách tìm lại thứ tình cảm ấy cho mình cho dù có khó khăn thế nào đi chăng nữa.

3.2. Chấp niệm về sự nghiệp

Loại chấp niệm phổ biến thứ hai là chấp niệm về sự nghiệp. Người trẻ hoặc những người gặp khó khăn về tài chính ngày nay thường gặp sự chấp niệm về sự nghiệp nhiều nhất. Chấp niệm về sự nghiệp là suy nghĩ thôi thúc bản thân mình làm sao để thành công được như người này, người kia trong tương nay. Nếu mang trong mình loại chấp niệm này thì nó không khác nào động lực thúc đẩy bạn vượt qua khó khăn hiện tại và phấn đấu để đạt được thành công trong tương lai, bạn sẽ cố thực hiện nó bằng mọi giá.

4. Buông bỏ chấp niệm có khó khăn

Trong cuộc sống, để có được toàn bộ những thứ mà bạn muốn, bạn không chỉ cần đầu óc mà còn cần cả đến sự khéo léo nữa. Nhưng để từ bỏ thì bạn cần phải có cả dũng khí nữa. Con người từ xưa đến nay chỉ chăm chăm chiếm hữu mọi thứ mà lại quên mất đi việc học cách từ bỏ. Bởi vậy mà họ luôn cảm thấy mệt mỏi dù đủ đầy, người có tiền bạc thì bị tiền bạc làm mệt mỏi, người có tình cảm thì bị tình cảm làm tổn thương, người làm nhiều thì sẽ bị công việc nhấn chìm,…

chấp niệm là gì
Giải quyết chấp niệm là gì? Chính là học cách buông bỏ

Học cách từ bỏ những thứ không cần thiết trong cuộc đời, nghe có vẻ khó khăn nhưng bắt buộc chúng ta phải học. Để từ bỏ, các bạn đừng đặt nặng yếu tố được – mất, thành – bại lên để cân đo đong đếm. Nếu vẫn cứ giữ ý định tính toán thiệt hơn thì mãi mãi bạn không bao giờ từ bỏ chấp niệm được.

Ngoài ra, quý vị có thể xem thêm những lời Phật dạy ý nghĩa để ngẫm ra nhiều điều và giúp tâm hồn thanh tịnh.

5. Chấp niệm trong Phật Giáo

Vạn vật của thế gian đều là vật thật, đều có thể cầm được nắm được nên con người thường đánh giá mọi vật xung quanh mình bằng mắt nhìn thông thường. Cũng bởi vì dùng mắt thường đánh giá nên thường bị phiền não thị phi nhìn thấy hàng ngày làm cuộc sống mệt mỏi. Cuộc sống hàng ngày thì nhiều muộn phiền nhưng lại không biết cách nào để hóa giải, con người ta chỉ quanh quẩn trong một vòng lặp của sự phiền muộn. Đạo Phật dạy rằng, nếu muốn hóa giải phiền não thì tâm phải tĩnh lặng như mặt nước. Muốn buông bỏ được, không đơn thuần chỉ là sử dụng trí thông minh mà còn cần đến lòng dũng cảm, dám từ bỏ chấp niệm, dám từ bỏ những thứ bản thân đeo đuổi bấy lâu nay. Chỉ khi nào vứt bỏ được chấp niệm thì cuộc đời mới thanh thản, tự do.

Nếu không từ bỏ được chấp niệm thì cuộc sống của bạn sẽ tiếp tục là khổ đau. Hãy nên nhớ, những chuyện đã qua là đã qua, nếu ta chỉ mãi ngoảnh đầu lại, không chịu hướng về tương lai thì sóng gió sẽ mãi chẳng bao giờ qua. Phải cố gắng làm sao để đến lúc bản thân có thể thốt ra câu: “ Cuối cùng ta cũng buông bỏ được người, cuối cùng cũng tự buông tha được cho chính mình” thì lúc ấy bạn mới buông bỏ được chấp niệm xuống.

6. Câu chuyện nhỏ về chấp niệm

Mẩu chuyện nhỏ dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về lòng chấp niệm.

Chuyện kể rằng có một cậu bé thò tay vào lọ đựng kẹo để lấy kẹo nhưng cậu lại không muốn lấy nó một cách nhiều lần nên khi thò tay vào lấy cậu đã bốc một vốc thật to. Cũng chính vì vốc to kẹo đó khiến tay cậu mắc kẹt ở miệng bình và dù có cố bằng cách nào đi chăng nữa cũng không rút tay ra được. Lúc này cậu bé mới sợ quá mà bật khóc. Ông của cậu bé thấy vậy bèn nói “Xem kìa! Cháu vừa không muốn bỏ lại số kẹo, lại vừa muốn đút tay ra. Chi bằng cháu biết đủ một chút, nắm tay nhỏ lại một chút tự nhiên sẽ dễ dàng rút tay ra thôi!”

7. Lời kết

Hy vọng bài viết trên đây của Thăng Long Đạo Quán đã giúp bạn hiểu chấp niệm là gì? Làm sao để buông bỏ được chấp niệm trong lòng mình. Hy vọng thông qua nó bạn sẽ lựa chọn được cách sống đúng đắn cho mình.

Đừng quên tải về ứng dụgn Thăng Long Đạo Quán, nhận ngay 5 ngày app VIP để tra cứu những thông tin phong thủy liên quan đến bản mệnh theo link dưới đây nhé:

Các bài viết cùng chủ đề: