Theo tập tục cổ truyền Việt Nam, cứ cận kề chiều 30 tết, nhà nhà lại tất bật chuẩn bị mâm cỗ cúng tất niên. Đây được coi là một nghi thức vừa để bày tỏ lòng biết ơn với gia tiên vì đã phù hộ suốt một năm vừa để mời ông Công ông Táo về trần thế sau khi lên chầu vào 23 tháng Chạp. Tuy nhiên, làm thế nào để có một mâm cơm tất niên cuối năm đủ đầy nhất vẫn là nỗi băn khoăn của nhiều người. Nếu quý vị cũng đang lo lắng cúng tất niên gồm những món gì thì hãy đón đọc ngay bài viết sau.  

1. Cúng tất niên gồm những món gì?

Ngoài ý nghĩa tâm linh, mâm cơm tất niên cuối năm cũng là dịp các thành viên trong gia đình sum họp, cùng nhau tạm biệt năm cũ, đón chào năm mới. Theo đó, món ăn tất niên của người Việt nói chung trước đây luôn theo một quy chuẩn. Đó là đủ 6 bát và 8 đĩa.

  • 6 bát: măng, mọc, miến, bóng, xương, nấm thả
  • 8 đĩa: thịt gà luộc, giò lụa, chả quế, bánh chưng, dưa hành, trứng muối, lòng gà xào dứa, cá kho.
món ăn tất niên
Mâm cỗ cúng tất niên chỉ cần đủ đầy hương vị gia đình

Tuy nhiên, trải qua nhiều năm, mâm cơm tất niên 30 tết dần thay đổi tùy theo điều kiện gia đình. Có thể là 4 bát –  4 đĩa hoặc lớn hơn 6 bát – 6 đĩa, hay 8 bát – 8 đĩa,…. Vì thế, không nhất thiết gia đình nào cũng phải “mâm cao cỗ đầy”, chỉ cần đủ thành tâm là được.

Sau đây là những món ăn đặc trưng mà người dân 3 miền chuẩn bị để làm mâm cơm cúng tất niên:

Miền BắcMiền TrungMiền Nam
– Xôi gấc

– Bánh chưng

– Giò hoặc chả lụa

– Canh móng giò hầm măng

– Miến nấu lòng gà

– Gà trống luộc nguyên con hoặc thịt lợn luộc

– Thịt đông

– Hành muối

– Nộm

– Bánh tét

– Giò lụa hoặc chả Huế

– Gà bóp rau răm

– Thịt lợn luộc

– Măng khô ninh

– Miến Huế

– Ram rán

– Giá chua hoặc dưa món

– Thịt đông

– Chè ngọt

– Bánh tét

– Canh mướp đắng nhồi thịt

– Canh măng nấu xương

– Thịt lợn luộc

– Thịt kho tàu

– Giò chả

– Củ cải ngâm nước mắm

– Gỏi tôm thịt

 

Ngoài việc cúng tất niên gồm những món gì, gia chủ cũng phải chuẩn bị thêm: hương, hoa, mâm ngũ quả, trầu cau, rượu, đèn hoặc nến, tiền vàng mã để mâm cơm cúng tất niên 30 tết trọn vẹn, đủ đầy.

>>> Xem thêm: Cúng tất niên ngày nào tốt để rước lộc 2024?

cơm tất niên gồm những món gì
Mỗi gia đình có cách làm món ăn tất niên khác nhau.

2. Những món ăn tất niên cần tránh

Bên cạnh việc tìm hiểu cơm tất niên gồm những món gì thì bách gia cũng cần tránh các món “đại kỵ” không nên nấu cúng tất niên. Cụ thể:

  • Thịt Chó
cúng tất niên gồm những món gì
Thịt chó là món “khoái khẩu” của nhiều người Việt nhưng nếu dân cúng cho gia tiên, thần linh là bất kính. Bởi theo quan niệm dân gian, thịt chó nặng mùi, có thêm gia vị (mắm tôm, riềng, mẻ,…) thì sẽ làm ảnh hưởng đến sự trang nghiêm, thanh tịnh của thần linh, tổ tiên.
  • Tôm
Tôm với người miền Bắc đó là món ăn tất niên vừa ngon vừa sang. Nhưng với người miền Trung thì đó là món không nên dâng cúng vì tôm đầu to lại đi giật lùi, khó “đầu xuôi đuôi lọt”.
  • Mực
“Đen như mực” – châm ngôn được đúc kết từ xưa đến nay, vì vậy, mực bị liệt vào danh sách cấm những món cúng tất niên.
  • Cá mè
Theo quan niệm người xưa, cá mè là biểu trưng của sự đen đủi, hãm tài lộc, lại tanh. Vì thế không nên làm món ăn tất niên.
Đối với người miền Bắc và miền Trung, thịt vịt, thịt chim, thịt trâu, trứng vịt lộn cũng là những món mang ý nghĩa không may mắn nên không dùng trong cúng tất niên.

>>> Xem thêm: Cúng tất niên ông Thần tài như thế nào để rước lộc?

Hy vọng với những kiến thức trên sẽ giúp ích cho mỗi gia đình chuẩn bị được một mâm cơm tất niên 30 tết đủ đầy nhất. Nếu còn thắc mắc điều gì thì hãy để lại bình luận bên dưới bài viết. Các chuyên gia phong thủy của Thăng Long đạo quán sẽ hỗ trợ giải đáp giúp quý vị.