Rằm tháng 7 (ngày 15/7 âm lịch) không chỉ là ngày Rằm bình thường mà còn là thời gian làm lễ xá tội vong nhân lẫn lễ Vu Lan báo hiếu. Vào ngày này, không ít người thắc mắc Rằm tháng 7 có nên ra mộ không? Nếu đi thì chuẩn bị lễ vật gì? Khấn ra sao? Tất cả vấn đề sẽ được giải đáp trong bài viết sau.

1. Rằm tháng 7 có nên ra mộ không?

Tảo mộ là một trong những việc hiếu đạo của con cái, còn là một hình thức thể hiện sự tưởng nhớ, lòng kính trọng với người thân đã khuất. Ngoài ngày giỗ, lẫn những dịp đặc biệt riêng của gia đình, người dân Việt Nam sẽ đi thăm viếng mộ phần của người thân vào những dịp lễ lớn của dân tộc như: ngày 30 Tết, Tết Thanh Minh, Rằm tháng giêng,…. Vậy Rằm tháng 7 có nên ra mộ không?

rằm tháng 7 có nên ra mộ không
Rằm tháng 7 có nên ra mộ không?

Các chuyên gia văn hóa tâm linh Việt cho biết Rằm tháng 7 tức ngày 15/7 âm lịch là ngày tốt nhất trong tháng cô hồn để sửa sang làm sạch nơi an nghỉ của ông bà tổ tiên. Bởi dân gian quan niệm vào ngày 15 âm lịch, vạn vật đất trời thông suốt, con người như được tái sinh, loại bỏ tất cả tạp niệm hay những điều đen tối.

Hơn nữa, thần thánh, quỷ hồn trong ngày này sẽ tương thông, “lắng nghe” rõ nhất những tâm tư nguyện cầu của người sống ở trần thế. Mặt khác, theo tập tục truyền thống, ngày Rằm tháng 7 còn là ngày lễ xá tội vong nhân hay là ngày lễ Vu Lan báo hiếu.

Vì vậy, khi tới Rằm tháng 7, nhà nhà sẽ sắp xếp thời gian đi thăm viếng phần mộ của người thân trong gia đình hay trong gia tộc ở ngoài nghĩa trang hay ở chùa chiền hoặc nơi lưu giữ các hũ hài cốt.

rằm tháng 7 có nên ra mộ không

Tảo mộ ngày Rằm tháng 7 không chỉ là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc ta mà còn là hoạt động mang tính dòng tộc, là cách nhắc nhở con cháu hướng về cội nguồn. Ngoài ra, dân gian cho rằng Rằm tháng 7 là dịp tốt để mời người thân đã mất về đoàn tụ gia đình, đồng thời cầu mong ông bà tổ tiên sớm ngày siêu thoát.

2. Thắp hương Rằm tháng 7 ở mộ ra sao?

2.1. Thời gian nên đi ra mộ

Ngoài Rằm tháng 7 có nên ra mộ không, nhiều người cũng còn thắc mắc khác là “cúng Rằm tháng 7 tại mộ giờ nào thì tốt?”. Lý giải vấn đề này, các chuyên gia nghiên cứu phong tục Việt Nam cho biết giờ nào người dân cũng có thể ra mộ thắng hương cúng Rằm tháng 7, miễn là phù hợp với quan niệm tín ngưỡng của gia đình.

Nhưng cũng cần chú ý là không nên cúng Rằm tại mộ làm vào giờ Ngọ (tức 11h- 13h) bởi vì đây là thời điểm dương khí cực thịnh không thích hợp để “mời” người thân đã khuất. Đồng thời, không đi tảo mộ sau giờ Dậu (17h – 19h) vì âm khí nghĩa trang sẽ cực mạnh, con cháu không nên ở đó nữa.

2.2. Lễ vật cúng Rằm tháng 7 ở mộ

Sắm lễ cúng Rằm tháng 7 ở mộ sẽ không quá cầu kỳ như tại nhà. Khi đi tảo mộ, gia đình chỉ cần chuẩn bị 2 lễ: lễ cúng cúng chư vị thần linh và lễ cúng người thân đã khuất của gia đình. Đồ cúng sẽ thay đổi tùy vào từng địa phương, từng vùng miền và điều kiện của mỗi gia đình. Dưới đây là một số gợi ý về cách chuẩn bị lễ vật cúng Rằm tháng 7 ở mộ theo truyền thống mà bạn có thể tham khảo:

  • Lễ cúng thần linh: Cần có nến, hương (nhang), hoa, quả, nước, xôi, thịt luộc,… (số lượng tùy tâm mỗi gia đình). Lễ cúng thần linh sẽ đặt ở nơi có bàn thờ thần linh của nghĩa trang hoặc nếu không có thì đặt ở cạnh lễ gia tiên nhưng cần kê cao hơn.
  • Lễ cúng gia tiên:  Bao gồm nến, hương (nhang), hoa (nên chọn hoa hồng đỏ, bách hợp trắng, cúc hoặc hoa người đã khuất thích), trái cây, trầu cau, xôi trắng, rượu, nước, trà, bánh kẹo,….

Ngoài ra, người xưa khuyên rằng lễ cúng Rằm tháng 7 tại mộ không nên cúng tiền vàng mã. Vì lo lắng bị cô hồn, dã quỷ tranh giành, cướp tiền vàng của người thân đã khuất.

rằm tháng 7 có nên ra mộ không

2.3. Văn khấn cúng Rằm tháng 7 ở mộ

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Nam mô thập phương pháp giới thường trụ Tam Bảo tác đại chứng minh!

Chúng con kính bạch chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng chứng minh và gia hộ cho chúng con. Chúng con xin thỉnh chư Thiên, chư Thần linh cai quản nơi địa cuộc nghĩa trang (tên)… quang giáng về đây, chứng giám lòng thành và ủng hộ cho gia đình chúng con.

Đệ tử con tên là:… Hiện đang ở tại:… gia đình chúng con có phần mộ an táng tại nơi đây. Hôm nay là ngày… tháng… năm…, nhân tiết tháng Bảy – Vu Lan báo hiếu, chư Phật hoan hỷ, chư Tăng kiết hạ đem phúc lành tế độ chúng sinh, chúng con hướng tới gia tiên tiền tổ, thân nhân quá vãng cùng các vong linh cô hồn ngạ quỷ tại khu địa cuộc nghĩa trang này, nên chúng con sắm sửa vật thực lòng thành dâng lên hiến cúng.

Đệ tử con xin thỉnh mời các cụ gia tiên họ (Trần, Phạm…) và các vong linh (tên)… cùng các vong linh cô hồn ngạ quỷ tại khu địa cuộc nghĩa trang này mà vân tập về tại nơi đây thọ tài ẩm thực hiến cúng của gia đình chúng con. Chúng con nhất tâm mời thỉnh.

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!(Cắm hương) (xá)

ngày 15 tháng 7 âm lịch

>> Xem thêm:Cúng rằm tháng 7 ban Thần Tài Thổ Địa như thế nào chính xác nhất?

Trên đây là những lý giải về việc Rằm tháng 7 có nên ra mộ không. Ngoài ra, bạn cần chuyên gia giải đáp những vấn đề phong tục Việt Nam khác thì có thể để lại bình luận bên dưới bài viết. Hoặc bạn có thể cài đặt ứng dụng Thăng Long Đạo Quán về điện thoại để được cố vấn trực tiếp từ các chuyên gia của chúng tôi.

Link tải ứng dụng phù hợp với điện thoại tại đây: