Dân gian có câu “cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng”. Tại sao ngày Rằm tháng Giêng lại mang tầm quan trọng với người Việt như vậy? Hãy cùng Thăng Long đạo quán tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết sau. 

1. Vì sao cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng?

Theo các chuyên gia, Rằm tháng Giêng là một trong những dịp lễ quan trọng nhất của người Việt. Bởi ngày này mang rất nhiều ý nghĩa lớn. Thứ nhất, Rằm tháng Giêng là Tết Nguyên Tiêu là lễ hội trăng rằm đầu tiên của người đã khuất rơi vào ngày 15/1 âm lịch. Do đó, cứ vào thời gian này, các gia đình sẽ dâng lễ mời gia tiên về sum vầy cùng con cháu đồng thời cầu mong bề trên tiếp tục phù hộ cho một năm bình an, khỏe mạnh.

Thứ hai, người xưa truyền rằng cứ vào ngày Rằm tháng Giêng hàng năm, vua chúa sẽ mời các Trạng Nguyên vào cung mở tiệc chúc mừng và bàn chuyện năm mới. Vì lẽ đó, dân gian cũng coi ngày Rằm tháng Giêng là ngày Tết Trạng Nguyên.

Cuối cùng, các chuyên gia cũng cho biết, phong tục cúng Rằm tháng Giêng cũng là ngày vía Phật. Theo lệ xưa, cứ vào ngày trăng tròn đầu tiên của năm, đức Phật sẽ giáng thế ban phước lành. Vào thời điểm đó, các phật tử sẽ dâng hương hướng thiên cầu nguyện. Chính vì những ý nghĩa đó mà dân gian mới lưu truyền “cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng”.

Đi chùa Rằm tháng Giêng

2. Cách cúng Rằm tháng Giêng 2021 chuẩn nhất

2.1. Chọn ngày giờ tốt 

Các chuyên gia phong thủy khuyên rằng ngày giờ tốt nhất để tổ chức lễ cúng Rằm tháng Giêng 2021 là vào giờ Ngọ ngày 15/1 âm lịch (tức là từ 11h – 13h ngày 26/2/2021). Bởi đây là thời điểm thần linh, đức Phật giáng thế ban phước. Tuy nhiên, trong ngày 15 tháng Giêng âm lịch cũng còn nhiều khung giờ đẹp khác mà gia chủ có thể lựa chọn như: giờ Thìn (từ 7h – 9h) và giờ Mùi (từ 13h – 15h). Mặt khác, nếu làm lễ Tết Nguyên Tiêu vào sau 19h ngày 15/1 âm lịch thì sẽ mất linh.

2.2. Đồ cúng Rằm tháng Giêng 2021

Khi sắm lễ cúng Rằm tháng Giêng 2021 không cần mâm cao cỗ đầy mà gia đình chỉ cần chuẩn bị theo điều kiện kinh tế. Được biết, mâm cúng dâng lên bàn thờ sẽ gồm 2 loại là mâm cỗ chay (để cúng Phật) và mâm cỗ mặn (cúng gia tiên, thần linh). Dưới đây là những gợi ý về đồ cúng Rằm tháng Giêng 2021 mà bạn có thể tham khảo.

Cúng PhậtCúng gia tiên
Lễ vật– Hương (nhang)

– Hoa và trái cây tươi

– Đèn nến

– Hương (nhang)

– Hoa và trái cây tươi

– Trầu cau

– Đèn nến

– Tiền vàng mã

– Trà, rượu, nước, bánh kẹo

– Muối gạo

Mâm cỗMâm cỗ chay gồm:

– Xôi chè hoặc các loại chè khác (chè bưởi, chè sen, chè trôi nước, chè kho, chè kê,….)

– Canh rau củ

– Canh nấm

– Các món đậu

– Rau xào chay không thêm nhiều hương liệu

– Rau củ luộc

Mâm cỗ chay (giống bên cúng Phật)

Mâm cỗ mặn gồm:

– Gà luộc (chặt hoặc để cả con) hoặc thịt lợn luộc

– Giò, chả

– Xôi

– Cơm trắng

– Nem

– Canh (măng, mọc, miến, bóng)

– Dưa muối

– Đĩa thịt xào rau củ

Lưu ý: Khi sửa soạn đồ cúng Rằm tháng Giêng, bạn không nên cúng các món sau: hoa quả giả, đồ chay giả mặn, đồ giả chay, thủ lợn và tiền giả. Đây là những món cấm kỵ có thể khiến vận hạn cả năm của bạn không may mắn. Đối với mâm cỗ chay cần phải đảm bảo đủ 5 màu sắc vàng (tương ứng Hành Kim) – xanh (Mộc) – trắng (Thủy) – đỏ (Hỏa) – đen (Thổ).

2.3. Văn khấn cúng Rằm tháng Giêng 2021

Ngoài mâm cỗ, lễ cúng Tết Nguyên Tiêu 2021 cũng không thể thiếu văn khấn. Các gia đình có thể tham khảo mẫu văn khấn cúng Rằm tháng Giêng đơn giản theo cổ truyền Việt Nam như sau:

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: ……

Ngụ tại: ……..

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Canh Tý, gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời ông bà tiền chủ, hậu chủ tại gia về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. 4 mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Khấn xong, vái 3 vái.

3. Lưu ý cúng Rằm tháng Giêng 2021

Phong tục cúng Rằm tháng Giêng rất quan trọng với mỗi người dân Việt. Cho nên trong ngày này, các gia đình nên kiêng kỵ những điều sau để tránh cả năm không may mắn. Cụ thể:

  • Không nên câu cá hay sát sinh: Hai việc này có thể khiến gia chủ gặp nhiều tai nạn, bệnh tật và tài vận suy giảm
  • Không mặc đồ trắng đen hay quần áo rách: Đây là biểu hiện cho sự tang tóc, nếu mặc trong ngày cúng Rằm tháng Giêng sẽ mang đến nhiều vận xui.
  • Không chải tóc, soi gương: Ông cha ta quan niệm chải tóc soi gương vào ngày này thì sẽ khiến dương khí suy giảm dễ bị cô hồn chiếm thân xác.
  • Không “khẩu nghiệp”: Các thành viên trong gia đình không nên văng tục, chửi bậy hay nói xấu người khác nếu không cả năm thường xuyên gặp chuyện thị phi.
  • Không làm vỡ hỏng đồ hay làm mất tài sản: điều này sẽ khiến tài lộc hao tổn.
  • Không cho vay tiền: cho mượn tiền cũng đồng nghĩa với việc bạn cho đi tài lộc, vượng khí của bản thân.
  • Không quan hệ nam nữ: dân gian quan niệm không nên xảy ra “cá nước thân mật” trong ngày rằm để tránh gặp hạn nặng.

rằm tháng giêng là gì

>>> Xem thêm:Cúng Rằm tháng giêng thần linh như thế nào? 

Hy vọng với những kiến thức chia sẻ trên sẽ giúp quý vị hoàn thành lễ cúng Rằm tháng Giêng 2021 một cách trọn vẹn và tốt đẹp. Nếu còn thắc mắc điều gì thì hãy nhắn tin trực tiếp hoặc gọi theo số Hotline của Thăng Long đạo quán. Các chuyên gia phong thủy của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp vấn đề cụ thể và chi tiết nhất.