Đại Thế Chí Bồ Tát là ai? Đây có phải là vị Bồ Tát chuyên dùng ánh sáng, trí tuệ để chiếu sáng khắp cõi tam giới để giúp chúng sinh thoát khỏi khổ đau? Thăng Long Đạo Quán xin được viết về Ngài qua những dòng dưới đây. 

1. Đại Thế Chí Bồ Tát là ai?

Các phật tử chuyên tâm tu tập cũng như nghiên cứu về Phật giáo chắc chắn sẽ nghe tới vị Đại Thế Chí Bồ Tát. 

Ngài có vị trí quan trọng, đại diện cho ánh sáng trí tuệ trong Phật giáo Đại Thừa, là bậc đại sĩ trợ tuyên chánh pháp cho Đức Phật A Di Đà ở Tây phương Cực Lạc.

dai-the-chi-bo-tat-la-ai
Đại Thế Chí Bồ Tát là ai? Hạnh nguyện của ngài là gì?

Một số tên khác của Ngài thường được biết đến đó là: Đắc Đại Thế Bồ Tát, Đại Tinh Tấn Bồ Tát, Vô Biên Quang Bồ Tát, Linh Cát Bồ Tát,… nhưng thường biết đến với cái tên vắn tắt là Thế Chí.

Trong Phật giáo, ngài có vị trí quan trọng bên cạnh Địa Tạng Vương Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát và Di Lặc Bồ Tát và Quan Thế Âm Bồ Tát.

1.1. Hình tượng Đại Thế Chí Bồ Tát 

Theo các hình ảnh được vẽ và mô tả lại qua các tư liệu lịch sử hàng ngàn năm, Đại Thế Chí Bồ Tát được miêu tả là vị Phật cạnh bên phải Phật A Di Đà. Ngài luôn đeo chuỗi anh lạc và trên tay luôn cầm cành hoa sen xanh. 

Kinh Quán Vô Lượng lại miêu tả Đại Thế Chí Bồ Tát có thân cao 80 muôn ức na. Da của Ngài mang màu vàng tử kim. Trong thiên quang của Ngài có 500 hoa báu, trong mỗi hoa báu lại có 500 đài báu, mỗi đài đều có quốc độ tinh diệu, nhục kế và cả bình báu. Hình tượng của Ngài hoàn toàn khác với Quan Thế Âm Bồ Tát.  

Còn theo Kinh A Lợi Đa La Đà La Ni A Nỗ Lực thì toàn thân cả hai vị Đại Thế Chí Bồ Tát và Quan Thế Âm Bồ Tát đều có toàn thân màu vàng. Nổi bật có ánh hào quang màu trắng tỏa ra. Đại Thế Chí Bồ Tát được mô tả rằng tay trái cầm hoa sen, tay phải cầm phất trần trắng. 

Kinh Mạn Đồ La Thai Tạng Giới nổi tiếng phái Mật Tông có chép rằng Đại Thế Chí Bồ Tát là vị thứ hai ở bên phương trên trong viện Quan Âm. Thân hình Ngài màu trắng, cầm trên tay hoa sen mới nở, tay phải của ngài gồm 3 ngón giữa và đặt ở trước ngực. Người ngồi ở trên bông hoa sen đỏ và mật hiệu chính là Trì Luân Kim Cương.

1.2. Hạnh nguyện của Ngài 

Phần tiếp theo của bài viết của Đại Thế Chí Bồ Tát là ai, Thăng Long Đạo Quán xin được nói về hạnh nguyện của Ngài: Trí. Trí là quan trọng nhất. Bởi chúng sinh trong thế gian ngập tràn trong tội lỗi cần được cứu vớt. Do đó, Phật phải tu qua các kiếp, có trí tuệ sáng suốt mới làm được. Trí tuệ cũng giúp con người tự ngộ, thoát dần khỏi những ràng buộc cõi trần. 

Ngài với Quan Thế Âm Bồ Tát chính là thị giả của đức Phật A Di Đà ở cõi Tây Phương Cực Lạc. Đây chính là Tây Phương Tam Thánh mà dân gian đã tôn thờ từ xưa. Bi của Quan Thế Âm và Trí của Đại Thế Chí chính là những điều mà con người tu tập đạt được mới có thể trở thành Phật. 

2. Truyền kỳ về Đại Thế Chí Bồ Tát

Đại Thế Chí Bồ Tát tiền thân là thái tử thứ hai của đời vua Chánh Niệm (tiền kiếp của Phật A Di Đà) và là em của thái tử Bất Huyền (chính là tiền kiếp của Quan Thế Âm Bồ Tát sau này). 

Sau này, cả ba người đều tu tập để trở thành Phật. 

dai-the-chi-bo-tat-la-ai
Tây Phương Tam Thánh trong Phật Giáo

Đức Đại Thế Chí được Như Lai thọ ký rằng: Trong tương lai vô lượng vô biên kiếp, sau khi Đức Phật Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Sơn Vương Như Lai nhập Niết-bàn (tức Quán Thế Âm Bồ Tát thành Phật trong tương lai), Đại Thế Chí Bồ Tát sẽ thay Phật tiếp quản chánh pháp và thế giới phương tây, thành Phật hiệu là Thiện Trụ Trân Bảo Sơn Vương Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế Tôn.

3. Thờ cúng Đại Thế Chí như thế nào?

3.1. Đặt tượng của Đại Thế Chí Bồ Tát 

Tượng và bàn thờ Phật nói chung và Đức Đại Thế Chí nói riêng có thể đặt ở vị trí trung tâm phòng khách, ở nơi đối diện với vị trí ngồi bình thường của chủ nhà. 

Bàn thờ Phật mang lại cảm giác an yên, thanh tịnh tâm hồn. Quý vị có thể xem thêm về phong thủy bàn thờ tại Thăng Long Đạo Quán. 

Ngoài ra, Nên đặt tượng Phật cao hơn tầm mắt vì nếu gia chủ để thấp hơn, sẽ phải đứng trên cao nhìn xuống, đó chính là bất kính. Chú ý nên đặt tượng nơi cách xa nguồn điện để tránh gây nhiễu loạn các nguồn năng lượng với nhau.

Bày tượng Phật tại phòng khách, bàn làm việc hoặc đối diện trước cửa nhà sẽ giúp gia chủ luôn thông thái, bình an và may mắn.

Đặc biệt tuyệt đối không nên đặt bàn thờ Phật hoặc tượng tại nơi được coi là dính bụi trần tục, ô uế theo đạo Phật như phòng ngủ, phòng vệ sinh, gần cầu thang, lối đi lại. 

3.2. Bài trí tượng và bàn thờ như thế nào?

Tượng Đại Thế Chí Bồ Tát và các vị Phật khác cần bài trí đúng chuẩn và đúng với địa vị  và danh vị để tránh bất kính. Một vài cách để quý phật tử và những ai nghiên cứu đạo Phật muốn thờ Phụng các ngài có thể cân nhắc. 

  • Thứ nhất: Thờ độc tôn một vị Phật hay Bồ Tát
  • Thứ hai: Thờ theo bộ, Những vị Phật và Bồ Tát hay thờ cùng với Đại Thế Chí Bồ Tát gồm Tây Phương Tam Thánh: Phật A Di Đà là Cung chủ của Tây Phương giới, Ngài ngồi ở vị trí trung tâm. Bồ Tát Ðại Thế Chí cầm cành hoa sen màu xanh đứng bên tay phải Ðức Phật A Di Ðà, bên tay trái là Bồ Tát Quán Thế Âm cầm nhành dương liễu và bình tịnh thủy. 
  • Thứ ba: Kết hợp hai kiểu thờ trên, nghiên cứu kỹ thứ bậc của các vị Phật, nhưng chỉ thích hợp trong nơi chùa chiền, không thích hợp thờ tại gia. 

Xem thêm: Ảnh hưởng của nghiệp quả đến phúc họa con người

4. Lời kết 

Hy vọng với những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ về chủ đề Đại Thế Chí Bồ Tát là ai sẽ giúp quý vị hiểu rõ hơn về Ngài. Đừng quên truy cập vào Thăng Long Đạo Quán để biết nhiều hơn về huyền học và phong thủy nhé. 

Những bài viết về đạo Phật tại TLĐQ: