Mâm lễ, văn khấn, giờ cúng Rằm tháng 8 ban Thần Tài chuẩn nhất

Rằm tháng 8 (Tết Trung Thu) là dịp lễ truyền thống của người Việt. Vào ngày này, bên cạnh mâm cỗ trông trăng thì các gia đình cũng thường chuẩn bị mâm cúng gia tiên, thần linh. Vậy mâm cúng Rằm tháng 8 ban Thần Tài gồm những gì? Cúng vào giờ nào tốt và văn khấn như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau của Thăng Long Đạo Quán.

1. Cúng Rằm tháng 8 ban Thần Tài gồm những gì?

Thông thường, mâm cúng Thần Tài Rằm tháng 8 sẽ bao gồm những đồ lễ cần thiết sau:

  • 1 lọ hoa cúc.
  • 1 bình rượu.
  • Vàng mã.
  • 1 đĩa hoa quả.
  • 1 cốc nến.
  • Bộ tam sên: 1 miếng thịt lợn để nguyên miếng, 1 con tôm luộc, 1 quả trứng luộc.

Với những gia đình nào không có điều kiện thì chỉ cần cúng những đồ lễ trên là được. Nhưng nếu muốn cầu kỳ hơn, bạn có thể chuẩn bị thêm những món ăn sau:

Miền BắcMiền Nam
Thịt heo quay

Gà luộc nguyên con

Xôi gấc hoặc xôi đậu xanh

Giò lụa

Chè đậu xanh

Bánh cốm hoặc bánh nướng, bánh dẻo

Thịt heo quay cả con hoặc cắt miếng

Thịt vịt quay

Xôi đậu xanh

Giò heo

Chè đậu xanh

Bánh nướng, bánh dẻo

Xem thêm: Mâm cúng gia tiên và mâm cỗ trông trăng Rằm tháng 8 gồm những gì?

2. Cúng Thần Tài Rằm tháng 8 vào giờ nào tốt?

Thông thường, người ta sẽ cúng Rằm tháng 8 vào ngày 15 âm lịch. Nhưng nếu gia đình nào quá bận rộn thì có thể cúng vào 14 âm.

  • Nếu cúng ngày 14 âm lịch, gia chủ nên cúng vào khung giờ: Giờ Mão (5 – 7h), giờ Tỵ (9 – 11h), giờ Thân (15 – 17h).
  • Nếu cúng vào 15 âm lịch thì nên cúng vào các giờ sau: Giờ Thìn (7 – 9h), giờ Tỵ (9 – 11h), giờ Mùi (13  – 15h).

Xem thêm: Xem ngày giờ tốt – xấu để mọi việc thuận lợi.

3. Văn khấn ban Thần Tài Rằm tháng 8

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con kính lạy Thần tài vị tiền.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là…… Ngụ tại………

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Tôi chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Xem thêm: Rằm tháng Giêng ban Thần Tài như thế nào chuẩn nhất?

4. Lưu ý khi cúng Rằm tháng 8 ban Thần Tài

Khi cúng Thần Tài Rằm tháng 8, gia chủ nên lưu ý những vấn đề sau:

  • Nên lau dọn bàn thờ sạch sẽ trước khi cúng. Tuy nhiên cần lưu ý không được xê dịch bát hương.
  • Trong gia đình nên tránh xảy ra mâu thuẫn khi cúng.
  • Gia chủ không nên cúng Thần Tài sau 7h tối vì lúc này có nhiều vong hồn lang lang. Khi thấy gia đình cúng lễ, các vong hồn sẽ xâm nhập vào nhà hưởng lộc.
  • Khi cúng Thần Tài ngày Rằm tháng 8, gia chủ nên ăn mặc trang nghiêm.
  • Nên tránh cúng các món ăn làm từ thịt chó, thịt mèo, mực… vì theo quan niệm dân gian, đây là những món ăn mang lại đen đủi.
  • Gia chủ nên tắm rửa sạch sẽ trước khi cúng lễ. Bởi khi cả người sạch sẽ thì sẽ khiến cho thần linh cảm nhận được lòng thành kính của gia chủ.
  • Khi đọc văn khấn, gia chủ nên đọc với âm thanh vừa đủ nghe, không nên đọc quá to vì như vậy là phạm húy, khiến cho các vong hồn bên ngoài nổi lòng tham. Bên cạnh đó cũng không nên đọc quá nhỏ vì Thần Tài sẽ không thể nghe thấy lời cầu nguyện của gia chủ.
  • Nếu gia chủ không thuộc văn khấn cúng Thần Tài Rằm tháng 8 thì có thể in ra giấy để đọc. Sau khi đọc xong thì nên đem đốt chung với vàng mã.
  • Sau khi hương cháy được ⅔ nén thì nên đem vàng mã đi hóa.
  • Gạo, muối sau khi cúng xong thì nên giữ lại trong nhà để dùng.

Xem thêm: Văn khấn Rằm tháng 8 các vị thần.

Trên đây là mâm lễ, giờ cúng, văn khấn và những lưu ý khi cúng Thần Tài ngày Rằm tháng 8. Để cập nhật nhanh chóng các kiến thức về phong thủy, phong tục Việt Nam, gia chủ hãy tải ứng dụng Thăng Long Đạo Quán về điện thoại. Ngoài ra, khi dùng ứng dụng này, gia chủ còn được dùng miễn phí các công cụ hữu ích như luận giải lá số Bát tự/ Tử vi, xem ngày tốt – xấu, xem tuổi…

Cài đặt ứng dụng Thăng Long Đạo Quán về điện thoại tại đây:

Đánh giá post
Bài viết khác

Văn khấn đền phủ và #6 loại lễ cần biết khi đi khấn vái

Đi lễ đền chùa mỗi dịp lễ Tết hay vào ngày Rằm, mùng 1,… là phong tục của mỗi người dân Việt...

Văn khấn đền Thượng Ba Vì – Ngôi đền thiêng đã hơn 2000 năm tuổi

Du xuân đền Thượng Ba Vì là một thói quen của nguời dân Việt Nam. Người dân đến đây không chỉ để...

Văn khấn Đình làng và #6 loại lễ Thành Hoàng Làng cần biết

Văn khấn Đình làng như thế nào là đúng? Việc tìm cho mình một bài văn khấn Thành Hoàng làng ở đình phù...

Sự tích đền Bà Chúa Kho và cách xin lộc đền bà Chúa Kho chuẩn nhất

Đền Bà Chúa Kho là một ngôi đền linh thiêng thu hút đông đảo khách thập phương. Đặc biệt là những...

Văn khấn đền Thượng Lào Cai thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn

Đi đền, chùa đầu năm là nét đẹp truyền thống văn hóa ngàn đời nay của dân tộc ta. Những vị thần...

Văn khấn đền Tam Kỳ Hải Phòng – Địa điểm linh thiêng xứ Phượng đỏ

Đền Tam Kỳ là ngôi đền nổi tiếng linh thiêng và nhận được hàng ngàn lượt chiêm bái của người dân...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

 
1900.3333