Mùng 5 tháng 5 hay còn gọi là Tết Đoan Ngọ (Tết giết sâu bọ). Vào ngày này, ngoài cúng gia tiên và Ngọc Hoàng thì dân gian còn cúng các vị thần linh, trong đó có Thần Tài. Vậy cúng Thần Tài mùng 5 tháng 5 có ý nghĩa gì, mâm lễ và văn khấn như thế nào? Hãy cùng theo dõi qua bài viết sau.

1.  Cúng Thần Tài mùng 5 tháng 5 có ý nghĩa gì?

Hiện nay, ngoài cúng Thần Tài hàng ngày, mùng 1, Rằm hàng tháng thì nhiều gia đình còn cúng vị thần này vào mùng 5 tháng 5 âm lịch. Việc cúng Thần Tài ngày 5/5 có ý nghĩa:

  • Với những người làm nông thì mong muốn Thần Tài sẽ phù hộ, độ trì cho mùa màng bội thu.
  • Với những người làm ăn, kinh doanh, cúng Thần Tài ngày này thể hiện mong cầu vị thần này sẽ che chở, giúp cho gia chủ làm ăn phát đạt hơn, có thêm tài lộc trong những ngày tiếp theo.

Xem thêm:Tết Đoan Ngọ cúng ai?

Ý nghĩa cúng thần tài mùng 5 tháng 5

2. Mâm lễ cúng Thần Tài mùng 5 tháng 5

Mỗi vùng miền sẽ có mâm lễ cúng Thần Tài ngày 5/5 khác nhau. Do vậy, nội dung dưới đây sẽ chia sẻ mâm cúng Thần Tài ở 3 miền Bắc, Trung, Nam:

  • Mâm lễ cúng Thần Tài Tết Đoan Ngọ miền Bắc: gồm hương, 1 lọ hoa cúc, vàng mã, 3 chén nước, 1 bát rượu nếp đỏ, 1 đĩa xôi, 3 bát chè, 1 đĩa bánh tro, hoa quả theo mùa (vải, đào, mận…). Ngoài ra, một số nơi ở tỉnh Lào Cai còn cúng thêm bánh khúc.
  • Mâm lễ cúng Thần Tài 5/5 miền Trung: Trong mâm cúng ở miền Trung đều có các đồ ăn, lễ vật như ở miền Bắc. Tuy nhiên, thay vì cúng rượu nếp đỏ thì người ta dùng rượu nếp trắng. Rượu nếp trắng sẽ nén thành từng khối. Ngoài ra còn cúng thịt vịt nướng. Riêng người Huế thì cúng thêm chè kê.
  • Mâm cúng Thần tài mùng 5/5 miền Nam: gồm vàng mã, hương, 1 lọ hoa cúc, 3 chén nước, 1 bát rượu nếp trắng (làm thành viên tròn), 3 bát chè trôi nước, 1 đĩa bánh ú.

Trên đây là mâm cúng Thần tài 5/5 cơ bản. Tuy nhiên, việc chuẩn bị mâm lễ không nhất thiết phải đầy đủ tất cả các thứ trên. Gia chủ có thể thêm bớt một vài món sao cho hợp lý là được. Điều quan trọng nhất là ở lòng thành của gia chủ.

Mâm lễ cúng thần tài mùng 5 tháng 5

3. Văn khấn cúng Thần Tài Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch)

Thông thường, cúng Thần Tài sẽ cùng khoảng thời gian với lễ cúng gia tiên và các vị thần linh khác. Do vậy, văn khấn cúng Thần Tài cũng chính là văn khấn cúng tổ tiên và các vị thần linh. Dưới đây là văn khấn cúng Thần Tài ngày 5/5 âm lịch.

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

– Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ).

Tín chủ chúng con là: …

Ngụ tại: …

Hôm nay là ngày mồng 5/5 Âm lịch, nhằm ngày Tết Đoan ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần, cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ …, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

4. Những lưu ý khi cúng Thần Tài mùng 5 tháng 5

Khi cúng Thần Tài Tết Đoan Ngọ, gia chủ nên chú ý những vấn đề sau:

  • Gia chủ nên cúng Thần Tài vào chính Ngọ (11 – 13h trưa). Tuy nhiên, nếu không sắp xếp được thời gian cúng vào giờ đó thì gia chủ có thể cúng vào các khung giờ đẹp khác như giờ Mão (5-7h), giờ Thân (15-17h), giờ Dậu (17-19h). Quý vị chú ý không nên thắp hương vào buổi tối (từ 19h trở đi).

Xem thêm: Xem ngày, giờ tốt xấu để chọn giờ đẹp, giúp mọi việc suôn sẻ.

  • Nên ăn mặc chỉnh tề khi thắp hương.
  • Khi thắp hương, trong gia đình không nên xảy ra mâu thuẫn, cãi vã.
  • Gia chủ không nên cúng tiền âm phủ cho Thần Tài, bởi tiền âm phủ chỉ dùng khi cúng vong hồn.
  • Khi chuẩn bị đồ cúng, gia chủ không nên nêm nếm đồ ăn, bởi như vậy là không tôn trọng thần linh, gia tiên.

Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ các vấn đề liên quan đến việc cúng Thần Tài ngày 5/5. Hy vọng những kiến thức mà Thăng Long Đạo quán vừa chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn cúng Thần Tài Tết Đoan Ngọ hợp lý hơn. Để cập nhật nhanh chóng các kiến thức về ngày mùng 5/5 và các ngày lễ khác, hãy tải ứng dụng Thăng Long Đạo quán về điện thoại di động. Ngoài ra, khi dùng ứng dụng này, gia chủ còn được trải nghiệm miễn phí các công cụ hữu ích như xem lá số Bát tự/ Tử vi, xem tuổi, xem bát trạch, tìm cách cải vận bổ khuyết…

Tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo quán dành cho dòng máy Android và IOS tại đây: