Mâm cỗ cúng tất niên có thể thiếu gà, thịt, giò, chả, nem nhưng chắc chắn không thể thiếu bát cơm. Đây không chỉ là món ăn hằng ngày của mỗi người dân Việt mà còn là vật phẩm thờ mang ý nghĩa đặc biệt. Hãy theo dõi bài viết sau để cùng Thăng Long đạo quán tìm hiểu cúng tất niên mấy chén cơm

1. Ý nghĩa cơm cúng tất niên

Cơm không phải là món ăn gì xa lạ với người Việt nhưng ít ai hiểu rõ ý nghĩa của món ăn này trong tập tục thờ phụng tâm linh. Theo tín ngưỡng dân gian, cơm cúng được xem là biểu tượng cho linh khí đất trời, là tượng trưng của sự thuần khiết, no đủ, tròn đầy. Bên cạnh đó, món ăn này còn là cách gia chủ thể hiện lòng thành kính đối với ông bà tổ tiên và tâm nguyện ước được ấm no, đủ đầy.

Ngoài ra, việc dâng cơm lên mâm cỗ cúng nói chung, cúng tất niên nói riêng đều xuất từ quan niệm “sống sao thác vậy”. Cụ thể là dâng cơm cúng thể hiện cách đối đãi, lòng kính mến của người sống với người đã khuất không hề thay đổi, vẫn như lúc sinh tiền. Mặt khác, tùy vào từng văn hóa phong tục từng miền mà mỗi gia đình sẽ biết cách cúng tất niên mấy chén cơm. Hy vọng đọc xong bài viết cúng tất niên mấy chén cơm bạn đã phần nào hiểu rõ hơn.

Cơm là món ăn thờ phụng không thể thiếu trong mâm cỗ cúng tất niên.
Cơm là món ăn thờ phụng không thể thiếu trong mâm cỗ cúng tất niên.

2. Cúng tất niên mấy chén cơm?

Chắc hẳn không ít người đã trải qua nhiều năm chuẩn bị mâm cỗ cúng tất niên nhưng vẫn băn khoăn dâng mấy chén. Theo đó, 3 vùng miền Bắc – Trung – Nam lại có cách cúng cơm khác nhau. Vậy cơm cúng xới mấy bát?

Cụ thể, người miền Bắc thường hay bới 1 hoặc 5 bát cơm sau đó để chung vào mâm cỗ. Đặc biệt, khi bới cơm họ chỉ xới 1 lần duy nhất, có thể vơi hoặc cao hơn mép bát. Còn người miền Trung và miền Nam lại thường xới cơm vào tô to hoặc đĩa. Cơm được xới và nặn vuông vắn đầy đủ. Thông thường cúng tất niên, họ sẽ cúng 3 hoặc 6 chén cơm.

➡️Nhưng theo các chuyên gia phong thủy, đồ dâng lên ông bà tổ tiên, Thần Phật quan trọng ở sự thành tâm, chứ không nhất thiết cúng kiếng theo một quan niệm nào. Do đó, cúng tất niên mấy chén cơm đều tùy thuộc vào mỗi gia đình.

3. Mâm cơm cúng 30 Tết tất niên đầy đủ

Tất niên ngày càng cận kề, các thành viên trong gia đình vui vẻ cùng nhau chuẩn bị mâm cỗ cúng. Có thể là mâm cỗ chay hoặc mặn. Nếu thuộc dạng mặn thì mâm cỗ cúng tất niên sẽ gồm: bánh chưng hoặc bánh tét, giò, chả, nem, canh măng, mọc, thịt đông, nem, xôi gấc, thịt gà, thịt luộc, dưa hành,….Tùy vào văn hóa từng vùng miền mà gia chủ sửa soạn mâm cỗ mặn đủ đầy theo ý mình.

>>> Xem thêm:Gợi ý món ăn cúng tất niên theo truyền thống 3 miền

Mặt khác, nếu gia chủ chọn làm mâm cỗ chay thì sẽ đơn giản hơn với các món bánh chưng không nhân thịt, xôi, canh rau củ, rau củ luộc, nem chay, hành muối, chè (xôi chè hoặc chè cho, chè kê, chè trôi nước,…). Ngoài mâm cỗ thì cúng tất niên còn có thêm mâm ngũ quả và các lễ vật khác (hương, hoa, tiền vàng mã, rượu, trà, trầu cau).

Cúng tất niên không cần mâm cao cỗ đầy chỉ cần đủ thành tâm.
Cúng tất niên không cần mâm cao cỗ đầy chỉ cần đủ thành tâm.

4. Cách cúng mâm cơm ngày Tết

Cách cúng ở đây chính là sử dụng văn khấn, mời Tổ tiên về xơi cơm cùng con cháu gia đình trong mấy ngày Tết, dưới đây là bài khấn vào mùng 1 để quý anh chị cùng tham khảo (Nguồn: Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin):

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật

Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, đường thượng tiên linh, và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc.

Hôm nay là ngày mồng 1 tháng Giêng năm ……, chúng con là:…… hiện cư ngụ tại số nhà ……, ấp/ khu phố ….., xã/phường …………, quận/huyện ………, tỉnh/thành …………

Nay theo tuế luật, âm dương vận hành tới tuần Nguyên đán, mồng một đầu xuân, mưa móc thấm nhuần, đón mừng năm mới.

Con cháu tưởng niệm ân đức tổ tiên như trời cao biển rộng, khôn đem tấc cỏ báo đáp ba xuân.

Do đó, chúng con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, oản quả hương hoa kính dâng trước án.

Kính mời các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, bá thúc đệ huynh, cô di tỷ muội, nam nữ tử tôn nội ngoại, cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng về linh sàng, phù hộ độ trì con cháu, năm mới an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hanh thông, bốn mùa không hạn ách nào xâm hại, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.

Tín chủ chúng con đồng tâm kính mời các vị vong linh, tiền chủ, hậu chủ ở trong đất này cùng về hâm hưởng, phù hộ cho chúng con được bách sự như ý, vạn sự cát tường.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin chứng giám phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Trên đây là những thông tin do Thăng Long đạo quán tìm tòi và tổng hợp. Nếu quý vị cảm thấy bài viết giúp mình giải đáp được vấn đề “cúng tất niên mấy chén cơm” hay có ích cho cẩm nang phong tục Tết cổ truyền Việt thì hãy để lại đánh giá cho chúng tôi. Đó sẽ là động lực để Thăng Long đạo quán tiếp tục tìm hiểu và chia sẻ những kiến thức có ích về phong thủy cho quý vị.

Chúc quý bách gia vạn sự bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc!

Xem thêm: