Theo quan niệm của nhiều người, tên thương hiệu hợp phong thủy sẽ thu hút tài lộc, buôn may bán đắt. Vậy cần làm thế nào để có tên thương hiệu phù hợp? Các nguyên tắc trong quá trình đặt tên thương hiệu theo phong thủy là gì? Cùng đọc bài viết này của Thăng Long Đạo Quán để nắm được cách đặt tên thương hiệu theo phong thủy nhé!

Quy luật ngữ nghĩa khi đặt tên thương hiệu

Trong quan niệm của người văn hóa Á Đông, phong thủy luôn có một vị trí quan trọng, dẫn đường cho các quyết định quan trọng, giúp mọi người thuận lợi, suôn sẻ hơn trong công việc. Chính vì thế mà khi làm bất kỳ việc trọng đại nào người ta sẽ có xu hướng làm theo phong thủy, đặc biệt là đặt tên thương hiệu.

Khi đặt tên thương hiệu, chủ doanh nghiệp rất quan tâm đến ý nghĩa . Tùy vào từng ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm mà tên thương hiệu sẽ khác nhau.

Thông thường, khi đặt tên thương hiệu người ta sẽ sử dụng các tính từ mô tả, có ý nghĩa tốt như:

  • May mắn: Tài lộc, phát tài, hưng thịnh, phúc thịnh, thành đạt,…
  • Uy tín: Bảo tín, trung tín, đại tín,…
  • Sự khát vọng: Tiến bộ, tiên phong,…
Quy luật đặt tên thương hiệu theo phong thủy
Quy luật đặt tên thương hiệu theo phong thủy

Quy luật đặt tên thương hiệu theo ngũ hành

Để nắm rõ quy luật đặt tên thương hiệu theo ngũ hành, thu hút tài lộc, vận may bạn hãy theo dõi ở nội dung cụ thể trong phần này nhé.

Cách tính mệnh chủ doanh nghiệp theo ngũ hành

Tính mệnh của chủ doanh nghiệp theo ngũ hành như sau: Năm sinh (âm lịch)/ mệnh = Can + Chi

Trong trường hợp kết quả ra lớn hơn 5 thì phải trừ đi 5 để ra được mệnh. Một số quy ước cần nhớ:

  • Số thiên can: Giáp – Ất quy nước 1, Đinh quy ước 2, Mậu – Kỷ quy ước 3, Canh – Tân quy ước 4, Nhâm – Quý quy ước 5.
  • Số địa chi: Các tuổi Tý – Sửu – Ngọ – Mùi quy ước 0, tuổi Dần – Mão – Thân – Dậu quy ước là 1, tuổi Thìn – Tỵ – Tuất – Hợi quy ước là 2.
  • Giá trị mệnh ngũ hành: Kim (quy ước 1), Thủy (quy ước 2), Hỏa (quy ước 3), Thổ (quy ước 4), Mộc (quy ước 5).

VÍ DỤ: Bạn sinh năm 1997 (Đinh Sửu), có thiên can là Đinh, địa chi là Sửu. Mệnh mộc của bạn sẽ được tính như sau: Mệnh = Can + Chi = 2 + 0 = 2 (mệnh Thủy).

Tham khảo một số từ thuộc các mệnh

Để đặt được tên thương hiệu phù hợp, bạn có thể tham khảo thêm một số từ thuộc các mệnh như sau:

  • Mệnh Thủy: Phú, phượng, hồng, bích, phúc,…
  • Mệnh Hỏa: Độ, đường, lạc, kim, điểm,…
  • Mệnh Mộc: Quý, quan, quảng, cung, khổng,…
  • Mệnh Thổ: Thạch, bảo, châu, điền, sơn,..

Một khi các tên ghép lại cùng nhau thì phải tuân thủ quy luật để đem lại sự may mắn cho người chủ. Ví dụ:

  • Thủy – Mộc (Thủy sẽ có vai trò nuôi dưỡng cho Một lớn lên)
  • Mộc – Hỏa (Mộc có vai trò làm Hỏa thêm thịnh vượng)
  • Hỏa – Thổ (Hỏa có vai trò làm Thổ thuần khiết, trong sáng hơn)
  • Kim – Thủy (Kim có vai trò làm cho Thủy thêm dồi dào, tràn đầy năng lượng)

Tính chất ngũ hành của từ

Có thể bạn chưa biết, từ ngữ cúng có tính chất ngũ hành riêng. Căn cứ vào chữ cái đầu tiên mà ta sẽ biết nó thuộc hành gì. Ví dụ:

  • Hành Kim sẽ bắt đầu bằng các từ: C, Q, R, S, X
  • Hành Mộc sẽ bắt đầu bằng các từ: G, K
  • Hành Thủy sẽ bắt đầu bằng từ: Đ, B, P, H, M
  • Hành Hỏa sẽ bắt đầu bằng các từ: D, L, T, V, N, J
  • Hành Thổ sẽ bắt đầu bằng các từ: A, Y, E, U, O, I

Quy luật đặt tên thương hiệu theo âm dương

Đặt tên thương hiệu theo âm dương
Đặt tên thương hiệu theo âm dương

Để biết chính xác từ đó có tính âm hay dương thì bạn cần phải căn cứ vào dấu mà nó mang: Dấu sắc, huyền, ngã, nặng, hỏi, ngang.

  • Đối với từ có vần gồm dấu: Sắc, hỏi, ngã, nặng là từ tính dương.
  • Đối với từ có dấu: Huyền hoặc không dấu là từ tính âm.
  • Tổ hợp tên tốt, đem lại may mắn: Dương – âm, âm – âm – dương, âm – dương – dương.
  • Tổ hợp tên xấu, đem đến điềm xui: Âm – dương – âm, dương – âm – dương.

Quy luật số nét của từ trong tên thương hiệu

Trong phong thủy, số nét của từ và số nét của tên thương hiệu phản ánh thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Khi đặt tên cho thương hiệu bạn cần phải để cho tổng số nét trong tên là: 3, 5, 6, 8, 11, 13, 15, 16, 17, 17, 21, 23, 24, 25, 29, 31, 35, 37, 38, 48, 52, 63, 65, 67, 68, 73, 75, 77, 78, 80, 81, 83, 84, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 97, 98, 99, 100.

Khi tổng số nét đảm bảo trong khoảng trên sẽ giúp chủ doanh nghiệp gặp nhiều may mắn trong việc buôn bán, kinh doanh của mình.

Bên cạnh đó bạn cũng cần nắm được quy ước số nét của từng chữ, cụ thể như sau:

  • Chữ C, S, O (có 1 nét)
  • Chữ D, I, L, P, Q, Y, Ơ, X, T, U, V (có 2 nét)
  • Chữ A, B, H, K, R, Đ, G, Ư, N (có 3 nét)
  • Chữ E, M (có 4 nét)
  • Chữ Ă (có 5 nét)
  • Chữ Ê (có 6 nét)
  • Các dấu: Sắc, huyền, hỏi, nặng, ngã (có 1 nét)

Cách đặt tên thương hiệu dựa vào tên cá nhân và địa điểm

Bên cạnh đó người ta còn hay sử dụng tên cá nhân hoặc địa điểm để đặt cho tên thương hiệu của mình để truyền tải thông điệp ý nghĩa. Để biết cách đặt ra sao, bạn hãy đọc nội dung của phần này nhé.

Đặt tên thương hiệu dựa vào địa điểm

Địa điểm ở đây có thể là địa điểm của chủ doanh nghiệp hoặc có liên quan đến thương hiệu, sản phẩm của công ty. Ví dụ: Đạm Cà Mau, Cà phê Tây Nguyên, Nước mắm Phú Quốc,… Tuy nhiên, khi đặt tên thương hiệu theo địa điểm thì bạn cũng phải tuân thủ các quy tắc phong thủy trên.

Đặt tên thương hiệu dựa vào tên cá nhân

Đặt tên thương hiệu theo tên cá nhân cũng khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Tên thương hiệu sẽ đặt theo nguyên tắc sau: Họ + tên, chữ lót + tên, tên + học, họ + chữ lót + tên,… Ví dụ: Nguyễn Kim, Minh Toản, Ngọc Hằng,… Khi đặt theo tên cá nhân bạn cũng phải lưu ý tuân thủ các quy tắc phong thủy ở trên.

Các lưu ý khi đặt tên thương hiệu

Khi đặt tên thương hiệu theo phong thủy nhằm thu hút tài lộc, vận may bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tên thương hiệu, tên doanh nghiệp phải dễ phát âm, ngắn gọn, súc tích từ 2-3 âm tiết nhưng vẫn truyền tải được thông điệp.
  • Nên tránh đặt tên làm hạn chế phạm vi hoạt động của doanh nghiệp.
  • Cần phải cân nhắc khi đặt tên nước ngoài hoặc tiếng Việt. Tên tiếng Việt sẽ đem lại cảm giác gần gũi, làm khách hàng dễ nhớ nhưng khó vươn ra thị trường quốc tế.
  • Tuyệt đối không đặt tên thương hiệu trùng với doanh nghiệp khác. Điều này dễ làm khách hàng nhầm lẫn, hiểu nhầm về thương hiệu.
  • Không đặt tên thương hiệu trùng với tổ chức chính trị, cơ quan nhà nước.
  • Không dùng từ, ký hiệu vi phạm văn hóa, truyền thống, đạo đức, thuần phong mỹ tục của nhân dân.

Lời kết

Cách đặt tên thương hiệu theo phong giúp chủ doanh nghiệp thu hút tiền tài, vận may, con đường buôn bán phát triển. Đặc biệt nó còn giúp truyền tải thông điệp ý nghĩa đến khách hàng. Hy vọng qua nội dung chia sẻ này bạn đã nắm được cách đặt phù hợp. Bạn có thể tham khảo công cụ hỗ trợ ĐẶT TÊN CẢI VẬN BỔ KHUYẾT của TLĐQ để có những gợi ý cho những tên phù hợp nhất.

Nếu có bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần luận giải chi tiết, đừng quên để lại bình luận hoặc liên hệ HOTLINE: 1900.3333 để được giải đáp thắc mắc!

Tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo Quán theo Android hoặc iOS tại đây: