Cúng tất niên ông Thần tài những ngày cuối năm là việc làm không thể thiếu của các hộ kinh doanh. Vậy mâm cúng ông Thần Tài gồm những gì? Văn khấn cúng ra sao và lưu ý gì để may mắn, thịnh vượng cả năm? Trong bài viết này Thăng Long đạo quán sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi trên.

1. Ý nghĩa cúng tất niên ông Thần Tài

Thần Tài có tên gọi khác Tài Bạch Tinh Quân hay Triệu Công Nguyên Soái, theo quan niệm của người phương Đông khi thờ cúng vị thần linh này sẽ giúp mang lại may mắn, tài lộc cho cả gia đình. Vậy nên rất nhiều hộ kinh doanh, buôn bán thờ vị thần này với mong muốn mọi việc sẽ thuận lợi, mua may, bán đắt. Công việc kinh doanh của bản thân và gia đình được thuận lợi

Cúng Thần Tài ngày cuối năm là lời cảm ơn của gia chủ đến vị thần linh này đã luôn giúp đỡ công việc của gia đình trong một năm qua. Và mong muốn rằng trong năm mới sắp tới ông Thần tài sẽ tiếp tục phù hộ cho gia đình, thu về nhiều tiền tài trong việc kinh doanh.

cúng thần tài

2. Cúng tất niên ông Thần Tài gồm những gì?

Lễ cúng ông Thần Tài ngày cuối năm bữa cơm cúng phải được chuẩn bị thịnh soạn hơn ngày thường. Tùy từng vùng miền mà sẽ có những món ăn cúng Thần Tài khác nhau và chủ yếu là lòng thành tâm muốn gửi đến các vị thần linh.

  • Nơi cúng

Chọn vị trí thờ Thần Tài vô cùng quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng đến việc các vị thần linh có nhận được lời cảm ơn và mong muốn của bạn hay không. Vậy cúng tất niên ông thần Tài ở đâu là đúng?

Bạn nên cúng ở chính nơi bạn đang kinh doanh, nếu không lập bàn thờ ở nơi kinh doanh mà lập ở nhà riêng thì bạn cần lưu ý: Không đặt mâm cỗ ở ngoài cửa hay ngoài sân. Trước khi cúng phải dọn dẹp nơi cúng sạch sẽ.

  • Lễ vật

Đồ lễ Thần tài vô cùng đơn giản, bạn không cần chuẩn bị cầu kỳ các món như mâm cỗ truyền thống. Bởi theo quan niệm xưa lễ vật dâng lên Thần Tài càng đơn giản lại càng được chú ý. Các lễ vật cần có khi cúng đó là:

  • Bộ Tam sên: Thịt heo luộc để cả miếng, 3 con tôm, 3 miếng thịt. Ở một số nơi người ta lại cúng một miếng thịt lợn quay, 1 con cá quả nướng, 1 con cua. Bởi người ta quan niệm rằng Thần Tài rất thích món heo quay.
  • Một bộ tiền vàng mã, nhiều nơi người ta còn mua vàng thật để thờ ông Thần Tài với mong muốn năm sau sẽ nhận được nhiều tài lộc hơn.
  • Một ít tiền lẻ
  • Một mâm ngũ quả hoặc một đĩa hoa quả tươi
  • Một đĩa bánh kẹo
  • Một đĩa gạo, đĩa muối
  • Một lọ hoa tươi, tùy thuộc theo vùng miền và mùa hoa mà lựa chọn hoa cho phù hợp. Có thể thờ hoa cúc, hoa hồng, hoa đồng tiền…
  • Chén rượu, chén nước
  • Trầu cau tươi
  • Nến cốc, nhang thơm

Xem thêm: Cúng tất niên gồm những món gì?

lễ cúng thần tài cuối năm

3. Bài văn khấn cúng tất niên ông Thần Tài ngày cuối năm

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

– Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.

– Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

– Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.

– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.

– Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ ……………..

Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm …………..

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………………………………………….

Ngụ tại:…………………………………………………………………………………………..

Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.

Hôm nay là ngày 30 tết chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên địa Tôn thần, phụng hiến tổ tiên, truy niệm chư linh. Theo như thường lệ tuệ trừ cáo tế cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận.

Nam Mô A-di-đà Phật (cúi lạy).

Nam Mô A-di-đà Phật (cúi lạy).

Nam Mô A-di-đà Phật (cúi lạy)

cúng tất niên ông thần tài

4. Lưu ý khi cúng ông Thần Tài ngày cuối năm

Cúng ông Thần Tài ngày cuối năm không cần chuẩn bị quá cầu kỳ, nhiều món ăn, chỉ cần thành tâm gửi đến các vị thần linh là được. Để buổi lễ cúng Thần tài được suôn sẻ, thuận lợi thì bạn cần chú ý đến những vấn đề sau:

  • Khi làm lễ thì phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự, rửa tay sạch sẽ, thành tâm và nghiêm túc khi khấn.
  • Không để các vật nuôi trong nhà làm động đến bàn thờ như vậy gia chủ sẽ đắc tội với các vị thần linh.
  • Trước khi cúng thì nên lau dọn bàn thờ sạch sẽ. “Tắm” cho Thần Tài bằng khăn sạch với nước lá bưởi hoặc nước pha rượu.
  • Sau khi cúng xong thì nên cất gạo, muối đi để dùng. Nếu rơi vãi gạo muối ra ngoài thì gia chủ sẽ mất lộc.
  • Đồ cúng là bộ tam sên cũng giống như gạo muối, nên chia cho người trong nhà thụ lộc. Không nên chia cho người ngoài, tránh mất lộc, chia sẻ lộc.
  • Vàng mã thì nên đốt ngoài cửa quán hoặc cửa nhà. Còn rượu và nước thì nên đứng từ bên ngoài hất vào nhà để tượng trưng cho việc lộc vào nhà.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho bạn về vấn đề Cúng tất niên ông Thần Tài, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về lễ cúng này. Hãy thường xuyên theo dõi Thăng Long đạo quán để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé. Nếu thấy bài viết hay và bổ ích hãy chia sẻ cho mọi người cùng tham khảo nhé.

Hoặc để thuận tiện hơn cho việc cập nhật thông tin phong thủy hàng ngày bạn có thể sử dụng ứng dụng trên điện thoại di động. Khi tải ứng dụng bạn sẽ có thể xem luận giải lá số tử vi, bát tự miễn phí, cách cải vận bổ khuyết bằng số điện thoại, số tài khoản… Tải và cài đặt ứng dụng phù hợp với điện thoại của mình tại đây: