Cúng ông Công ông Táo là nghi lễ quan trọng trước mỗi dịp Tết Nguyên Đán của người Việt. Vào ngày này, các ông Táo cùng nhau về trời, bẩm báo những sự việc tốt xấu diễn ra dưới trần gian trong 1 năm qua. Nhiều gia chủ bận rộn vẫn luôn có một câu hỏi “Cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 có được không? Cần lưu ý gì?”, cùng Thăng Long đạo quántìm hiểu qua bài viết này.

1. Thời điểm cúng ông Công ông Táo

Theo sự tích của người Việt, dựa trên tích “2 ông 1 bà” được lưu truyền từ xa xưa, ông Công ông Táo là 3 vị Táo Quân là Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ. Ba vị Táo không chỉ là những người quyết định may, rủi, phúc, họa của gia chủ mà còn là những vị thần giúp bảo vệ gia đình khỏi ma quỷ và đảm bảo sự bình an cho gia chủ trong cả năm. Người dân biết ơn, hàng năm đều tổ chức một lễ cúng vào cuối năm. Đồng thời mong muốn có được sự chiếu cố của các Táo khi về trời bẩm  báo với Ngọc Hoàng về các việc dưới hạ giới.

1.1. Cúng ông Công ông Táo đúng ngày

Ngày 23 tháng Chạp là ngày mà ông Táo về chầu trời, đây là ngày chính mà mọi người thường làm lễ cúng. 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp, đây là lúc các Táo quân cần có mặt tại Thiên Đình. Vì thế mà người ta thường cúng trước 12 giờ trưa hoặc vào sáng sớm ngày này để các Táo kịp chầu trời đúng giờ.

Cúng ông Công ông Táo đúng ngày

Giờ Hoàng Đạo để cúng trong ngày này năm 2021 là giờ Dần (3-5h), giờ Mão, (5-7h).

1.2. Cúng ông Công ông Táo trước ngày 23

Cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 có được không? Đây là câu hỏi mà nhiều người vẫn thường thắc mắc. Bởi hiện nay, với cuộc sống nhiều bộn bề công việc mọi người không có thời gian thực hiện lễ cúng đúng ngày 23. Theo nghiên cứu Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam cho hay, lễ cúng ông Công ông Táo tốt nhất là vào tối 22 và 23 tháng Chạp khi các thần quy tụ chuẩn bị về trời.

Tùy vào điều kiện từng gia đình mà lễ cúng có thể khác nhau. Có gia đình cúng vào buổi sáng ngày 23 nhưng cũng có gia đình đã thực hiện lễ cúng trước đó 1-2 ngày. Nhiều gia đình cúng ông Công ông Táo vào ngày 20 tháng Chạp tuy nhiên, theo các chuyên gia thì không nên cúng quá sớm như vậy. Trong khi, ngày chầu Ngọc Hoàng là ngày 23, nếu cúng sớm các Táo Quân phải chờ lâu mới đến buổi chầu.

Vào ngày 22 tháng Chạp, khung giờ Hoàng Đạo lý tưởng để thực hiện lễ cúng là giờ Thân (15-17h), giờ Dậu (17-19h).

2. Cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 cần lưu ý điều gì?

Khi thực hiện cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp âm lịch, mọi người cần lưu ý:

  • Không vì lễ cúng sớm mà bỏ qua những nghi lễ và lễ vật cần có.
  • Có thể cúng trước ngày 23 từ 1 đến 2 ngày nhưng không nên cúng vào ngày và giờ hắc đạo.
  • Lễ vật nên đầy đủ những đồ cơ bản như: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc (hai mũ cho táo ông và một mũ cho táo bà). Mũ cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Chuẩn bị thêm tiền vàng, 3 áo giấy (2 nam 1 nữ), 3 đôi hài bằng giấy (2 nam 1 nữ) và hình cá chép bằng giấy…

>> Xem thêm:Lễ cúng ông Công ông Táo gồm những gì?

Những lưu ý khi cúng ông Công ông Táo trước ngày 23

Nên làm đầy đủ các bước cúng ông Công ông Táo:

  • Bước 1.: Chuẩn bị lễ cúng, dọn dẹp, lau dọn bàn thờ sạch sẽ.
  • Bước 2: Sắp xếp đồ cúng gọn gàng, sạch sẽ lên bàn
  • Bước 3: Tiến hành cúng, đọc văn khấn tiễn ông Táo lên chầu trời
  • Bước 4: Hóa vàng
  • Bước 5: Phóng sinh cá chép sống (nếu có)
cúng ông Táo quân
Thả cá ngày lễ cúng ông Công ông Táo

Ngày lễ ông Công ông Táo là ngày rất quan trọng trong tín ngưỡng văn hóa của người Việt. Vì thế, dù cuộc sống có bộn về và nhiều lo toan nhưng cũng đừng quên chuẩn bị tươm tất cho ngày lễ mỗi năm một lần này. Ông Công ông Táo đã có một năm dưới trần phù hộ, bảo vệ cho gia đình gia chủ, giờ đây là lúc các Táo về trời bẩm báo. Chỉ còn ít ngày nữa thôi là đến ông Công ông Táo, hãy bắt đầu chuẩn bị những lễ vật cần thiết dâng gia tiên nhé!

Nếu còn bất cứ câu hỏi nào cần giải đáp thì bạn có thể để lại Comment bên dưới. Các chuyên gia phong thủy của Thăng Long Đạo Quán sẽ giúp bạn giải đáp đầy đủ và chi tiết nhất.

Xem thêm: